Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Tại sao răng bị ê buốt?

Răng ê buốt hay răng nhạy cảm là tình trạng phổ biến trong các bệnh lý về răng. Vậy nguyên nhân nào khiến răng ê buốt và cách phòng ngừa thế nào?

Răng ê buốt ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Nguyên nhân khiến răng ê buốt

Thực tế, có rất nhiều nguyên nhân khiến răng bạn bị ê buốt, điển hình như:

  • Đánh răng quá mạnh
  • Nứt răng
  • Do tẩy trắng răng hoặc các thủ thuật nha khoa khác
  • Bệnh nướu răng
  • Nghiến răng
  • Tích tụ mảng bám
  • Ăn thực phẩm có tính acid...

Cách phòng ngừa răng ê buốt thế nào?

Chăm sóc men răng là chìa khóa để ngăn ngừa răng ê buốt, nhạy cảm. Men răng là lớp cứng bên ngoài giúp bảo vệ răng của bạn. Để ngăn ngừa hoặc giảm thiểu tổn thương men răng, bạn cần:

  • Thực hiện vệ sinh răng miệng tốt: Đánh răng và dùng chỉ nha khoa đúng cách sẽ giúp bảo vệ sức khỏe răng miệng, từ đó giảm nguy cơ răng nhạy cảm.
  • Không chải quá mạnh: Đánh răng quá mạnh hoặc sử dụng bàn chải đánh răng có lông cứng sẽ khiến men răng bị mòn.
  • Tránh thực phẩm có tính acid: Thường xuyên ăn thực phẩm có tính acid có thể làm giảm men răng và dẫn đến lộ ngà răng, gây ê buốt răng.
  • Sử dụng các sản phẩm có fluoride: Fluoride có thể tăng cường men răng và giúp bảo vệ chống lại sự nhạy cảm. Vì vậy, bạn có thể tham khảo ý kiến nha sĩ về việc sử dụng kem đánh răng có chứa fluoride.
  • Giải quyết kịp thời các vấn đề về răng miệng: Nếu bạn bị sâu răng, nứt răng hoặc bệnh nướu răng, hãy đến gặp nha sĩ càng sớm càng tốt. Những vấn đề về răng miệng này có thể gây ra tình trạng răng ê buốt nếu không được điều trị.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Infographic: Răng nhạy cảm do nguyên nhân nào và phải xử lý ra sao?

Lê Tuyết - Theo suckhoecong
Bình luận
Tin mới
  • 18/09/2024

    Mỗi phút tiếp xúc ánh sáng xanh phá hủy hàng triệu tế bào nhãn cầu

    Công nghệ xâm nhập ngày càng sâu rộng vào đời sống khiến hầu hết trẻ em ngày nay dành hàng giờ liền trước các thiết bị số như điện thoại, tivi và máy tính bảng.

  • 18/09/2024

    Nên bắt đầu cho trẻ tập luyện thể thao như thế nào?

    Bất cứ độ tuổi nào cũng cần tập luyện thể thao vì tập luyện thể thao mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khoẻ. Trẻ em có thể bắt đầu tập luyện thể thao từ rất sớm để hình thành thói quen tập luyện hàng ngày cho trẻ.

  • 17/09/2024

    Ngủ 6 tiếng mỗi ngày có được coi là đủ?

    Việc cắt bớt thời gian ngủ có thể gây nhiều tác hại nghiêm trọng đến sức khỏe.

  • 17/09/2024

    Giải mã những hiểu lầm về Vitamin K2

    Vitamin K2, còn được gọi là menaquinone, là một loại vitamin thiết yếu đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe của xương và tim mạch. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều hiểu lầm xung quanh tác dụng của vitamin này.

  • 16/09/2024

    Làm thế nào để tăng cường khả năng ghi nhớ?

    Việc mắc kẹt trong thói quen lặp đi lặp lại có thể khiến chức năng nhận thức, ghi nhớ bị suy giảm.

  • 16/09/2024

    7 cách phòng ngừa tăng huyết áp

    Huyết áp cao, còn được gọi là tăng huyết áp, làm tăng nguy cơ mắc nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, tăng huyết áp có thể dẫn đến bệnh tim, đột quỵ và bệnh thận, cùng nhiều nguy cơ sức khỏe khác.

  • 15/09/2024

    5 thói quen làm suy yếu hệ miễn dịch

    Một số thói quen tưởng chừng lành mạnh lại có thể âm thầm làm suy yếu hệ miễn dịch, ảnh hưởng xấu tới sức đề kháng và sức khỏe nói chung.

  • 15/09/2024

    Bổ sung vitamin K đúng cách cho trẻ em

    Vitamin K, cùng với các vitamin A, D, E là các vitamin tan trong dầu, đóng vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe, đặc biệt là sức khỏe trẻ em. Nếu như đối với các vitamin khác, hầu hết phụ huynh đều có ý thức bổ sung cho trẻ thông qua chế độ ăn và sử dụng các loại thực phẩm bổ sung theo chỉ định của bác sĩ, thì với vitamin K, đặc biệt là vitamin K2, nhiều phụ huynh vẫn còn băn khoăn về việc có nên bổ sung vitamin K cho trẻ hay không và bổ sung như thế nào cho hợp lý?

Xem thêm