Sợi bã nhờn là gì?
Sợi bã nhờn xuất hiện dưới dạng các sợi dài nhỏ, màu trắng hoặc ngả vàng. Đây là thành phần hình thành tự nhiên khi tuyến bã nhờn hoạt động để giữ ẩm, ngăn ngừa mất nước qua da. Tuy nhiên, khi quá nhiều dầu nhờn tích tụ cùng tế bào chết, các sợi bã nhờn sẽ hơi trồi lên trên bề mặt da, khiến các lỗ chân lông lộ rõ hơn.
Nguyên nhân dẫn tới hình thành sợi bã nhờn là do tuyến bã nhờn hoạt động quá mức, kết hợp với hiện tượng tế bào chết tích tụ quanh lỗ chân lông. Bã nhờn được hình thành từ cholesterol, acid béo tự do, squalene và diglyceride; Đồng thời chịu ảnh hưởng của hormone trong cơ thể.
Sợi bã nhờn khác với mụn đầu đen, vốn hình thành do lỗ chân lông bị tắc nghẽn, khiến dầu thừa trên da và tế bào chết bị oxy hóa và chuyển đen.
Vùng da thường có sợi bã nhờn là cánh mũi, các vùng chữ T tiết nhiều dầu như cằm, trán. Dù không phải vấn đề da liễu đáng lo ngại, bạn vẫn nên làm sạch sợi bã nhờn để kiềm dầu cho da, cải thiện độ mịn màng và thu nhỏ lỗ chân lông.
Cách làm sạch sợi bã nhờn trên da mặt
Vệ sinh làn da thường xuyên
Thói quen rửa mặt, chăm sóc da không kỹ càng là một trong những yếu tố khiến sợi bã nhờn tích tụ trên da. Hàng ngày, bạn nên làm sạch da với sữa rửa mặt có độ pH cân bằng (từ 4,5 - 5,5), chứa thành phần nhẹ dịu.
Nếu thường xuyên trang điểm và dùng kem chống nắng, bạn nên kết hợp thêm nước tẩy trang hoặc dầu tẩy trang trước khi rửa mặt. Bước chăm sóc da đơn giản này lại đem lại hiệu quả cao trong quá trình kiểm soát sợi bã nhờn trên da.
Tẩy tế bào chết
Lớp tế bào chết tích tụ cùng dầu nhờn, bụi bẩn sẽ gây nên sợi bã nhờn cùng nhiều khuyết điểm trên da. Bạn nên sử dụng mỹ phẩm có khả năng tẩy tế bào chết ở mức nhẹ dịu trên vùng da có nhiều sợi bã nhờn. Tránh dùng sản phẩm có mức độ ma sát hoặc chứa hoạt chất quá mạnh, dễ gây kích ứng da.
Acid salicylic là một trong những dạng BHA có khả năng tẩy tế bào chết, “hòa tan” bã nhờn tích tụ trong lỗ chân lông hiệu quả. Bạn có thể bắt đầu dùng kem dưỡng, sữa rửa mặt hoặc toner có chứa BHA ở nồng độ thấp nhất để làm sạch sợi bã nhờn. Đừng quên dùng kem chống nắng hàng ngày khi bổ sung BHA vào chu trình chăm sóc da.
Dùng mặt nạ đất sét
Đắp mặt nạ đất sét cho vùng da nhiều sợi bã nhờn như mũi, cằm, trán.
Mặt nạ chứa thành phần đất sét cũng là lựa chọn lý tưởng cho chị em đang “đau đầu” vì sợi bã nhờn trên mũi, cằm. Đất sét có thể hấp thụ dầu nhờn và lấy đi bụi bẩn trên da, hỗ trợ kiềm dầu. Lưu ý, người có làn da khô không nên dùng mặt nạ đất sét.
Sau khi đắp mặt nạ đất sét theo đúng hướng dẫn, bạn nên làm sạch da và cân bằng độ ẩm cho da bằng kem dưỡng ẩm không chứa thành phần gây bít tắc lỗ chân lông (như dầu dừa, silicone, lanolin…).
Dưỡng ẩm cho da đúng cách
Sai lầm mà chị em thường mắc phải là bỏ qua bước dưỡng ẩm khi gặp tình trạng da dầu, nhiều sợi bã nhờn. Nếu da không được cung cấp đủ độ ẩm cần thiết, các tuyến bã nhờn sẽ hoạt động tăng cường, tiết ra nhiều dầu hơn.
Vì vậy, bạn nên nhớ dưỡng ẩm cho da sau bước rửa mặt. Khi tìm mua kem dưỡng ẩm và mỹ phẩm phù hợp cho làn da nhiều sợi bã nhờn, hãy ưu tiên sản phẩm không chứa dầu, có nhãn “không gây bít tắc lỗ chân lông” (non-comedogenic/non-pore-clogging).
Dùng miếng dán lột mụn
Miếng dán mặt nạ dạng lột giúp lấy đi sợi bã nhờn nhanh chóng, nhưng không nên lạm dụng.
Miếng dán lột mụn dùng cơ chế vật lý để “giải phóng” lỗ chân lông khỏi các sợi bã nhờn sâu bên trong. Chúng thường được thiết kế thành các miếng vừa vặn cho vùng mũi, trán hoặc cằm thường có sợi bã nhờn.
Cách sử dụng khá đơn giản: Bạn chỉ cần làm ẩm da, dán miếng lột mụn lên đó, chờ miếng dán khô cứng lại thì bóc ra. Miếng dán lột mụn lấy đi các đầu sợi bã nhờn, đem lại làn da mịn màng ngay sau khi dùng.
Tuy nhiên, dùng sản phẩm này quá thường xuyên có thể làm lỗ chân lông to hơn, lấy đi lớp dầu tự nhiên của da, gây kích ứng. Bạn nên cân nhắc kỹ càng trước khi tìm tới giải pháp này.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Phát triển thành công da nhân tạo đủ nang lông và tuyến bã nhờn.
Để hạn chế tình trạng loãng xương cơ thể cần cung cấp đủ vitamin D và canxi theo nhu cầu của từng lứa tuổi qua chế độ ăn khoa học, đủ dinh dưỡng và giàu canxi.
Trong những năm gần đây, ô nhiễm không khí đã trở thành một trong những vấn đề môi trường nghiêm trọng nhất, ảnh hưởng sâu rộng đến sức khỏe con người ở mọi lứa tuổi. Đặc biệt, trẻ nhỏ đang ở giai đoạn phát triển thể chất và thần kinh lại là nhóm đối tượng dễ tổn thương nhất.
Quả vải tuy ngon miệng và bổ dưỡng nhưng cũng cần đi lưu ý một số điều khi ăn để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, đặc biệt là với một số đối tượng.
Thời tiết thất thường có khiến bạn cảm thấy khó chịu. Trời mưa bạn sẽ cảm thấy buồn chán còn trời nắng bạn sẽ cảm thấy vui tươi hơn. Bạn đã bao giờ thắc mắc tại sao cảm xúc của bạn luôn thay đổi khi thời tiết thay đổi hay chưa? Đặc biệt là vào lúc giao mùa? Vậy hãy cùng Viện Y học ứng dụng tìm hiểu thêm với bài viết dưới đây
Ăn rau quả nhiều màu sắc hay còn gọi là 'ăn cầu vồng' không chỉ đơn giản là cách trang trí món ăn hấp dẫn mà còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Sốt xuất huyết là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do vi rút Dengue gây ra, lây lan chủ yếu qua vết đốt của muỗi Aedes aegypti. Mặc dù bệnh có thể ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi, trẻ nhỏ lại là đối tượng đặc biệt dễ bị tổn thương do hệ miễn dịch còn non yếu.
Mùa hè với những ngày nắng nóng kéo dài không chỉ là thời điểm để thư giãn mà còn là cơ hội tuyệt vời để người cao tuổi tham gia các hoạt động thể thao dưới nước. Đây là hình thức vận động nhẹ nhàng, ít gây áp lực lên cơ thể, đồng thời mang lại nhiều lợi ích sức khỏe vượt trội.
Đau thắt lưng là một trải nghiệm phổ biến đối với nhiều người. Nó thường có thể dẫn đến đau, ngứa ran hoặc tê ở phần thân dưới. Có nhiều nguyên nhân gây đau thắt lưng, phổ biến nhất bao gồm căng cơ, tư thế xấu và tuổi tác.