Thật khó để tưởng tượng rằng bạn bè, người thân của bạn hay một người nổi tiếng nào đó đã tự sát. Tự sát có thể chẳng có dấu hiệu cảnh báo nào, và nhiều lúc bạn tự hỏi liệu mình đã bỏ qua một vài nguyên nhân nào đó hay không? Thường thì có khá nhiều yếu tố dẫn đến quyết định tự sát ở một người bởi nó là một hành động được thực hiện trong thời điểm cảm xúc của bản thân đang mệt mỏi, căng thẳng trong thời điểm tức thời chứ không phải thực hiện sau một quá trình cân nhắc kỹ lưỡng.
1. Trầm cảm và các bệnh lý tâm thần
Mặc dù có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng lên quyết định tự sát nhưng nguyên nhân thường gặp nhất là do bản thân mỗi người đang có những cơn trầm cảm nặng. Nỗi đau đó lớn đến mức không thể tìm được cách nào xoa dịu, chỉ có thể kết liễu để quên đi.
Những bệnh lý tâm thần khác ngoài trầm cảm cũng có thể đóng một vai trò nhất định. Ví dụ, một người bị tâm thần phân liệt hoặc các bệnh lý thần kinh khác có thể nghe thấy những âm thanh “sai khiến” họ tự sát. Rối loạn lưỡng cực, bệnh lý khiến con người ta trải qua các giai đoạn tâm trạng hưng cảm và trầm cảm đan xen, cũng có thể làm tăng nguy cơ tự sát.
2. Rối loạn căng thẳng do sang chấn.
Đối với những trường hợp gặp sang chấn trong quá khứ, bao gồm bị lạm dục tình dục thời thơ ấu, bị cưỡng hiếp, bạo hành thể chất sẽ có nguy cơ tự tử cao hơn, thậm chí là nguy cơ sẽ còn lại rất nhiều năm sau khi sang chấn xảy ra. Nếu một người bị chẩn đoán mắc chứng rối loạn căng thẳng sau sang chấn hoặc có sự xuất hiện của nhiều sang chấn sẽ làm tăng nguy cơ mức tự tử lên.
3. Lạm dụng chất và suy nghĩ bốc đồng.
Ma túy và các đồ uống có cồn có thể tác động lên suy nghĩ của một người đang có ý muốn tự tử thực hiện hành vi này hơn so với lúc bình thường tỉnh táo. Ngoài ra, nó còn là một trong những yếu tố cấu thành nên nguyên nhân tự sát, ví dụ như mất việc, mất đi một mối quan hệ nào đó. Tất cả những yếu tố này cùng với nhau sẽ làm tăng nguy cơ tự tử lên rất nhiều.
4. Mất mát hoặc nỗi sợ hãi mất mát.
Một người có thể quyết định tự kết thúc cuộc đời mình khi đối mặt với một nỗi mất mát hoặc sự sợ hãi sẽ mất đi điều gì đó. Dưới đây là một số trường hợp điển hình:
Mời các bạn đón đọc phần hai của bài viết tại website: vienyhocungdung.vn
Mùa xuân đến, mang theo không khí ấm áp và sức sống mới cho vạn vật. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm giao mùa, khí hậu biến đổi thất thường, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, virus và mầm bệnh sinh sôi phát triển.
Ngày 2 tháng 4 hàng năm, thế giới cùng hướng về Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ – một sự kiện do Liên Hợp Quốc khởi xướng nhằm kêu gọi sự quan tâm sâu sắc hơn đến rối loạn phổ tự kỷ (ASD).
Mùa xuân là thời điểm giao mùa, khí hậu thất thường, hanh khô, độ ẩm thấp, dễ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ.
Tuổi mãn kinh không chỉ gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe sinh lý nữ, mà còn ảnh hưởng đến làn da. Chị em phụ nữ nên lưu ý điều gì khi chăm sóc da tuổi ngoài 40?
Giao mùa là thời điểm chuyển tiếp giữa các mùa trong năm, kéo theo sự thay đổi của thời tiết, khí hậu. Đối với người cao tuổi, giai đoạn này thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe do hệ miễn dịch suy giảm và cơ thể dần lão hóa.
Một nghiên cứu mới cho thấy, hoạt động thể chất vừa phải như đi bộ nhanh, yoga, làm vườn… mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong.
Các vấn đề dạ dày khi chạy bộ là một trong những nguyên nhân phổ biến gây khó chịu cho người chạy. Bạn có thể gặp tình trạng co thắt, đau bụng dẫn đến tiêu chảy trong khi chạy.
Hầu hết mọi người có thể ăn chanh hoặc uống nước chanh một cách an toàn nhưng vì chanh có tính acid nên nó có nguy cơ gây bất lợi cho một số trường hợp cụ thể. Vậy nhóm người nào nên hạn chế ăn chanh?