Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Tại sao lo lắng về sức khỏe đang gia tăng và cách tốt nhất để quản lý nó

Nếu bạn lo lắng mỗi cơn đau nhức, sưng tấy, cục u có thể là dấu hiệu của một căn bệnh nghiêm trọng, thì bạn có thể là 1 trong số ngày càng nhiều người lo lắng về sức khỏe.

Nếu bạn cảm thấy khó chịu ở ngực, bạn có tự động cho rằng đó là một cơn đau tim không? Hay bạn bị sổ mũi và ngay lập tức tin rằng đó là COVID-19?

Mặt khác, bạn có thể không có triệu chứng thực thể nào nhưng điều đó không ngăn bạn lo lắng rằng mình có thể bị ốm, vì vậy bạn Google về các bệnh mà bạn nghĩ mình có thể mắc phải và dành nhiều thời gian trong phòng chờ của bác sĩ gia đình.

Lo lắng về sức khỏe không phải là mới và ước tính có khoảng 4-5% số người gặp phải tình trạng này. Theo Phó giáo sư GP Grant Blashki, có cảm giác rằng nhiều người đã trải qua những lo lắng này kể từ sau đại dịch.

Phó giáo sư Blashki, cố vấn lâm sàng chính của Beyond Blue, cho biết: "Chúng tôi không biết COVID-19 đã làm cho nó trở nên tồi tệ hơn ở mức độ nào, nhưng đại dịch đã khiến nhiều người nhận thức rõ hơn về bệnh tật, các triệu chứng thực thể và tỷ lệ tử vong của chính họ".

Lo lắng về sức khỏe là gì?

Nhà tâm lý học lâm sàng Jonathan Gaston cho biết lo lắng về sức khỏe có thể là rối loạn triệu chứng cơ thể, tức là có những nỗi sợ hãi quá mức về một triệu chứng cụ thể – ví dụ, sợ rằng tàn nhang là ung thư da.

"Hoặc đó có thể là chứng rối loạn lo âu về bệnh tật, khi ai đó lo lắng quá mức rằng họ đang hoặc có thể bị bệnh nặng, ngay cả khi họ không có triệu chứng thực thể nào" - Jonathan, thuộc Phòng Thực hành rối loạn lo âu Sydney, cho biết - "Cả hai loại lo lắng về sức khỏe có thể dẫn đến việc ai đó liên tục tìm kiếm sự trấn an từ "Tiến sĩ" Google hoặc thường xuyên gặp bác sĩ gia đình của họ".

Trải qua một sự kiện sức khỏe quan trọng, chẳng hạn như một căn bệnh hoặc chấn thương khi còn trẻ, cũng có thể gây ra vấn đề lo lắng.

Dấu hiệu lo lắng về sức khỏe

Ở mỗi thời điểm khác nhau, mỗi người đều có những lo lắng về sức khỏe, vậy đâu là dấu hiệu cảnh báo tình trạng lo lắng về sức khỏe?

Cờ đỏ để theo dõi bao gồm những điều sau đây:

- Tìm kiếm sự trấn an liên tục từ bác sĩ đa khoa.

- Ám ảnh về các triệu chứng.

- Kiểm tra và xét nghiệm quá thường xuyên.

- Trải qua sự lo lắng ảnh hưởng đến thói quen hàng ngày và ảnh hưởng đến công việc, đời sống xã hội và các mối quan hệ của bạn.

Làm thế nào để được giúp đỡ cho sự lo lắng về sức khỏe

Nếu bạn lo lắng mình mắc chứng lo âu về sức khỏe, bác sĩ đa khoa của bạn là nơi tốt nhất để bắt đầu vì họ hiểu cả tình trạng thể chất và tâm lý. PGS Blashki cho biết, nếu bạn thường xuyên có các cuộc hẹn khám bệnh, bác sĩ đa khoa của bạn có thể đã biết rằng đây là một vấn đề tiềm ẩn và bạn cần được hỗ trợ.

Ông nói: "Đặt một cuộc hẹn thường xuyên với cùng một bác sĩ đa khoa để nói chuyện về bất kỳ vấn đề sức khỏe nào đang làm phiền bạn vì bác sĩ đa khoa hiểu rõ về bạn, có thể đảm bảo rằng các quyết định hợp lý được đưa ra về bất kỳ xét nghiệm hoặc điều trị nào khác".

Jonathan cho biết liệu pháp hành vi nhận thức, dạy mọi người thách thức suy nghĩ tiêu cực và thảm họa, là một phương pháp điều trị chứng lo âu đã được chứng minh và hiệu quả.

Ông nói: "Ngoài ra còn có các chương trình lo lắng trực tuyến… Đây không phải là thứ mà mọi người cần phải chung sống".

"Tôi nghĩ mình bị u não"

Khi Louise*, 27 tuổi, bị đau đầu thường xuyên trong vài tuần, cô tin rằng chúng rất nguy hiểm. Cô ấy đã đến gặp bác sĩ đa khoa của mình ba lần và trong khi ông ấy nói với cô ấy rằng rất có thể là do căng thẳng, cô ấy không chắc lắm.

Trước đây, Louise đã nhiều lần đến gặp bác sĩ của mình vì cô ấy tin rằng một nốt ruồi đã trở thành ung thư da. Các xét nghiệm cho kết quả ngược lại nhưng Louise vẫn băn khoăn trong nhiều tuần sau khi có kết quả về da.

Cùng với việc gặp bác sĩ gia đình, Louise đã hai lần đến khoa cấp cứu của bệnh viện địa phương để tìm kiếm sự giúp đỡ về chứng đau đầu của mình. Với sự tư vấn của bác sĩ đa khoa, cô ấy đã được giới thiệu đi chụp cộng hưởng từ để giúp cô ấy yên tâm hơn.

Louise nói: "Tôi rưng rưng nước mắt, không thể tập trung hay ngủ được và phải nghỉ làm – tôi nghĩ mình bị u não".

Kết quả chụp cộng hưởng từ rõ ràng và Louise không còn đau đầu kể từ khi nhận được kết quả. Cô ấy hiện đang gặp một nhà tâm lý học để giúp vượt qua sự lo lắng về sức khỏe của mình.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Lo lắng ảnh hưởng như thế nào đến sức khoẻ?

Theo vtv.vn
Bình luận
Tin mới
  • 05/10/2024

    Vitamin K1 và K2: trẻ sơ sinh nên bổ sung loại nào?

    Vitamin K rất cần thiết cho trẻ sơ sinh, và tình trạng thiếu hụt vitamin K ở trẻ sơ sinh xảy ra phổ biến ở nhiều quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam. Vậy trong giai đoạn này, nên bổ sung vitamin K dưới dạng K1 hay K2 cho trẻ? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

  • 04/10/2024

    Tắm khoáng nóng có giúp giảm cân không?

    Việc ngâm mình trong một vùng nước tự nhiên ấm áp, với tiếng chim hót xung quanh và không khí trong lành bên ngoài có thể giúp bạn cảm thấy thư giãn. Đôi khi một số người còn tin rằng tắm khoáng nóng giúp giảm cân. Vậy điều đó có đúng không? Cùng tìm hiểu câu trả lời và khám phá các lợi ích sức khỏe có thể có khi tắm khoáng nóng cùng Bác sĩ Dinh dưỡng VIAM nhé.

  • 03/10/2024

    Tại sao trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ cần bổ sung vitamin D3?

    Vitamin D có những vai trò rất quan trọng trọng việc hấp thu canxi, tham gia vào nhiều chức năng khác như tạo xương, miễn dịch, tăng trưởng. Việc thiếu hay thừa vitamin D đều để lại những ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh. Bổ sung vitamin D là điều được nhiều chuyên gia y tế khuyến cáo, tùy thuộc vào độ tuổi của trẻ - trong đó vitamin D3 là dạng bổ sung được khuyến nghị tốt nhất.

  • 02/10/2024

    Phòng ngừa ngộ độc thực phẩm sau mưa lũ

    Theo Tiến sĩ, bác sĩ Trương Hồng Sơn, Viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam, khi trời mưa nhiều, độ ẩm tăng cao sẽ tạo môi trường thuận lợi cho các vi khuẩn sinh sôi, do đó thức ăn dễ bị ôi, thiu, mốc và sinh ra độc tố gây ngộ độc thực phẩm.

  • 02/10/2024

    Cần lưu ý gì khi tiêm vaccine Qdenga phòng sốt xuất huyết?

    Vaccine Qdenga đang được khuyến nghị tiêm cho trẻ em trên 4 tuổi và người lớn để phòng chống sốt xuất huyết, cùng tìm hiểu về loại vaccine này qua bài viết sau đây.

  • 01/10/2024

    Tác động của Vitamin D với sức khỏe

    Vitamin D (còn được gọi là calciferol) là một loại vitamin tan trong dầu, có mặt trong một số thực phẩm tự nhiên. Vitamin D cũng được sản xuất nội sinh khi tia cực tím (UV) từ ánh sáng mặt trời chiếu vào da và kích thích quá trình tổng hợp vitamin D.

  • 30/09/2024

    Thừa cân béo phì ở trẻ em

    Về định nghĩa, thừa cân là tình trạng cân nặng vượt quá cân nặng “nên có” so với chiều cao. Còn béo phì là tình trạng tích lũy mỡ ở mức vượt quá và không bình thường một cách cục bộ hay toàn thể tới mức ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ.

  • 30/09/2024

    Suy thận ở trẻ em

    Suy thận ở trẻ em tuy hiếm gặp nhưng lại là bệnh lý cần phải được điều trị tích cực ở trẻ. Có 2 loại suy thận là cấp tính và mạn tính. Dấu hiệu nào để nhận biết suy thận ở trẻ? Cùng Bác sĩ của Phòng khám Chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM tìm hiểu qua bài viết sau đây.

Xem thêm