Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Loại virus làm 8 người tử vong khiến WHO họp khẩn nguy hiểm như thế nào?

8 người ở châu Phi tử vong sau khi tham dự một lễ tang dấy lên lo ngại về một căn bệnh lạ, bí ẩn. Sau đó, WHO xác nhận đây là bệnh do virus Marburg, tỷ lệ tử vong là khoảng 24-88%.

Ngày 14/2, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã họp khẩn liên quan tới đợt bùng phát của virus Marburg ở Guinea Xích đạo tại Trung Phi. Đợt bùng dịch này đã làm 9 người thiệt mạng và 16 ca nghi nhiễm. Marburg có khả năng lây nhiễm cao. 

Thuộc cùng họ virus với Ebola, Marburg được coi là cực kỳ nguy hiểm và có thể gây ra một dạng sốt xuất huyết do virus, dẫn đến chảy máu mũi, miệng hoặc các bộ phận cơ thể khác. Các triệu chứng khác bao gồm mất nước, buồn nôn, nôn, đau họng và đau bụng. Nạn nhân có thể tử vong trong vòng vài giờ.

Loại virus làm 8 người tử vong khiến WHO họp khẩn nguy hiểm như thế nào? - 1

Bệnh sốt xuất huyết do virus Marburg cực kỳ nguy hiểm, tỷ lệ tử vong.

(Ảnh: Maharastra Times)

Theo WHO, tỷ lệ tử vong khi nhiễm mầm bệnh từ 24% tới tối đa 88% trong các đợt bùng dịch trước đó, tùy vào chủng của virus và phương thức kiểm soát dịch bệnh ở từng khu vực. Năm 2004, virus tấn công Angola và lây nhiễm cho 252 người, làm khoảng 90% số ca bệnh thiệt mạng. 

Tới nay, chưa có vaccine hoặc liệu pháp kháng virus được phê duyệt để điều trị bệnh. 

Tại Việt Nam, theo luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm, bệnh sốt xuất huyết do virus Marburg được xếp vào các bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A (trong đó có bại liệt, cúm A(H5N1), bệnh dịch hạch, đậu mùa, sốt xuất huyết do virus Ebola, Lassa, bệnh sốt Tây sông Nile, bệnh Covid-19…)

Theo CDC Hoa Kỳ, bệnh do virus Marburg là một bệnh sốt xuất huyết hiếm gặp nhưng nghiêm trọng ảnh hưởng đến cả người và động vật linh trưởng. Bệnh do virus Marburg gây ra, một loại virus RNA độc nhất về mặt di truyền (hoặc từ động vật) thuộc họ filovirus. Virus Ebola cũng thuộc này. 

Virus Marburg lần đầu tiên được phát hiện trên người vào năm 1967. Vật chủ chứa virus Marburg là dơi ăn quả châu Phi, Rousettus aegyptiacus. Dơi ăn quả bị nhiễm virus Marburg không có dấu hiệu bệnh tật rõ ràng. Các loài linh trưởng (bao gồm cả con người) có thể bị nhiễm virus Marburg và có thể phát triển thành bệnh nghiêm trọng với tỷ lệ tử vong cao. 

Đường lây truyền của bệnh Marburg

Virus Marburg không lây qua không khí, khí dung hay giọt bắn như SARS-CoV-2 và các bệnh lây truyền qua đường hô hấp phổ biến mà chủ yếu thông qua dịch tiết cơ thể và đường máu, nếu cơ thể người tiếp xúc trực tiếp.

Virus lây lan qua tiếp xúc (chẳng hạn như qua vết thương trên da hoặc niêm mạc ở mắt, mũi hoặc miệng) với:

- Máu hoặc chất dịch cơ thể (nước tiểu, nước bọt, mồ hôi, phân, chất nôn, sữa mẹ, nước ối và tinh dịch) của người bị bệnh hoặc chết vì bệnh do virus Marburg. 

- Các đồ vật bị nhiễm chất dịch cơ thể của người bị bệnh hoặc đã chết vì bệnh do virus Marburg (chẳng hạn như quần áo, khăn trải giường, kim tiêm và thiết bị y tế).

Không có bằng chứng nào cho thấy virus Marburg có thể lây lan qua quan hệ tình dục hoặc qua các tiếp xúc khác với dịch âm đạo của phụ nữ bị bệnh. 

Sự lây lan của virus giữa mọi người đã xảy ra trong môi trường gần gũi và giữa những người tiếp xúc trực tiếp. Một ví dụ phổ biến là thông qua những người chăm sóc tại nhà hoặc trong bệnh viện (lây truyền bệnh viện).

Phơi nhiễm trong phòng thí nghiệm cũng có thể xảy ra khi nhân viên phòng thí nghiệm xử lý virus Marburg còn sống.

Triệu chứng của bệnh

Sau thời gian ủ bệnh 2-21 ngày, các triệu chứng khởi phát đột ngột với các biểu hiện sốt, ớn lạnh, nhức đầu và đau cơ. Khoảng ngày thứ 5 sau khi xuất hiện các triệu chứng, có thể xuất hiện ban dát sẩn, nổi rõ nhất trên thân (ngực, lưng, bụng). Buồn nôn, nôn, đau ngực, đau họng, đau bụng và tiêu chảy có thể xuất hiện. 

Các triệu chứng ngày càng trở nên nghiêm trọng và có thể bao gồm vàng da, viêm tụy, sụt cân nghiêm trọng, mê sảng, sốc, suy gan, xuất huyết ồ ạt và rối loạn chức năng đa cơ quan.

Chẩn đoán lâm sàng bệnh do virus Marburg có thể khó khăn. Nhiều dấu hiệu và triệu chứng của bệnh tương tự như các bệnh truyền nhiễm khác (chẳng hạn như sốt rét hoặc sốt thương hàn) hoặc sốt xuất huyết do virus có thể lưu hành trong khu vực (chẳng hạn như sốt Lassa hoặc Ebola). 

Tỷ lệ trường hợp tử vong đối với bệnh do virus Marburg là 23-90%. 

Nguy cơ tiếp xúc

Mọi người có thể có nguy cơ tiếp xúc với virus Marburg nếu họ tiếp xúc gần với:

- Dơi ăn quả châu Phi (Rousettus aegyptiacus - vật chủ chứa virus Marburg) hoặc nước tiểu và/hoặc chất bài tiết của chúng. 

- Người mắc bệnh sốt xuất huyết do virus Marburg. 

- Loài linh trưởng không phải người nhiễm virus Marburg.

Nguy cơ phơi nhiễm có thể cao hơn đối với những du khách đến thăm các vùng dịch lưu hành ở châu Phi, những người có tiếp xúc với dơi ăn quả (Rousettus aegyptiacus) hoặc đi vào các hang động hoặc hầm mỏ có những loài dơi này sinh sống.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Sự khác biệt giữa dịch bệnh và đại dịch.

Hà An - Theo Dantri
Bình luận
Tin mới
  • 24/04/2024

    Mẹo chăm sóc da dầu mùa Hè

    Nhiệt độ cao kết hợp với ánh nắng khiến tuyến bã nhờn trên da hoạt động mạnh mẽ, da đổ nhiều dầu và dễ nổi mụn. Một vài mẹo chăm sóc da dưới đây giúp bạn kiểm soát dầu nhờn trên da.

  • 24/04/2024

    Nỗi lo an toàn thực phẩm mùa nắng nóng

    Thời tiết nắng nóng càng làm tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm. Cùng với sự quản lý của cơ quan chức năng, người dân cần nâng cao ý thức trách nhiệm, bởi nếu xuê xoa với bất kỳ vi phạm an toàn thực phẩm dù là nhỏ cũng gây hậu quả khôn lường.

  • 24/04/2024

    Tránh ăn gì khi bị viêm kết mạc để nhanh khỏi?

    Tuy chế độ ăn không giúp chữa khỏi viêm kết mạc (đau mắt đỏ) nhưng việc hạn chế ăn một số loại thực phẩm, đồ uống có thể giúp giảm bớt các triệu chứng và thúc đẩy quá trình phục hồi nhanh hơn.

  • 24/04/2024

    Triệu chứng của ung thư buồng trứng

    Hiện nay, ngày càng nhiều phụ nữ bị mắc phải căn bệnh ung thư buồng trứng, vậy triệu chứng của bệnh là gì, hãy cũng tìm hiểu ở bài viết dưới đây.

  • 23/04/2024

    Các phương pháp giảm đau nửa đầu mạn tính

    Chứng đau nửa đầu mạn tính có thể phòng ngừa và được điều trị một cách triệt để. Hiện nay, có rất nhiều loại thuốc và cũng như các phương pháp điều trị thích hợp giúp làm giảm các cơn đau nửa đầu mạn tính.

  • 23/04/2024

    Căng thẳng quá mức gây suy giảm nhiều chất dinh dưỡng trong cơ thể

    Căng thẳng mạn tính và kéo dài không chỉ ảnh hưởng sức khoẻ tinh thần mà còn khiến cơ thể có nguy cơ cạn kiệt nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu, ảnh hưởng đến khả năng miễn dịch và sự phục hồi thể chất.

  • 23/04/2024

    7 mẹo giúp trẻ tránh xa đồ ăn vặt không tốt cho sức khỏe

    Trẻ em thường bị thu hút bởi đồ ăn vặt. Với bao bì đầy màu sắc và hương vị hấp dẫn, những món ăn nhẹ không lành mạnh này thường khiến trẻ thích thú và muốn ăn nhiều hơn.

  • 23/04/2024

    Chuẩn bị tốt thể lực khi tham gia chạy marathon

    Gần đây phong trào tập thể dục thể thao, các giải chạy bộ không chuyên marathon (42,295km), bán marathon (21,1km) ngày càng phổ biến, thu hút đông đảo người dân thuộc nhiều độ tuổi tham gia. Đây là dấu hiệu tốt chứng tỏ cộng đồng quan tâm tới vấn đề thể dục, thể thao, nâng cao sức khỏe.

Xem thêm