Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Tại sao dầu dừa tốt cho răng của bạn?

Bài viết dưới đây của Viện Y học ứng dụng Việt Nam sẽ giải đáp cho bạn những nghiên cứu về lợi ích của dầu dừa đối với răng của bạn.

Hầu hết mọi người đều quen thuộc với vô số lợi ích sức khỏe của dầu dừa như giữ cho mái tóc và làn da của bạn khỏe mạnh, nhưng dầu dừa cũng đã được sử dụng hàng ngàn năm để cải thiện sức khỏe răng miệng. Đặc biệt, dầu dừa được sử dụng trong nền y học cổ truyền Ấn Độ để làm sạch và trắng răng, giảm chứng hôi miệng và cải thiện sức khỏe nướu.

Dầu dừa là gì?

Dầu dừa là một loại dầu ăn được chiết xuất từ phần cùi dừa và là một trong những nguồn chất béo bão hòa có nguồn gốc thực vật phong phú nhất thế giới. Loại chất béo chính trong dầu dừa là axit lauric chiếm khoảng 50% thành phần của dầu dừa, đây là chất béo trung tính chuỗi trung bình 12 carbon. Dầu dừa cũng chứa một lượng nhỏ axit palmitic và myristic.

Có một điều thú vị là các axit béo trong dầu dừa có liên quan đến đặc tính kháng khuẩn, có thể có lợi cho sức khỏe răng miệng của bạn. Đặc biệt, axit lauric và monolaurin - một dạng monoglyceride của axit lauric có liên quan đến đặc tính kháng khuẩn.

Trên thực tế, y học cổ truyền Ấn Độ đã sử dụng dầu dừa như một chất kháng khuẩn trong nhiều thế kỷ để tăng cường sức khỏe răng miệng, người ta dung dầu dừa để súc miệng và cho rằng phương pháp này có thể loại bỏ vi khuẩn dẫn đến sâu răng và hôi miệng.

Dầu dừa rất dễ tìm thấy ở hầu hết các cửa hàng tạp hóa. Mặc dù có nhiều loại sản phẩm khác nhau, nhưng hầu hết mọi người thích sử dụng dầu dừa nguyên chất hơn do hương vị thơm ngon hơn và ít qua chế biến.

Dầu dừa và sức khỏe răng miệng

Người ta thường dùng dầu dừa súc miệng. Mặc dù cần nhiều nghiên cứu hơn để xem xét tác dụng của dầu dừa nhưng thực tế cho thấy dầu dừa có thể hỗ trợ tăng cường sức khỏe răng, nướu và khoang miệng của bạn.

Cùng với đặc tính kháng khuẩn, khi súc miệng bằng dầu dừa sẽ tạo ra phản ứng xà phòng hóa giúp làm sạch, giảm sự hình thành các mảng bám trên răng và giảm sự bám dính của vi khuẩn.

Is Coconut Oil Pulling Safe? Avoiding Unsafe Practices

Dầu dừa có thể loại bỏ vi khuẩn có hại trong miệng

Dầu dừa có thể giúp tấn công vi khuẩn có hại trong miệng có thể gây hôi miệng, sâu răng và bệnh nướu răng. Dầu dừa đặc biệt hiệu quả trong việc tiêu diệt một loại vi khuẩn đường miệng có tên là Streptococcus mutans (S. mutans), là nguyên nhân hàng đầu gây sâu răng. Dầu dừa cũng có thể làm giảm một loại vi khuẩn phổ biến khác là Candida albicans.

Đọc thêm bài viết: 10 lợi ích cho sức khỏe cùa dầu dừa đã được khoa học chứng minh

Một nghiên cứu cho thấy khi súc miệng bằng dầu dừa vi khuẩn S. mutans giảm đáng kể. Hiệu quả này tương ứng với tác dụng của chlorhexidine, một thành phần kháng khuẩn phổ biến có trong nước súc miệng. Việc súc miệng bằng dầu như một phương pháp điều trị hiệu quả để loại bỏ vi khuẩn trong miệng.

Dầu dừa có thể làm giảm mảng bám và chống lại bệnh nướu răng

Bệnh nướu răng, còn được gọi là viêm nướu. Nguyên nhân chính của bệnh nướu răng là sự tích tụ mảng bám răng do vi khuẩn có hại trong miệng và có liên quan đến việc vệ sinh răng miệng kém. Nghiên cứu cho thấy dầu dừa có thể giúp giảm sự tích tụ mảng bám trên răng và giảm viêm, để chống lại bệnh nướu răng cũng như giảm tình trạng chảy máu nướu. Hiệu quả khi súc miệng bằng dầu dừa cũng tương tự như khi sử dụng nước súc miệng thông thường. Tuy nhiên vẫn cần nhiều nghiên cứu đối chứng hơn nữa để chứng minh tác dụng của dầu dừa.

Dầu dừa có thể ngăn ngừa hôi miệng

Chứng hôi miệng là một vấn đề sức khỏe răng miệng phổ biến. Bên cạnh một số bệnh lý và thuốc có thể làm trầm trọng thêm tình trạng hôi miệng, nhưng có tới 85% trường hợp hơi thở có mùi là do vệ sinh răng miệng và sức khỏe răng miệng kém. Viêm nướu, sâu răng, màng trên lưỡi, mảnh vụn thức ăn và vi khuẩn tích tụ có thể dẫn đến mùi hôi miệng khó chịu.

Nếu bạn phải vật lộn với hơi thở có mùi thì súc miệng bằng dầu dừa có thể giúp ích cho bạn. Dầu dừa có đặc tính kháng khuẩn có thể loại bỏ vi khuẩn gây mùi trong miệng. Hơn nữa, dầu dừa có thể giúp giảm sự tích tụ của các mảnh vụn thức ăn trên răng, má trong và trên lưỡi.

Nghiên cứu thử nghiệm đã quan sát thấy sự cải thiện hơi thở đáng kể sau khi súc miệng bằng dầu mè. Dầu dừa chứa các đặc tính xà phòng hóa và kháng khuẩn tương tự như dầu mè, có thể dẫn đến kết quả tương tự. Vậy nên cần thêm các nghiên cứu đánh giá tác dụng của dầu dừa với tình trạng hôi miệng là cần thiết.

Cách vệ sinh răng miệng bằng dầu dừa

Súc miệng bằng dầu là một xu hướng đang được nhiều người ưa thích. Trên thực tế người Ấn Độ từ hàng nghìn năm trước đã dùng dầu để súc miệng. Dầu dừa được dùng giống như nước súc miệng:

  • Sử dụng một thìa dầu dừa.
  • Súc trong khoảng 15–20 phút, giữa các răng.
  • Nhổ dầu ra và đánh răng.

Các axit béo trong dầu thu hút và bẫy vi khuẩn, vì vậy mỗi lần bạn súc miệng bằng dầu dừa, bạn sẽ loại bỏ vi khuẩn có hại và mảng bám khỏi miệng. Tốt nhất là làm điều này ngay vào buổi sáng, trước khi bạn ăn hoặc uống bất cứ thứ gì.

Đọc thêm bài viết: Chế độ ăn uống và sức khỏe răng miệng của bạn

Mẹo vệ sinh răng miệng

Mặc dù súc miệng bằng dầu dừa có thể là một phương pháp bổ sung tuyệt vời cho thói quen vệ sinh răng miệng của bạn, nhưng nó không nên thay thế cho việc chăm sóc răng miệng bằng các phương pháp thông thường.

Cách tốt nhất để duy trì sức khỏe răng miệng là đánh răng hai lần mỗi ngày bằng kem đánh răng có fluoride. Ngoài ra, bạn cũng có thể cạo hoặc chải lưỡi và má trong bằng bàn chải đánh răng hoặc dụng cụ cạo lưỡi.

Ngoài ra, uống đủ nước trong ngày, hạn chế đồ uống và thực phẩm có đường, tránh hút thuốc, ăn một chế độ ăn uống lành mạnh và thường xuyên đến nha sĩ kiểm tra đều là những cách hiệu quả để có một hàm răng khỏe mạnh.

Chế độ dinh dưỡng khoa học, bổ sung đầy đủ vi chất dinh dưỡng sẽ giúp bạn tránh được nhiều nguy cơ sức khỏe. Trung tâm Điều trị Béo phì và Hội chứng chuyển hóa VIAM trực thuộc Viện Y học ứng dụng Việt Nam là cơ sở tư vấn dinh dưỡng hàng đầu nước ta. Liên hệ đặt lịch TẠI ĐÂY hoặc Hotline: 0935 18 3939 hoặc 024 3633 5678 để được khám, tư vấn dinh dưỡng cùng các chuyên gia đầu ngành. 

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Phương thuốc tự nhiên cho những ngày đau răng

BS. Hoài Thu - Phòng khám chuyên khoa dinh dưỡng VIAM - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo Healthline
Bình luận
Tin mới
Xem thêm