Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Tại sao bạn luôn cảm thấy nóng?

Hơn 75% phụ nữ mãn kinh cảm thấy nóng. Nhưng đó không phải lí do duy nhất khiến bạn mất bình tĩnh. Nó có thể là do đồ ăn cay hoặc dấu hiệu của bệnh tật. Và không phải phụ nữ mới cảm thấy nóng mà đàn ông cũng vậy.

Tại sao bạn luôn cảm thấy nóng?

Hơn 75% phụ nữ mãn kinh cảm thấy nóng. Nhưng đó không phải lí do duy nhất khiến bạn mất bình tĩnh. Nó có thể là do đồ ăn cay hoặc dấu hiệu của bệnh tật. Và không phải phụ nữ mới cảm thấy nóng mà đàn ông cũng vậy.

Khi mẹ "bốc hỏa"

Bốc hoả là gì?

Theo thuật ngữ chuyên ngành, bốc hoả là triệu chứng vận mạch (triệu chứng xảy ra do sự co thắt và giãn nở của mạch máu). Triệu chứng này đi kèm với sự sụt giảm hormone estrogen trong cơ thể. Một tên gọi khác là đổ mồ hôi đêm. Cơ thể cảm thấy bốc hoả khi thức dậy.

Đối với nhiều người, cơn bốc hoả không chỉ là nhiệt độ cơ thể tăng lên mà các triệu chứng khác có thể xảy ra do bốc hoả hoặc đổ mồ hôi đêm:

  • Nóng đột ngột lan toả khắp đầu và ngực
  • Da nóng đỏ
  • Đổ mồ hôi, mức độ nhẹ hoặc nặng
  • Tim đập loạn nhịp

Dấu hiệu của “sự thay đổi”

Cơn bốc hoả không chỉ gặp ở người mãn kinh, nhưng nó là triệu chứng bạn thường gặp nhất khi mãn kinh. Triệu chứng này khác nhau ở mỗi người phụ nữ, nhưng đều bắt đầu trước hoặc trong thời kỳ mãn kinh. Không có một quy luật nào về tần suất hay thời gian bốc hoả kéo dài bao lâu, nó có thể kéo dài từ 30 giây đến 10 phút, hoặc có thể kéo dài 1 giờ hoặc 1 ngày.

Không có một quy luật nào về việc bạn sẽ bị bốc hoả trong bao lâu. Trung bình, những cơn bốc hoả thường kéo dài từ 6 tháng tới 2 năm. Nhưng một nghiên cứu về phụ nữ cho thấy nó có thể kéo dài 7 đến 11 năm. Hơn nữa, nếu bạn bắt đầu thời kì mãn kinh sớm thì bốc hoả có khả năng tồn tại lâu hơn.

Thời gian bạn bị bốc hoả có thể sẽ lâu hơn nếu bạn hút thuốc, thừa cân, stress, trầm cảm hoặc lo âu. Những người phụ nữ Mỹ gốc Châu Phi thường bị bốc hoả trong khoảng 11 năm nhưng phụ nữ Châu Á chỉ mắc một nửa thời gian này. 

Một số nguyên nhân có thể xuất hiện cơn bốc hoả bao gồm:

  • Tập luyện trong thời tiết nóng
  • Đồ ăn nóng
  • Rượu
  • Thuốc lá
  • Thời tiết nóng
  • Quần áo chật
  • Stress
  • Ăn nhiều đường

Các nguyên nhân khác gây bốc hoả:

Dù cơn bốc hoả là một triệu chứng hay tác dụng phụ của thuốc, tình trạng sức khoẻ  hoặc phương pháp điều trị cũng có thể dẫn đến cơn bốc hoả.

Ung thư vú: Các phương pháp điều trị như hoá trị, xạ trị, cắt bỏ buồng trứng và thuốc kháng estrogen có thể gây ra tình trạng này và được gọi là mãn kinh tạm thời. Phương pháp điều trị ung thư vú cũng có thể khiến những cơn bốc hỏa thường xuyên và nghiêm trọng hơn bình thường.

Nếu bạn đã trải qua cơn bốc hoả và thời kì mãn kinh, bạn cũng có thể bị lại nếu bạn có điều trị ung thư bằng tamoxifen. Cơn bốc hoả sẽ xảy ra thường xuyên và nghiêm trọng như lần đầu.

Đọc thêm tại bài viết: Nguyên nhân của chứng bốc hỏa không do mãn kinh

Phụ nữ mang thai hoặc mới sinh: Có rất nhiều người không biết về bốc hoả, và sự thật là cơn bốc hoả có thể xảy ra với phụ nữ mãn kinh cũng như phụ nữ có thai và mới làm mẹ. Một nghiên cứu tìm ra rằng, cơn bốc hoả xảy ra nhiều nhất ở tuần 30 của thai kì và 2 tuần sau khi sinh. Cũng như thời kì mãn kinh, đây là thời điểm nồng độ hormone thay đổi đáng kể.

Bệnh đa xơ cứng (MS) Có thể làm triệu chứng của bạn trở nên tồi tệ hơn. Bạn nên chú ý hội chứng Uhthoff (hội chứng tạm thời, tồn tại trong thời gian ngắn và làm giảm chức năng thần kinh theo khuôn mẫu ở những bệnh nhân mắc bệnh đa xơ cứng để đáp ứng với sự gia tăng nhiệt độ cơ thể), khiến thị lực thay đổi khi bạn cảm thấy nóng. Mọi vấn đề sẽ biến mất khi nhiệt độ cơ thể trở về bình thường.

Cách đối phó với cơn bốc hỏa khi mang thai

Một số người mắc bệnh đa xơ cứng có tình trạng bốc hoả nhưng không liên quan đến hormone. Bác sĩ gọi đó là triệu chứng kịch phát (là triệu chứng xảy ra đột ngột và chỉ kéo dài trong vài giây hoặc nhiều nhất là vài phút). Nghe có vẻ đáng sợ nhưng nó chỉ là hệ thống thần kinh tự chủ, nó điều khiển cơ quan, mạch máu và một số cơ. Nếu nó không hoạt động bình thường, bạn nên nói cho bác sĩ biết.

Đọc thêm tại bài viết: Hiểu và đối phó với chứng bốc hỏa thời kỳ mãn kinh

Ung thư tuyến tiền liệt và tinh hoàn. Đàn ông mắc ung thư tuyến tiền liệt đôi khi được điều trị bằng liệu pháp ức chế androgen. Liệu pháp này làm giảm hormone testosterone, giúp xạ trị tốt hơn. Nhưng nó có thể gây ra triệu chứng vận mạch như bốc hoả và đổ mồ hôi đêm. Nếu điều trị chỉ là tạm thời, cơn bốc hoả sẽ biến mất trong vài tháng sau khi dừng điều trị. Nhưng một số người phải sử dụng phương pháp này lâu dài. Lúc này, các bác sĩ sẽ kê đơn thuốc để làm giảm các triệu chứng của bốc hỏa.

Đàn ông đã cắt bỏ tinh hoàn để điều trị ung thư cũng có thể bị bốc hoả.

Bệnh tuyến giáp: Khi cơ thể sản sinh ra quá nhiều hormone tuyến giáp (bác sĩ gọi là bệnh cường giáp) nó có thể làm tăng nhiệt độ cơ thể. Thậm chí nó khiến thời kỳ mãn kinh đến sớm hơn (trước khi bạn bước sang tuổi 40 hoặc đầu những năm 40). Có thuốc để điều trị vấn đề này. Khi bạn kiểm soát được nó, những cơn bốc hoả sẽ giảm bớt. Thời kỳ mãn kinh cũng có thể quay trở lại đúng lịch trình.  

Mừng Tết thiếu nhi, Phòng khám chuyên khoa dinh dưỡng VIAM gửi tới cha mẹ chương trình VIAM Kids's Day - Dinh dưỡng đong đầy với vô số phần quà ý nghĩa và giúp trẻ phát triển khả năng tư duy, sáng tạo. Cùng VIAM clinic tìm hiểu chi tiết về chương trình Tại đây.

Bác sĩ Đoàn Hà - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo WebMD
Bình luận
Tin mới
  • 01/04/2025

    Tăng cường miễn dịch cho trẻ mùa xuân

    Mùa xuân đến, mang theo không khí ấm áp và sức sống mới cho vạn vật. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm giao mùa, khí hậu biến đổi thất thường, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, virus và mầm bệnh sinh sôi phát triển.

  • 01/04/2025

    Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ: Hiểu đúng và đồng hành cùng người tự kỷ

    Ngày 2 tháng 4 hàng năm, thế giới cùng hướng về Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ – một sự kiện do Liên Hợp Quốc khởi xướng nhằm kêu gọi sự quan tâm sâu sắc hơn đến rối loạn phổ tự kỷ (ASD).

  • 31/03/2025

    Chăm sóc da cho bé vào mùa xuân: Mẹo nhỏ cho mẹ

    Mùa xuân là thời điểm giao mùa, khí hậu thất thường, hanh khô, độ ẩm thấp, dễ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ.

  • 30/03/2025

    Những thay đổi về làn da tuổi mãn kinh

    Tuổi mãn kinh không chỉ gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe sinh lý nữ, mà còn ảnh hưởng đến làn da. Chị em phụ nữ nên lưu ý điều gì khi chăm sóc da tuổi ngoài 40?

  • 30/03/2025

    Người cao tuổi và bệnh giao mùa

    Giao mùa là thời điểm chuyển tiếp giữa các mùa trong năm, kéo theo sự thay đổi của thời tiết, khí hậu. Đối với người cao tuổi, giai đoạn này thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe do hệ miễn dịch suy giảm và cơ thể dần lão hóa.

  • 29/03/2025

    Đi bộ nhanh mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong

    Một nghiên cứu mới cho thấy, hoạt động thể chất vừa phải như đi bộ nhanh, yoga, làm vườn… mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong.

  • 29/03/2025

    Tại sao bạn bị đau bụng khi chạy?

    Các vấn đề dạ dày khi chạy bộ là một trong những nguyên nhân phổ biến gây khó chịu cho người chạy. Bạn có thể gặp tình trạng co thắt, đau bụng dẫn đến tiêu chảy trong khi chạy.

  • 28/03/2025

    3 nhóm người nên hạn chế ăn chanh

    Hầu hết mọi người có thể ăn chanh hoặc uống nước chanh một cách an toàn nhưng vì chanh có tính acid nên nó có nguy cơ gây bất lợi cho một số trường hợp cụ thể. Vậy nhóm người nào nên hạn chế ăn chanh?

Xem thêm