Thói quen ngồi nhiều gây ra nhiều hậu quả với sức khỏe thể chất lẫn tinh thần.
Hậu quả của thói quen ngồi nhiều
Trong xã hội hiện đại, chúng ta ngày càng dành nhiều thời gian cho việc ngồi, dù là ngồi tại văn phòng, ngồi làm việc tại nhà, ngồi trước tivi hay ngồi trên xe di chuyển tới nơi làm.
Một khảo sát ở Anh năm 2019 cho thấy, 90% người lao động phải chịu đựng các vấn đề sức khỏe khi khi họ phải ngồi nhiều tiếng trong ngày. Có tới một nửa gặp tình trạng mỏi mắt, theo sau là đau lưng và đau đầu.
Đồng quan điểm, BS Alex Mafdali – bác sĩ y học thể thao tại Trung tâm Chăm sóc Sức khỏe Chỉnh hình Baptist cho hay: “Thói quen ngồi nhiều gây ra hàng loạt hệ lụy như tăng cân, loãng xương, lo âu, trầm cảm, đái tháo đường, bệnh tim mạch, thậm chí là bệnh huyết khối tĩnh mạch sâu”.
Những tác động thường gặp khi phải ngồi bàn giấy 8-10 tiếng mỗi ngày phải kể đến:
Thể lực và khả năng vận động suy giảm
Ngồi nhiều là một nguyên nhân gây đau lưng ở dân văn phòng.
Khi bạn ngồi cả ngày, các cơ bắp và khớp không được cử động, lâu dần mất đi sức mạnh và sự linh hoạt. Nghiên cứu cho thấy, việc ngồi lâu trên ghế còn dẫn tới tình trạng cứng cơ lưng thụ động.
BS Mafdali giải thích, tư thế ngồi tĩnh cũng cản trở quá trình trao đổi chất của cơ bắp, ảnh hưởng tới lưu thông máu và oxy tại thớ cơ. Hậu quả là sau một thời gian chịu áp lực kéo dài, cơ bắp và khớp xương sẽ yếu dần, đặc biệt là cơ vùng bụng, khớp hông, cơ gập hông, cơ mông…
Hình thành tư thế xấu
Việc ngồi trên 8 tiếng mỗi ngày khiến cơ bắp căng mỏi, dẫn tới những tư thế ngồi kém lành mạnh: Lưng gù, đầu cổ và vai thõng về phía trước. Tần suất vận động giảm sút làm cơ thể không thể duy trì tư thế ngồi thẳng lưng. Đây là lý do dân văn phòng có nguy cơ đau lưng, đau cổ, viêm khớp, thậm chí bị biến dạng cấu trúc cột sống, gù lưng.
Nghiên cứu cho thấy, tư thế không khoa học còn là nguyên nhân gây mất ngủ, đau đầu, táo bón, trào ngược…
Tăng nguy cơ mắc các bệnh mạn tính
Nghiên cứu cho thấy, thời gian ngồi có mối liên hệ mật thiết với nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, ung thư, thậm chí là nguy cơ tử vong cao. Cơ bắp bị động quá lâu cản trở quá trình điều hòa đường huyết và cholesterol, dẫn tới tình trạng viêm mạn tính – nguyên nhân sâu xa gây ra nhiều bệnh lý.
Người ngồi 8-10 tiếng mỗi ngày cũng có tốc độ trao đổi chất chậm, dễ tích tụ mỡ, dẫn tới tăng cân, béo phì.
Ảnh hưởng tới sức khỏe tinh thần
Khi bạn vận động, cơ thể sẽ tiết ra hormone serotonin giúp cải thiện tâm trạng. Trái lại, người ngồi nhiều, ít tập luyện, đặc biệt là dành nhiều thời gian trong nhà khiến serotonin thấp hơn bình thường. Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, lối sống thụ động kết hợp với việc ngồi trên 8 tiếng/ngày làm tăng nguy cơ trầm cảm.
Lời khuyên cho dân văn phòng có thói quen ngồi nhiều
Để hạn chế các tác động tiêu cực của công việc văn phòng, bạn có thể thực hiện 3 thói quen lành mạnh sau:
Vận động nhiều hơn
Nhân viên văn phòng, người ngồi nhiều trong thời gian dài nên thường xuyên tập các động tác giãn cơ nhẹ nhàng.
Chỉ dành 30 phút tập luyện mỗi ngày giúp bạn cải thiện triệu chứng lo âu, trầm cảm đáng kể; Hỗ trợ giảm cân, cải thiện chất lượng giấc ngủ và phòng nhiều bệnh mạn tính. Bạn cũng không nhất thiết phải tập luyện cả tuần, mà chỉ cố gắng duy trì tần suất 3-5 ngày.
Nếu quá bận rộn, hãy cố gắng dành 10 phút giải lao để giãn cơ bắp, đi bộ… BS Mafdali cho hay, vận động trong giờ nghỉ, kết hợp nhiều bài tập giãn cơ trong ngày có thể đem lại lợi ích lâu dài.
Ngồi thẳng lưng
Người có đặc thù công việc ngồi 8-10 tiếng mỗi ngày nên cố gắng giữ tư thế chuẩn khi đi bộ, ngồi xem phim, lái xe và cả khi ngủ.
Tư thế ngồi tốt cho cột sống là để lòng bàn chân tiếp xúc phẳng với điểm tựa, đầu gối cao bằng hông, thẳng lưng. Hạn chế so vai, gù lưng về phía trước. Bạn có thể cân nhắc dùng bàn đứng (đứng khi làm việc) hoặc mua đệm tựa cột sống, ghế công thái học.
Tiếp xúc với ánh nắng
Để đẩy lùi tác động tiêu cực về mặt tinh thần, dân văn phòng ngồi nhiều trước máy tính nên tận dụng giờ giải lao để tiếp xúc với ánh nắng ngoài trời. Vào bữa trưa, bạn nên ngồi ăn tại vị trí khác nơi bạn ngồi làm việc.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Ngồi nhiều tập thể dục thế nào thì tốt?
Bữa sáng là bữa ăn giúp cung cấp năng lượng và dưỡng chất cần thiết cho cơ thể bắt đầu ngày mới. Khắc phục những sai lầm phổ biến sau giúp bạn duy trì thói quen ăn sáng khoa học và lành mạnh.
Nghẹt mũi là một dấu hiệu khó chịu, rất thường gặp khi chúng ta bị cảm cúm, nhiễm lạnh. Hiện vẫn chưa có cách chữa khỏi bệnh cảm lạnh thông thường, nhưng có rất nhiều mẹo tại nhà có thể làm giảm tình trạng nghẹt mũi do chứng cảm lạnh gây nên. Bài viết này sẽ phân tích các biện pháp khắc phục tình trạng nghẹt mũi tại nhà tốt nhất cùng với những điều cần tránh.
Lỵ trực khuẩn là tình trạng nhiễm khuẩn đường tiêu hóa cấp tính và cần được điều trị kịp thời để phòng tránh những biến chứng nguy hiểm.
Khi mùa thi đến gần, học sinh bước vào giai đoạn căng thẳng và áp lực cao, đòi hỏi sự tập trung tối đa cũng như khả năng ghi nhớ và tư duy sắc bén. Bên cạnh việc học tập chăm chỉ, chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường sức khỏe não bộ, giúp kiểm soát lo âu và tối ưu hóa hiệu suất học tập.
Trong bối cảnh các nhà khoa học không ngừng tìm kiếm các biện pháp phòng ngừa ung thư, chế độ ăn uống, đặc biệt là việc tiêu thụ trái cây và rau quả, được xem là một yếu tố quan trọng. Cà chua, với thành phần lycopene nổi bật, đang thu hút sự chú ý đặc biệt.
Việc thiết lập lịch trình ngủ và thói quen trước khi đi ngủ, đặt đồng hồ báo thức và điều chỉnh chế độ ăn uống là một số phương pháp có thể giúp bạn ngủ ngon hơn và thức dậy dễ dàng vào buổi sáng.
Tuy không có chế độ ăn kiêng đặc biệt nào có thể chữa khỏi hội chứng thiên thần nhưng dinh dưỡng hợp lý có thể giúp kiểm soát cân nặng, cải thiện giấc ngủ, quản lý táo bón và hỗ trợ phát triển nhận thức.
Dậy thì là một giai đoạn quan trọng trong cuộc đời mỗi người, đánh dấu sự chuyển đổi từ trẻ em sang người trưởng thành. Đây là giai đoạn cơ thể có nhiều thay đổi về mặt thể chất và tâm sinh lý, đặt nền móng cho sức khỏe sinh sản và sức khỏe tổng quát trong tương lai. Việc thấu hiểu những biến đổi này, cùng với sự quan tâm, hỗ trợ từ gia đình và xã hội, sẽ giúp thanh thiếu niên vượt qua giai đoạn dậy thì một cách an toàn và khỏe mạnh.