Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Tác hại khi sử dụng đồ nhựa và thực phẩm gây nóng khi mang thai

Mang thai là khoảng thời gian quan trọng đối với cả mẹ và bé, vì vậy việc chú ý tới các sản phẩm và thực phẩm có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe như đồ nhựa hay các món ăn gây nóng trong người là rất cần thiết.

Mang thai là khoảng thời gian thay đổi cuộc sống của một người phụ nữ, đặc biệt nếu đó là lần mang thai đầu tiên. Trong suốt thai kỳ, những người phụ nữ nhận được rất nhiều lời khuyên, từ các công việc không nên làm đến lời khuyên nên thận trọng hơn trong chế độ ăn uống. Mặc dù có nhiều hướng dẫn về sản phẩm nên tiêu thụ và tránh, phụ nữ mang thai cũng được cảnh báo về tác hại của việc dùng đồ nhựa và thực phẩm gây nóng trong thai kỳ bởi chúng thật sự là một mối đe doạ nguy hiểm đối với cả mẹ và bé.

Tác hại của việc sử dụng đồ nhựa trong thai kỳ

Phụ nữ mang thai thường xuyên được cảnh báo về việc nguy cơ sảy thai sẽ tăng lên nếu hâm nóng thực phẩm ngay trong hộp nhựa. Theo một nghiên cứu được thực hiện bởi Đại học Stanford, tại hội nghị thường niên của Hiệp hội Y học Sinh sản Hoa Kỳ tại Boston, đã trình bày mức độ tiếp xúc cao với hóa chất được tìm thấy trong các loại nhựa khác nhau có thể làm tăng đáng kể khả năng sảy thai. Mối đe doạ này có liên quan đến sự hiện diện của hóa chất Bisphenol A (BPA) rò rỉ từ một số loại nhựa khi chúng tiếp xúc với nhiệt độ cao. BPA là một trong những hóa chất được sử dụng rộng rãi nhất hiện nay, có thể được tìm thấy trong một loạt các sản phẩm tiêu dùng như chai nước, sàn nhà, hộp đựng thức ăn và đồ uống,...

Các monome BPA có thể được giải phóng từ các sản phẩm tiêu dùng tiếp xúc với nhiệt độ cao, điều kiện axit hoặc kiềm. BPA được sử dụng rộng rãi nhưng con đường chính để con người phơi nhiễm với chúng được cho là thông qua chế độ ăn uống. Các nghiên cứu khác nhau đã báo cáo một loạt các tác dụng nguy hại của BPA đối với thai nhi và trẻ sơ sinh.

Những ảnh hưởng này bao gồm sự gián đoạn của não và hành vi. Một trong những ảnh hưởng được biết đến rộng rãi nhất của phơi nhiễm BPA ở thai nhi là phát triển “sự lo lắng giống như hành vi". Tác hại của BPA được nhìn thấy ​​ngay cả khi thời gian phơi nhiễm chỉ giới hạn ở giai đoạn mang thai và cho con bú. Mặc dù những bất thường về hành vi ở trẻ sơ sinh có thể được thực hiện để phản ánh sự thay đổi trong não, nhưng mức độ và bản chất của sự phát triển não có thay đổi trong các thời kỳ mang thai khác nhau.

Theo Trung tâm Thông tin Công nghệ sinh học Quốc gia (NCBI), "độ nhạy BPA của thai nhi tăng cao trong thai kỳ cuối, được đánh giá bằng các tác động hành vi quan sát thấy khi trẻ tiếp xúc ở các giai đoạn trước khi sinh khác nhau”.

Tác hại khi sử dụng thực phẩm gây nóng trong thai kỳ

Các nghiên cứu dịch tễ học đã báo cáo mối liên quan giữa nhiệt độ cao với những vấn đề bất lợi trong thai kỳ như thai chết lưu, sinh non, dị tật tim bẩm sinh, cũng như cân nặng khi sinh thấp. Nhiệt độ môi trường cũng có thể ảnh hưởng đến ống thần kinh ở thai nhi đang phát triển trong tử cung của sản phụ. Nghiên cứu lâm sàng đã tìm thấy các vấn đề liên quan đến nhiệt trong thai kỳ.

Tiếp xúc với nhiệt trong 3 tháng đầu của thai kỳ, khi sự hình thành của các cơ quan chính bắt đầu diễn ra, có liên quan đến một số dị tật bẩm sinh. Tiếp xúc với nhiệt trong 3 tháng tiếp theo, ở giai đoạn thai nhi tăng trưởng và phát triển nhanh chóng, có thể gây ra thai chết lưu hoặc sinh non. Ngoài ra nguy cơ sinh con nhẹ cân là có trong suốt thai kỳ khi tiếp xúc với nhiệt.

Nói chung, mang thai có thể khiến nhiệt độ cơ thể cốt lõi của người phụ nữ tăng lên. Tăng cân khi mang thai làm giảm tỷ lệ khối lượng cơ thể trên diện tích bề mặt cơ thể, do đó làm cho việc tản nhiệt khó khăn hơn ở phụ nữ mang thai. Hơn nữa, nhu cầu trao đổi chất của thai nhi đang phát triển cũng tạo ra nhiệt trong cơ thể của sản phụ.

Tình trạng mất nước cũng xảy ra khá phổ biến ở phụ nữ mang thai. Nếu xuất hiện ở giai đoạn sau của thai kỳ, mất nước có thể kích hoạt các cơn co thắt tử cung, dẫn đến chuyển dạ sớm. Chính vì những lý do này mà phụ nữ mang thai được khuyên nên giảm thiểu hoặc loại bỏ hoàn toàn các thực phẩm gây nóng trong chế độ ăn uống của mình.

Thông thường, thực phẩm gây nóng được cho là thực phẩm có dầu hoặc chiên rán, thực phẩm cay, đu đủ chưa chín hoặc gần chín, dứa và cà tím. Thông qua các phương pháp dược lý là in vivo và in vitro, người ta đã phát hiện ra rằng "tác dụng co bóp của mủ đu đủ thô có đặc trưng co thắt tetani".

Các nghiên cứu đã tiết lộ rằng mặc dù việc sản phụ tiêu thụ đu đủ chín không gây ra bất kỳ nguy hiểm nào như vậy, nhưng tốt nhất không nên sử dụng đu đủ trong thai kỳ. Đu đủ chưa chín hoặc gần chín có chứa nồng độ mủ cao có thể dẫn đến co bóp tử cung, gây sinh non. Tương tự, việc tiêu thụ dứa chín hoặc chưa chín, thường không được khuyến nghị cho phụ nữ mang thai. Trong y học dân gian, dứa được sử dụng làm thuốc phá thai hoặc thuốc gây sảy thai. Quả dứa chín đã được truyền miệng trong một số nền văn hóa như một loại thuốc truyền thống để gây sảy thai. Các nền văn hóa khác đã được biết là có sử dụng nước ép dứa chưa chín cho tác dụng tương tự.

Trong một nghiên cứu của Placek & Hagen, người ta thấy rằng thực phẩm gây nóng và màu đen có thể gây nguy hiểm khi tiêu thụ trong thai kỳ. Đối với nghiên cứu hiện tại, thực phẩm nóng bao gồm thịt gà, cá, cà tím, mầm Palmyra, xoài chín và chưa chín, các thực phẩm chua, đu đủ và dứa. Các thực phẩm màu đen trong nghiên cứu bao gồm, jamun và nho đen. Tầm quan trọng của chế độ ăn uống phù hợp trong thai kỳ là không thể phủ nhận. Đối với một phụ nữ mang thai, chế độ ăn uống phải được cân bằng và nên dựa trên các khuyến nghị chung cho tất cả người trưởng thành khỏe mạnh.

Trong chế độ ăn uống cân bằng, thực phẩm có nguồn gốc thực vật và đồ uống không chứa calo nên được tiêu thụ thường xuyên; thực phẩm có nguồn gốc động vật nên được ăn ở mức độ vừa phải. Đồ ăn nhẹ và đồ ngọt chỉ nên hạn chế sử dụng. Thói quen ăn uống và lối sống khi mang thai và cho con bú ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé. Việc áp dụng một chế độ ăn uống cân bằng và đa dạng ngay từ giai đoạn đầu ​​là rất cần thiết để đảm bảo an toàn.

1000 ngày đầu tiên sau khi thụ thai được xem là thời gian nhạy cảm về xác định không chỉ sức khỏe của đứa trẻ, mà còn cả nguy cơ mắc các bệnh không lây truyền sau này. Đặc biệt trong giai đoạn này, tầm quan trọng của lối sống lành mạnh cùng với tập thể dục và chế độ ăn uống cân bằng có thể được coi là một khối vững chắc để bảo vệ sức khoẻ.

Hương Giang (theo: Bold Sky) - Theo VietQ
Bình luận
Tin mới
  • 28/03/2024

    Vì sao bạn nên tẩy lớp trang điểm trước khi tập thể dục?

    Việc trang điểm nhẹ nhàng trước khi đến phòng tập thể dục có thể giúp chị em phụ nữ tự tin hơn. Nhưng theo một nghiên cứu mới được đăng trên Journal of Cosmetic Dermatology, việc này có thể có thể làm giảm lượng dầu trên da, gây khô da.

  • 28/03/2024

    5 nguyên liệu không nên bỏ qua khi pha chế món sinh tố chống viêm

    Sinh tố là thức uống bổ sung năng lượng và vitamin hiệu quả khi bạn mệt mỏi vì thời tiết. Công thức pha chế sinh tố nên có những thực phẩm, nguyên liệu giàu chất chống viêm để bảo vệ sức khỏe.

  • 28/03/2024

    Bà bầu "bỏ túi" ngay những lợi ích không ngờ từ việc uống vitamin trong thai kỳ

    Vitamin dành cho bà bầu là những viên bổ sung được sản xuất đặc biệt nhằm cung cấp cho cơ thể phụ nữ mang thai các vitamin và khoáng chất cần thiết. Bác sĩ khuyên bạn uống vitamin ngay từ khi bắt đầu lên kế hoạch mang thai cũng như trong suốt thai kỳ.

  • 28/03/2024

    Thực phẩm, đồ uống nên hạn chế khi đang bị nghẹt mũi

    Dấu hiệu nghẹt mũi thường gặp khi bạn bị cảm cúm, viêm mũi dị ứng hoặc viêm đường hô hấp. Một số thực phẩm, đồ uống có thể khiến triệu chứng này trầm trọng hơn, cản trở việc hít thở của bạn.

  • 28/03/2024

    Chấn thương sọ não có hồi phục được không?

    Chấn thương sọ não luôn được coi là một trong những thương tổn nghiêm trọng nhất có thể xảy ra với con người. Tuy nhiên, với những tiến bộ mới trong lĩnh vực y tế và phục hồi chức năng, ngày càng có nhiều hy vọng để người bệnh chấn thương sọ não có thể phục hồi và hồi phục các chức năng quan trọng.

  • 27/03/2024

    Những triệu chứng và biến chứng điển hình của bệnh sởi

    Bệnh sởi là một bệnh truyền nhiễm nghiêm trọng do virus sởi gây ra, có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Nhận biết sớm các dấu hiệu và triệu chứng như sốt cao, ho, chảy nước mũi và phát ban da đặc trưng là rất quan trọng để điều trị kịp thời. Hiểu rõ các triệu chứng sởi còn giúp phòng ngừa sự lây lan của căn bệnh này.

  • 27/03/2024

    5 loại thảo mộc giúp tăng cường sức khoẻ hô hấp

    Khi gặp các vấn đề hô hấp, nhiều người có xu hướng tìm các giải pháp từ thiên nhiên để giảm nhanh các triệu chứng khó chịu cũng như tăng cường sức khoẻ đường thở. Dưới đây là 5 loại thảo mộc bạn có thể thử áp dụng.

  • 27/03/2024

    Biện pháp cải thiện triệu chứng viêm họng

    Viêm họng là vấn đề hô hấp có thể xảy ra quanh năm, nhất là trong thời tiết giao mùa do virus, vi khuẩn tấn công đường thở. Cần làm gì để cải thiện triệu chứng viêm họng hiệu quả?

Xem thêm