Chậm kinh nguyệt
Một trong những dấu hiệu đáng tin cậy nhất của thai kỳ chính là chậm kinh nguyệt. Sau khi thụ thai, cơ thể phụ nữ sẽ sản xuất ra hCG - một loại hormone giúp cơ thể duy trì thai kỳ, nó cũng báo với với buồng trứng dừng sản xuất trứng hàng tháng.
Việc thử thai sẽ phát hiện nồng độ hCG trong nước tiểu và cho chị em biết mình có mang thai hay không.
Thế nhưng, việc thai phụ chậm kinh nguyệt (có thể lên tới 2 tháng) xuất phát từ những nguyên nhân như căng thẳng, làm việc quá sức, chế độ sinh hoạt và ăn uống thất thường.
Xuất hiện các vết máu báo thai
Khoảng 10 ngày sau khi thụ thai, một số thai phụ sẽ bị ra máu âm đạo, đau quặn nhẹ ở vùng bụng. Nguyên nhân của hiện tượng này là do phôi di chuyển vào tử cung và bám vào lớp nội mạc tử cung.
Nhiều mẹ bầu lầm tưởng tình trạng xuất huyết ở thời điểm này là chu kỳ kinh nguyệt bình thường. Thế nhưng, nếu huyết ngắn, ít, khác hẳn so với bình thường, bạn nên nghĩ đến tình huống đã có thai.
Ngực đau nhức
Khi trứng và tinh trung gặp nhau, việc thụ thai thành công sẽ thay đổi về nồng độ hormone progesterone và estrogen. Điều này giúp lượng máu tuần hoàn đến ngực nhiều hơn. Thế nên, ngực sẽ bị căng tức, cương cứng và có cảm giác nóng ran xung quanh đầu, núm vú.
Bên cạnh đó, núm ti của mẹ cũng có thể dễ bị tổn thương, thâm sạm.
Buồn nôn
Khoảng 80% phụ nữ mang thai đều gặp phải tình trạng buồn nôn vào buổi sáng trong vài tuần đầu tiên của thai kỳ. Đây là hiện tượng phổ biến do sự gia tăng hormone estrogen và progesterone trong cơ thể mẹ bầu.
Tham khảo thông tin tại bài viết: Nhận biết dấu hiệu mang thai ngoài tử cung