Và theo những nhà nghiên cứu, nguy cơ ung thư cao ở nhóm bệnh nhân này có xu hướng tác động đến phổi và hệ thống tiêu hoá
Bác sĩ Veronique Roger đồng tác giả nghiên cứu, giáo sư y học và dịch tễ học tại bệnh viện thực hành Mayo tại Rochester, Minn cho rằng “Những bệnh nhân mắc các bệnh tim mạch có thể sẽ có nguy cơ cao mắc các bệnh lý khác và họ nên được theo dõi với sự nhận thức rõ ràng về điều đó”
Những người thực hiện nghiên cứu cho biết nghiên cứu mới này không được thiết kế để chứng minh mối quan hệ nguyên nhân - kết quả giữa những vấn đề tim mạch với ung thư. Ngoài ra, số lượng bệnh nhân suy tim được chẩn đoán mắc ung thư trong nghiên cứu này cũng chưa đủ nhiều.
Tuy vậy, nghiên cứu này thể hiện tầm quan trọng của việc theo dõi, kiểm tra bệnh nhân tim mạch một cách sát sao.
Nghiên cứu mới này gồm hơn 1000 bệnh nhân tại Minnesota và họ đã từng bị nhồi máu cơ tim. Tuổi trung bình của họ là 65 và 60% trong số đó là nam giới.
Những người thực hiện nghiên cứu theo dõi sức khoẻ của nhóm bệnh nhân tình nguyện này trong khoảng 5 năm
Từ nhóm này, 228 người đã phát triển thành suy tim (21%) và 98 người phát triển thành các loại ung thư khác. 8% bệnh nhân không tiến triển suy tim mắc ung thư so với 12% bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim và phát triển ung thư.
Sau khi những nhà nghiên cứu điều chỉnh những thống kê của họ với các yếu tố như tuổi, giới và các điều kiện sức khoẻ khác, họ đã phát hiện ra rằng những bệnh nhân bị suy tim tiến triển từ nhồi máu cơ tim có tỷ lệ mắc ung thư cao hơn 71% so với những bệnh nhân đã từng bị nhồi máu cơ tim mà không tiến triển đến suy tim.
Tuy nghiên, những người thực hiện nghiên cứu cũng phát hiện thấy tỉ lệ tử vong do ung thư ở 2 nhóm bệnh nhân có suy tim và không có suy tim là tương tự nhau
Trong nhóm bệnh nhân suy tim mắc ung thư: gần 29% bệnh nhân mắc ung thư phổi, tỷ lệ này là 17% ở những bệnh nhân mắc mắc ung thư mà không bị suy tim từ trước.Tỷ lệ cũng tương tự đối với ung thư hệ tiêu hoá - tác giả nghiên cứu cho biết
Đồng tác giả nghiên cứu Roger cho rằng: Những phát hiện này đưa ra giả thuyết rằng hút thuốc lá và uống rượu đóng vai trò quan trọng trong cả nguyên nhân dẫn đến suy tim và ung thư.
Theo Bác sĩ Gregg Fonarow giáo sư tim mạch tại trường đại học California, Los Angeles: nguy cơ mắc ung thư tăng chắc chắn không phải do những thăm dò, xét nghiệm bổ sung và những chăm sóc y tế đối với bệnh nhân suy tim gây ra.
Theo giáo sư Fonarow “Nguy cơ mắc ung thư không tăng cho đến thời điểm một vài năm sau khi bệnh nhân được chẩn đoán và điều trị suy tim điều này chứng tỏ nguy cơ ung thư không đến từ những kiểm tra và chăm sóc y tế mà bệnh nhân suy tim đã nhận được”
Giáo sư Fonarow bổ sung thêm rằng: suy tim có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư bằng cách làm phá vỡ chu kỳ làm việc của tế bào và làm tăng phản ứng viêm trong cơ thể
“Không có vẻ rằng những thuốc được sử dụng để điều trị suy tim làm tăng nguy cơ mắc ung thư bởi những thử nghiệm lâm sàng ngẫu nghiên đối với những thuốc điều trị suy tim đã không cho thấy nguy cơ của chúng dẫn đến ung thư dù được sử dụng trong thời gian dài”
Vậy những bệnh nhân suy tim nên làm gì để tự bảo vệ mình?
Giáo sư Fonarow khuyên họ nên trao đổi với bác sĩ nội khoa để nhận những lời tư vấn về những bệnh ung thư có nguy cơ cao ở tuổi của họ.
Một chế độ ăn uống được kiểm soát cẩn thận có thể giúp cải thiện chất lượng cuộc sống và làm chậm tiến triển của người bị hội chứng urê huyết tán huyết.
Nấm móng và bệnh vẩy nến móng là hai tình trạng ảnh hưởng đến móng. Chúng có các triệu chứng tương tự nhau và bạn có thể bị cả nấm móng và vẩy nến móng tay cùng một lúc. Tuy nhiên, hai bệnh là khác nhau và có các phương pháp điều trị riêng biệt.
Từ ngày 1/1 - 28/2/2025 Phòng khám chuyên khoa dinh dưỡng VIAM - thuộc Viện Y học ứng dụng Việt Nam triển khai chương trình tri ân: khám dinh dưỡng miễn phí.
Nhiều người ăn cà chua hàng ngày vì sở thích và mong muốn nhận được lợi ích sức khỏe từ loại thực phẩm bổ dưỡng này. Vậy ăn cà chua mỗi ngày có tốt không?
Năm mới đến gần là thời điểm lý tưởng để chúng ta đặt ra những mục tiêu mới cho bản thân. Bên cạnh những kế hoạch về công việc, tài chính, đừng quên dành sự quan tâm đặc biệt cho sức khỏe của bản thân và gia đình.
Chế độ ăn uống có thể tạo ra khả năng miễn dịch bảo vệ, hỗ trợ phương pháp điều trị cho người mắc bệnh nhiễm ký sinh trùng đường ruột, trong đó có giun tóc.
Người cao tuổi thường dễ mắc các bệnh tim mạch, đặc biệt là trong thời tiết lạnh giá. Nhiệt độ xuống thấp khiến cơ thể phải làm việc nhiều hơn để duy trì thân nhiệt, gây áp lực lên hệ tim mạch. Việc nhận biết sớm các dấu hiệu và áp dụng các biện pháp phòng tránh là vô cùng quan trọng để bảo vệ sức khỏe tim mạch cho người cao tuổi trong mùa lạnh.
Thời tiết hanh khô những ngay với sự chênh lệch nhiệt độ đáng kể giữa ngày và đêm. Ban ngày nắng ấm, chiều tối se lạnh, sáng sớm lại trở nên rét buốt. Sự thay đổi này khiến cơ thể chúng ta khó thích nghi, sức đề kháng suy giảm, dễ mắc các bệnh về đường hô hấp, tim mạch, thậm chí là đột quỵ. Trẻ em và người lớn tuổi lại càng có nguy cơ cao hơn nên cần được quan tâm đặc biệt. Vậy chúng ta nên làm gì để bảo vệ sức khỏe trong những ngày này?