Thấp thỏm nỗi lo sức khỏe của con khi dịch chồng dịch
Theo các chuyên gia, nguy cơ dịch chồng dịch có thể diễn ra tại miền Bắc, khi gần đây cùng lúc gia tăng nhanh số ca mắc cúm A, COVID-19 và cả sốt xuất huyết.
Ghi nhận tại các bệnh viện ở Hà Nội, rất nhiều trẻ mắc cúm A nhập viện với hiện tượng co giật, đặc biệt trường hợp ca nặng có biểu hiện viêm não. Đây là vấn đề đáng lo ngại đối với các gia đình có con nhỏ dưới 1 tuổi khi trẻ chưa được tiêm phòng nhiều loại vaccine. Đặc biệt là trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi, hệ miễn dịch còn non yếu và chưa đến độ tuổi ăn dặm.
Vấn đề bức thiết được đặt ra là phải làm sao để bảo vệ trẻ sơ sinh trước mối lo ngại này? Lời khuyên dành cho mẹ đó là hãy cho con bú sữa mẹ hoàn toàn trong ít nhất 6 tháng đầu và liên tục cho đến 2 tuổi.
Sữa mẹ - Tấm lá chắn bảo vệ vững vàng và an toàn nhất cho bé
Theo Trung tâm thông tin Công nghệ sinh học Quốc gia, Thư viện Y khoa Quốc gia Hoa Kỳ, sữa mẹ có đặc tính kháng virus, giúp bảo vệ trẻ sơ sinh chống lại các virus gây cảm cúm, cảm lạnh thông thường, tiêu chảy, viêm màng não, viêm não và norovirus.
Thậm chí, gần đây một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng trong sữa mẹ của những phụ nữ bị nhiễm SARS-CoV-2 hoặc từng tiêm phòng COVID-19 có thể giàu kháng thể chống lại loại virus này. Khi trẻ bú mẹ cũng sẽ được hưởng nguồn kháng thể truyền từ mẹ sang con.
Bên cạnh đó theo nhiều nhà khoa học, các kháng thể đã được tìm thấy trong sữa mẹ của những phụ nữ được tiêm phòng cúm và ho gà khi đang mang thai.
Các nghiên cứu cũng chỉ ra, trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu giúp giảm đến 14 lần nguy cơ tử vong. Bú sữa mẹ giảm tỷ lệ đái tháo đường type II, giảm tỷ lệ thừa cân béo phì 13%; Trẻ bú sữa mẹ có chỉ số thông minh cao hơn trẻ không bú sữa mẹ (Horta, Loret De Mola et al. 2015). Ước tính, người mẹ cho trẻ bú sữa hoàn toàn trong 6 tháng đầu có thể phòng ngừa được 20.000 ca tử vong do ung thư vú (Victora, Bahl et al. 2016).
Sữa mẹ cũng giúp trẻ chống nhiễm khuẩn tốt hơn nhờ chứa bạch cầu cùng nhiều kháng thể như: IgA, IgG, IgM mà các loại sữa khác không có được. Đây là yếu tố giúp tăng cường lợi khuẩn, bảo vệ trẻ khỏi nhiều căn bệnh như tiêu chảy, nhiễm khuẩn hô hấp, viêm tai, viêm màng não, nhiễm khuẩn tiết niệu...
Trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp, với sự gia tăng cùng lúc nhiều loại bệnh khác nhau, việc trẻ sơ sinh được bú sữa mẹ càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.
Trẻ dưới 1 tuổi chưa đủ điều kiện tiêm vaccine phòng cúm mùa và COVID-19. Do đó, nguy cơ bị lây nhiễm bệnh rất cao. Đặc biệt, trẻ dưới 6 tháng chưa đến độ tuổi ăn dặm, thì việc được bú mẹ hoàn toàn lại càng quan trọng hơn.
Trà là một loại thức uống không chỉ thơm ngon, tao nhã mà còn tốt cho cho sức khoẻ con người. Hãy cùng Sức khoẻ+ tìm hiểu xem đâu là loại trà tốt cho sức khoẻ, có thể giúp kéo dài tuổi thọ của bạn.
Nước ép lựu, cà rốt, bưởi đào và củ dền có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, bao gồm việc cải thiện quá trình lão hóa, giúp bạn giữ được sự trẻ trung.
Nhiều người dành rất nhiều tiền cho mỹ phẩm và các sản phẩm chăm sóc da với hy vọng có được một làn da đẹp.
Dưới đây là một số điều cơ bản về cách đảm bảo con bạn được an toàn khi ở nhà.
Các nhà nghiên cứu đã theo dõi thói quen tắm và nguy cơ mắc bệnh tim mạch của hơn 30.000 người Nhật trưởng thành trong 20 năm. Theo nghiên cứu, tắm nước nóng hàng ngày có liên quan đến nguy cơ mắc bệnh tim thấp hơn 28% và nguy cơ đột quỵ thấp hơn 26%.
Học theo những phương pháp làm đẹp trên các trang mạng xã hội có thể sẽ không mang lại hiệu quả như bạn mong muốn.
Sữa chua là thực phẩm rất có lợi, giúp tăng cường dinh dưỡng, bổ sung canxi tốt cho trẻ ăn dặm. Tuy nhiên, cần lưu ý cho trẻ ăn sữa chua như thế nào là phù hợp?
Nhiều người sợ béo mà kiêng không uống sữa chua, phô mai và cho rằng, những thực phẩm này chỉ dành cho trẻ em, người già, người ốm. Vậy, sử dụng sữa, sữa chua, phô mai đối với từng nhóm người cụ thể này?