Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Sự nguy hiểm của ngạt khói từ các vụ hỏa hoạn

Hít phải khói gây ngạt là nguyên nhân gây tử vong chính, nếu so với tử vong do cháy hay do bỏng.

Ngạt khói là nguyên nhân chính gây tử vong trong các vụ hỏa hoạn

Nhiều người nghĩ rằng nguyên nhân chính gây tử vong trong các trường hợp hỏa hoạn là do bỏng, do cháy, nhưng thật sự không phải như vậy. Các nghiên cứu và những số liệu thực tế đã chỉ ra rằng khói từ các đám cháy mới chính là nguyên nhân gây tử vong.

Các số liệu thống kê chỉ ra rằng khói từ các đám cháy cực kỳ độc hại, với hình ảnh đặc trưng đầy các hạt bồ hóng và có thể giết chết một người ngay cả trước khi ngọn lửa bén vào và thiêu trụi. Trong các vụ cháy lớn có thiệt hại về người nặng nề, các báo cáo chỉ ra thương vong đa số là do nghẹt thở, vì các nạn nhân đã chạy trốn đến các khu vực không thể thoát ra được như nhà vệ sinh, lầu cao và tự nhốt mình trong đó với hy vọng giữ an toàn khỏi đám cháy. Quá trình đốt cháy các vật dụng xung quanh trong một môi trường hẹp, không gian kín sẽ dẫn đến cạn kiệt lượng nhanh chóng lượng oxy tồn tại, đồng thời giải phóng một lượng lớn các loại khí rất nguy hiểm khác như carbon monoxide, carbon dioxide, hydro xyanua và hydro clorua – và đây chính là các loại khí độc mà nạn nhân sẽ hít phải. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng các loại khí độc gây tổn thương phổi, sau đó dẫn đến tắc nghẽn đường hô hấp, tổn thương tế bào và suy nội tạng. Bên cạnh đó, 80% các trường hợp tử vong liên quan đến hỏa hoạn là do ngộ độc carbon monoxide – một loại khí đặc biệt nguy hiểm khi ái lực mạnh hơn oxi rất nhiều lần, dẫn đến việc các phân tử khí thay thế hoàn toàn oxi trong phổi và khiến nạn nhân tử vong vì không có oxi. Carbon monoxide là loại khí xuất hiện trong quá trình cháy không hoàn toàn, và là thủ phạm của các vụ tai nạn thương tâm liên quan đến sưởi bằng bếp than tổ ong trong phòng kín.

Những loại khí độc này ảnh hưởng đến cơ thể như thế nào?

Dưới đây là 4 loại khí độc cơ bản của một đám cháy có thể xuất hiện và cơ chế ảnh hưởng của chúng:

1. Carbon monoxide (CO): Loại khí chết người này được giải phóng trong quá trình đốt cháy không hoàn toàn do thiếu oxi, dẫn đến việc chỉ có 1 nguyên tử O kết hợp với 1 nguyên tử C. Việc hít phải khí CO có thể gây thiếu oxy trong mô một cách cực kỳ nhanh chóng và có thể tử vong vì phân tử CO sẽ kết hợp với haemoglobin thay vì phân tử Oxi do ái lực của chúng mạnh hơn oxi gấp 200 lần. Điều này cũng dẫn đến việc cấp cứu đặc biệt khó khăn, khi hỗ trợ thở cho nạn nhân cần phải tách phân tử CO khỏi haemoglobin để thay thế bằng oxi cho các mô cơ quan.

2. Carbon dioxide (CO2): Một sản phẩm khác của quá trình đốt cháy là carbon dioxide. Carbon dioxide có thể làm tăng khả năng vận động của hệ hô hấp và kéo theo tình trạng khó thở. Trong y học, tình trạng tích tụ quá nhiều CO2 trong cơ thể có thể gây tình trạng toan hô hấp (mất cân bằng acid-base), gây suy hô hấp cấp tính, bất thường về mạch, lú lẫn, co giật và hôn mê.

3. Hydro xyanua (HCN): acid hydrocyanic - HCN là một loại acid yếu, với điểm sôi thấp và dễ bay hơi khi có tác động của nhiệt độ. Đây là một loại acid rất độc, và dạng khí của chúng cũng vậy. Loại khí này được giải phóng khi các sản phẩm gia dụng như nệm, vải lụa, thảm, vải len hoặc đồ nội thất bị đốt cháy. Giống như carbon monoxide, hydro xyanua có thể gây tử vong do tác động trực tiếp đến các mô và cơ quan.

4. Hydro clorua (HCl): là một chất khí không màu, độc hại, tính ăn mòn cao và tạo khói trắng khi tiếp xúc với hơi ẩm. Đây là sản phẩm phụ của việc đốt các sản phẩm gốc polyvinyl (một hợp chất phổ biến được sử dụng trong bọc da và đồ nội thất). Việc hít phải hydro clorua có thể gây ho, nghẹt thở và các tình trạng viêm của hệ thống đường hô hấp trên thông qua việc phá hủy niêm mạc đường thở. Trong các trường hợp nghiêm trọng, loại khí này có thể gây phù phổi, tê liệt hệ tuần hoàn, bỏng da, mù mắt và tử vong.

 

Các triệu chứng của việc hít phải khói độc như thế nào?

Các triệu chứng hít phải khói độc sẽ khác nhau tùy theo mức độ nghiêm trọng, và thời gian hít phải khói độc đó. Vấn đề được đặt ra hàng đầu là cần có sự chăm sóc y tế ngay lập tức nếu nồng độ carboxyhaemoglobin (hợp chất được hình thành khi carbon monoxide và haemoglobin tương tác trong máu CO-Hem) vượt quá 15%. Các dấu hiệu sẽ theo các mức như:

  • Khi mức độ CO-Hem từ 15% đến 20%, nạn nhân có thể bị đau đầu và lú lẫn.
  • Ở mức độ 20%-40%, tình trạng mất phương hướng, mệt mỏi, buồn nôn và các vấn đề về thị lực có thể xuất hiện.
  • Ảo giác, co giật và hôn mê xuất hiện ở các nạn nhân có nồng độ carboxyhaemoglobin đạt 40-60%.
  • Nếu nồng độ đạt trên 60%, khả năng tử vong gần như chắc chắn.

Ai là người có nguy cơ cao?

Thực tế việc hít phải khói độc có thể gây tử vong cho bất kỳ ai, bất kể tuổi tác hay tình trạng sức khỏe ra sao. Tuy nhiên, một số nhóm đối tượng sẽ có nguy cơ cao hơn so với mặt bằng chung, bao gồm những người có các vấn đề về tim mạch, những người mắc bệnh phổi, đau ngực và hen suyễn. Ngoài ra, người cao tuổi cũng có nguy cơ cao hơn do sức khỏe nhìn chung yếu hơn, bên cạnh việc và phổi cũng mỏng manh hơn. Ngoài ra, nhóm trẻ em cũng là nhóm đối tượng nguy cơ cao khi trẻ em có xu hướng hít nhiều không khí hơn trên mỗi kilogam trọng lượng cơ thể so với người lớn.

Tổn thương do nhiệt

Thông thường, tổn thương do nhiệt là tình trạng hiếm khi xảy ra, trừ các trường hợp cháy trực tiếp trên cơ thể. Các vụ cháy lớn ở các khu vực kín thường khó bén lửa đến cơ thể khi nạn nhân đa phần tìm cách tránh xa ngọn lửa rất nhanh, nhưng lại không biết cách tránh khỏi sự bao trùm của làn khói. Nhìn chung, các tổn thương do nhiệt gây tình trạng bỏng, song có thể hồi phục được nếu cấp cứu kịp thời. Bỏng không phải là một tình trạng quá nguy hiểm nếu so với ngạt khí trong các vụ hỏa hoạn.

Tổng kết

Ngạt khí là một tình trạng đặc biệt nguy hiểm, là nguyên nhân gây tử vong chính trong các đám cháy. Tình trạng ngạt khí dẫn đến suy hô hấp nhanh, tử vong nhanh trước khi nạn nhân có thể bị ảnh hưởng của ngọn lửa gây cháy. Do vậy, trang bị những kiến thức về phòng chống ngạt, cấp cứu nạn nhân và phòng chống cháy nổ chính là những cách an toàn, hiệu quả nhất.

Tham khảo thêm thông tin tại: Cấp cứu và phòng ngừa ngạt khói do hỏa hoạn

 

BS. Minh Khánh - Viện Y học ứng dụng Việt Nam (tổng hợp) -
Bình luận
Tin mới
  • 21/11/2024

    Trị bệnh Parkinson bằng Đông y có hiệu quả không?

    Do các loại thuốc Tây y điều trị bệnh Parkinson thường đi kèm với tác dụng phụ và nguy cơ “nhờn thuốc” khi dùng lâu dài, nhiều người tìm tới các phương pháp Đông y với hy vọng các loại thảo dược tự nhiên sẽ an toàn hơn với cơ thể.

  • 21/11/2024

    Tăng cường sức khỏe xương khớp cho người cao tuổi trong mùa đông

    Khi bước vào giai đoạn lão hóa, cơ thể con người trải qua nhiều thay đổi sinh lý, suy giảm chức năng của hệ cơ xương khớp và dễ mắc phải các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là trong mùa đông lạnh

  • 21/11/2024

    Tức giận - Kẻ thù thầm lặng của sức khỏe

    Tức giận là một cảm xúc bình thường mà ai cũng sẽ trải qua, bởi hiếm ai có thể giữ được bình tĩnh khi bị tấn công, xúc phạm, phản bội hay thất bại... Tuy nhiên, tức giận quá thường xuyên hoặc kéo dài có thể gây ra nhiều vấn đề đối với sức khỏe.

  • 21/11/2024

    Bệnh hô hấp và cách bảo vệ sức khỏe trong mùa lạnh

    Mùa đông đến đi kèm với sự thay đổi nhiệt độ đột ngột, không khí hanh khô và độ ẩm giảm. Những yếu tố này gây nên các bệnh về đường hô hấp, đặc biệt là ở trẻ nhỏ, người cao tuổi và những người có hệ miễn dịch yếu. Các bệnh lý đường hô hấp không chỉ gây khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống mà còn có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời.

  • 20/11/2024

    9 cách chữa đau chân tại nhà hiệu quả

    Đau chân là vấn đề phổ biến ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của nhiều người. Cùng tìm hiểu 9 phương pháp đơn giản, hiệu quả để chữa đau chân tại nhà. Áp dụng đúng cách, bạn có thể giảm đau, cải thiện lưu thông máu và tăng cường sức khỏe cho đôi chân của mình.

  • 19/11/2024

    Các phương pháp điều trị bênh tiêu chảy tự nhiên khi bạn đang cho con bú

    Thật khó khăn khi bạn phải đối mặt với bệnh tiêu chảy, nhất là khi bạn đang phải cho con bú. Trong bài viết này, Viện Y học ứng dụng Việt Nam sẽ chia sẻ một số biện pháp khắc phục tự nhiên để điều trị bệnh tiêu chảy cho các bà mẹ vẫn đang trong thời kỳ nuôi con bằng sữa mẹ.

  • 18/11/2024

    Tại sao người đái tháo đường nên ăn rau đầu tiên?

    Ăn rau đầu tiên trong bữa ăn có tác dụng thế nào với người bệnh đái tháo đường? Thứ tự các ăn các món trong bữa ăn của người bệnh đái tháo đường có gì đặc biệt? Nhân Ngày thế giới phòng chống đái tháo đường 14/11, cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

  • 18/11/2024

    Ngày Trẻ em Thế giới: Bồi dưỡng sức khỏe thể chất và tinh thần cho trẻ

    Ngày Trẻ em Thế giới là dịp để chúng ta cùng nhau tôn vinh và bảo vệ thế hệ tương lai của đất nước. Trong bối cảnh cuộc sống hiện đại với nhiều thay đổi, việc chăm sóc sức khỏe toàn diện cho trẻ em càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.

Xem thêm