Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Sơ cứu khi bị bỏng

Cùng tìm hiểu các bước sơ cứu khi bị bỏng:

Bỏng là khi các mô bị tổn thương do tiếp xúc với:

  • lửa
  • nước rất nóng
  • hóa chất ăn mòn
  • điện
  • phóng xạ (bao gồm cả cháy nắng)

Bước đầu tiên trong điều trị bỏng là xác định xem độ bỏng. Điều này quyết định hướng xử trí và điều trị.

Như thế nào là bỏng nặng?

Bỏng nặng có thể được nhận ra qua bốn đặc điểm chính sau:

  • sâu
  • vùng da bỏng teo khô lại
  • đường kính vết bỏng lớn hơn 7,5 cm hoặc phủ kín vùng da mặt, tay, chân, mông, háng hoặc các khớp chính
  • vết bỏng tạo thành mảng màu xám, nâu hoặc trắng

Như thế nào là bỏng nhẹ?

Bỏng nhẹ gồm 4 đặc điểm sau:

  • đường kính dưới 7,5 cm
  • bề mặt vết bỏng đỏ (như cháy nắng)
  • phồng rộp da
  • đau rát

Sơ cứu khi bị bỏng nặng

Bước đầu tiên trong điều trị bỏng nặng chính là gọi cấp cứu. Các bước sơ cứu trong thời gian chờ đợi bao gồm:

  1. Đảm bảo bạn và người bị bỏng được an toàn, tránh khỏi nguồn gây bỏng. Di chuyển người bị hại ra khỏi nguồn gây bỏng. Nếu đó là một vết bỏng điện, hãy tắt nguồn điện trước khi chạm vào nạn nhân.
  2. Kiểm tra xem họ có đang thở không. Nếu cần, bắt đầu cấp cứu hô hấp nhân tạo nếu bạn đã được đào tạo.
  3. Loại bỏ các đồ vật gây vướng víu khỏi cơ thể người bị bỏng, chẳng hạn như thắt lưng và đồ trang sức ở hoặc gần các vùng cơ thể bị bỏng. Những vùng này thường sưng lên rất nhanh.
  4. Đắp khăn lạnh lên vùng bị bỏng. Hãy sử dụng một miếng vải sạch được làm ướt bằng nước lạnh. Hoặc cũng có thể dùng băng gạc để che vết bỏng tạm thời.
  5. Nếu tay và chân bị bỏng, hãy tách các ngón tay và ngón chân và giữ cho chúng tách nhau bằng băng khô vô trùng và không dính.
  6. Cởi bỏ quần áo khỏi các khu vực bị bỏng, nhưng đừng cố gắng loại bỏ những phần vải đã bị dính vào da.
  7. Tránh ngâm cả người hoặc các bộ phận cơ thể bị bỏng trong nước do có thể xảy ra tình trạng hạ thân nhiệt.
  8. Nếu có thể, hãy nâng khu vực bị bỏng lên cao hơn tim.
  9. Đề phòng các dấu hiệu sốc, bao gồm: thở nông, da nhợt nhạt và ngất xỉu.

Những việc không nên làm

  • Đừng làm nhiễm bẩn vết bỏng với vi trùng bằng cách thở hoặc ho vào vùng bị bỏng.
  • Không tự ý bôi bất kì loại thuốc hoặc kem bôi tự chế lên vùng bị bỏng bao gồm thuốc mỡ, bơ, nước đá, thuốc xịt hoặc kem.
  • Đừng cho người bị bỏng ăn bất cứ thứ gì.
  • Đừng đặt một chiếc gối dưới đầu của họ nếu nạn nhân bị bỏng đường thở.

Sơ cứu khi bị bỏng nhẹ

  1. Hạ nhiệt vết bỏng. Hãy chườm mát sau khi đã để vết bỏng dưới vòi nước lạnh đang chảy cho đến khi hết đau.
  2. Tháo bỏ các vật dụng, ví dụ như như nhẫn, ở gần vết bỏng. Hãy thao tác một cách nhẹ nhàng, nhưng cần nhanh tay trước khi vết bỏng bắt đầu sưng.
  3. Tránh làm vỡ mụn nước. Mụn nước chứa dịch lỏng bảo vệ khu vực bỏng khỏi bị nhiễm trùng . Nếu vết phồng rộp vỡ,  hãy tiến hành làm sạch và bôi thuốc mỡ có chứa kháng sinh.
  4. Bôi kem có chứa lô hội để giúp hạ nhiệt vết bỏng. Sau khi vết bỏng đã đỡ, hãy bôi thêm một lớp dưỡng ẩm để giữ cho vùng da bỏng không bị khô.
  5. Băng vết thương hơi lỏng. Hãy sử dụng gạc vô trùng thay vì bông vì các sợi bông có thể dính vào vết bỏng. Ngoài ra, tránh ép chặt lên vùng da bị bỏng.
  6. Uống thuốc giảm đau không kê đơn nếu cần thiết. Bạn có thể uống acetaminophen (paracetamol), ibuprofen hoặc naproxen.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Các mức độ bỏng và cách xử trí

 

Bình luận
Tin mới
  • 01/04/2025

    Tăng cường miễn dịch cho trẻ mùa xuân

    Mùa xuân đến, mang theo không khí ấm áp và sức sống mới cho vạn vật. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm giao mùa, khí hậu biến đổi thất thường, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, virus và mầm bệnh sinh sôi phát triển.

  • 01/04/2025

    Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ: Hiểu đúng và đồng hành cùng người tự kỷ

    Ngày 2 tháng 4 hàng năm, thế giới cùng hướng về Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ – một sự kiện do Liên Hợp Quốc khởi xướng nhằm kêu gọi sự quan tâm sâu sắc hơn đến rối loạn phổ tự kỷ (ASD).

  • 31/03/2025

    Chăm sóc da cho bé vào mùa xuân: Mẹo nhỏ cho mẹ

    Mùa xuân là thời điểm giao mùa, khí hậu thất thường, hanh khô, độ ẩm thấp, dễ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ.

  • 30/03/2025

    Những thay đổi về làn da tuổi mãn kinh

    Tuổi mãn kinh không chỉ gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe sinh lý nữ, mà còn ảnh hưởng đến làn da. Chị em phụ nữ nên lưu ý điều gì khi chăm sóc da tuổi ngoài 40?

  • 30/03/2025

    Người cao tuổi và bệnh giao mùa

    Giao mùa là thời điểm chuyển tiếp giữa các mùa trong năm, kéo theo sự thay đổi của thời tiết, khí hậu. Đối với người cao tuổi, giai đoạn này thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe do hệ miễn dịch suy giảm và cơ thể dần lão hóa.

  • 29/03/2025

    Đi bộ nhanh mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong

    Một nghiên cứu mới cho thấy, hoạt động thể chất vừa phải như đi bộ nhanh, yoga, làm vườn… mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong.

  • 29/03/2025

    Tại sao bạn bị đau bụng khi chạy?

    Các vấn đề dạ dày khi chạy bộ là một trong những nguyên nhân phổ biến gây khó chịu cho người chạy. Bạn có thể gặp tình trạng co thắt, đau bụng dẫn đến tiêu chảy trong khi chạy.

  • 28/03/2025

    3 nhóm người nên hạn chế ăn chanh

    Hầu hết mọi người có thể ăn chanh hoặc uống nước chanh một cách an toàn nhưng vì chanh có tính acid nên nó có nguy cơ gây bất lợi cho một số trường hợp cụ thể. Vậy nhóm người nào nên hạn chế ăn chanh?

Xem thêm