Khói chất cháy có nguy hiểm đến sức khỏe của bạn?
Khói chất cháy có thể gây nguy hiểm cho bạn theo nhiều cách khác nhau. Khói có thể gây tổn thương mắt, kích ứng hệ hô hấp, và làm trầm trọng thêm bệnh tim và bệnh phổi. Hiểu biết về khói chất cháy sẽ giúp bạn biết cách bảo vệ sức khỏe và luôn an toàn nếu bạn tiếp xúc với khói từ các vụ cháy hoặc các chất cháy.
Khói chất cháy là gì và nó có thể khiến bạn bị ốm không?
Khói chất cháy là hỗn hợp các khí và những mảnh nhỏ xuất hiện khi bị cháy của thực vật bị cháy, vật liệu xây dựng và những thứ khác. Loại khói này có thể khiến bất kì ai đổ bệnh. Thậm chí một người khỏe mạnh có thể đổ bệnh nếu hít đủ khí độc trong không khí. Hít phải khói chất cháy có thể có những tác động đến sức khỏe ngay lập tức, bao gồm:
Người già, phụ nữ có thai, trẻ em và những người có vấn đề về hô hấp và bệnh tim có xu hướng bị ảnh hưởng nhiều hơn nếu họ hít phải khói chất cháy.
8 lời khuyên giúp bạn tự bảo vệ bản thân tránh hít phải khói chất cháy
Nếu có thể, hãy hạn chế tiếp xúc với khói chất cháy. Dưới đây là 8 lời khuyên giúp bạn bảo vệ sức khoẻ của mình:
Chú ý đến các thống báo chất lượng không khí tại địa phương. Khi cháy rừng xảy ra trong khu vực gần bạn, hãy theo dõi tin tức hoặc cảnh báo trên các phương tiện truyền thông. Chú ý đến các thông điệp trên các phương tiện truyền thông và có các biện pháp an toàn khác như tránh dành thời gian ở ngoài trời.
Chú ý hướng dẫn về tầm nhìn xa. Mặc dù không phải tất cả mọi nơi đều đo lượng hạt trong không khí, một số nơi có hướng dẫn để giúp mọi người ước tính chất lượng không khí dựa trên tầm xa mà họ có thể nhìn thấy.
Nếu bạn được khuyên nên ở trong nhà, hãy ở trong nhà và giữ không khí trong nhà sạch nhất có thể. Giữ cửa sổ và cửa chính đóng kín trừ khi trời rất nóng. Bật máy điều hòa không khí nếu có, nhưng hãy đóng bộ lấy không khí sạch vào và lọc sạch để tránh khói từ bên ngoài đi vào nhà. Tìm nơi trú ẩn khác nếu bạn không có điều hòa và quá nóng để ở lại bên trong khi đóng cửa sổ.
Sử dụng máy lọc không khí. Sử dụng máy lọc không khí trong nhà để loại bỏ các hạt để giúp bảo vệ người bị bệnh tim, hen hoặc các bệnh hô hấp khác và người già và trẻ em khỏi những ảnh hưởng của khói.
Không tạo thêm khói chất cháy trong nhà. Khi nồng độ khói cao, không sử dụng bất cứ thứ gì có thể cháy, chẳng hạn như nến và lò sưởi. Không hút chân không, bởi vì hút chân không làm khuấy động các hạt trong nhà bạn. Không hút thuốc lá hoặc các sản phẩm khác, vì hút thuốc làm ô nhiễm không khí nhiều hơn.
Thực hiện theo lời khuyên của bác sĩ về thuốc và có kế hoạch kiểm soát hệ hô hấp nếu bạn bị hen hoặc bệnh phổi khác. Đến gặp bác sĩ nếu các triệu chứng xấu đi.
Không phụ thuộc vào mặt nạ/khẩu trang phòng hộ. Các loại mặt nạ chống bụi thường tìm thấy ở các cửa hàng để ngăn các hạt kích thước lớn, chẳng hạn như mùn cưa. Những mặt nạ này sẽ không bảo vệ phổi bạn khỏi khói. Khẩu trang "N95", nếu được đeo đúng cách, sẽ bảo vệ bạn.
Tránh tiếp xúc với khói khi tham gia hoạt động giải trí ngoài trời. Lửa trại, bếp nướng và rất nhiều hoạt động ngoài trời có thể tạo ra môi trường nhiều khói chất cháy.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Sự nguy hiểm của khói bụi
Công nghệ xâm nhập ngày càng sâu rộng vào đời sống khiến hầu hết trẻ em ngày nay dành hàng giờ liền trước các thiết bị số như điện thoại, tivi và máy tính bảng.
Bất cứ độ tuổi nào cũng cần tập luyện thể thao vì tập luyện thể thao mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khoẻ. Trẻ em có thể bắt đầu tập luyện thể thao từ rất sớm để hình thành thói quen tập luyện hàng ngày cho trẻ.
Việc cắt bớt thời gian ngủ có thể gây nhiều tác hại nghiêm trọng đến sức khỏe.
Vitamin K2, còn được gọi là menaquinone, là một loại vitamin thiết yếu đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe của xương và tim mạch. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều hiểu lầm xung quanh tác dụng của vitamin này.
Việc mắc kẹt trong thói quen lặp đi lặp lại có thể khiến chức năng nhận thức, ghi nhớ bị suy giảm.
Huyết áp cao, còn được gọi là tăng huyết áp, làm tăng nguy cơ mắc nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, tăng huyết áp có thể dẫn đến bệnh tim, đột quỵ và bệnh thận, cùng nhiều nguy cơ sức khỏe khác.
Một số thói quen tưởng chừng lành mạnh lại có thể âm thầm làm suy yếu hệ miễn dịch, ảnh hưởng xấu tới sức đề kháng và sức khỏe nói chung.
Vitamin K, cùng với các vitamin A, D, E là các vitamin tan trong dầu, đóng vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe, đặc biệt là sức khỏe trẻ em. Nếu như đối với các vitamin khác, hầu hết phụ huynh đều có ý thức bổ sung cho trẻ thông qua chế độ ăn và sử dụng các loại thực phẩm bổ sung theo chỉ định của bác sĩ, thì với vitamin K, đặc biệt là vitamin K2, nhiều phụ huynh vẫn còn băn khoăn về việc có nên bổ sung vitamin K cho trẻ hay không và bổ sung như thế nào cho hợp lý?