Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Sơ cứu cho người bị bất tỉnh

Bất tỉnh là khi một người đột nhiên không thể đáp ứng với các kích thích và dường như đang ngủ. Thời gian bất tỉnh có thể kéo dài vài giây - như ngất xỉu - hoặc có thể kéo dài hơn.

Những người bị bất tỉnh không phản ứng với âm thanh lớn hoặc khi bị lay động. Họ thậm chí có thể ngừng thở hoặc mạch có thể bị suy yếu. Khi tình trạng này xảy ra, cần gọi cấp cứu ngay lập tức.

Nguyên nhân gây bất tỉnh?

Bệnh nặng hoặc chấn thương có thể gây bất tỉnh, hoặc cũng có thể là hệ quả của việc sử dụng chất gây nghiện hoặc lạm dụng đồ uống có cồn.

Nguyên nhân phổ biến gây bất tỉnh bao gồm:

  • tai nạn xe cộ

  • mất máu nghiêm trọng

  • va đập vào ngực hoặc đầu

  • sốc thuốc

  • ngộ độc cồn

Một người có thể bị bất tỉnh tạm thời (ngất xỉu) khi có những thay đổi đột ngột xảy ra trong cơ thể. Nguyên nhân phổ biến gây ngất xỉu bao gồm:

  • hạ đường huyết

  • huyết áp thấp

  • thiếu máu lên não

  • động kinh, đột quỵ hoặc cơn thiếu máu não thoáng qua (TIA)

  • mất nước

  • các vấn đề với nhịp tim

  • căng thẳng

  • thở gấp

Dấu hiệu nào cho thấy một người sắp bất tỉnh?

Các dấu hiệu cho thấy một người có thể bị bất tỉnh bao gồm:

  • đột nhiên không có phản ứng với kích thích

  • nói nhịu

  • nhịp tim nhanh

  • trở nên mơ hồ

  • chóng mặt hoặc choáng váng

Sơ cứu cho người bị bất tỉnh

Nếu bạn thấy một người đã bất tỉnh, hãy thực hiện các bước sau:

  • Kiểm tra xem người đó có đang thở không. Nếu họ không thở, hãy nhờ ai đó gọi cấp cứu ngay lập tức và chuẩn bị bắt đầu hô hấp nhân tạo.

  • Nếu họ đang thở, đặt người bệnh nằm ngửa và kê chân lên ít nhất 30cm so với mặt đất.

  • Nới lỏng quần áo và thắt lưng. Nếu họ không tỉnh lại trong vòng một phút, hãy gọi cấp cứu

  • Kiểm tra đường thở để đảm bảo không có dị vật.

  • Kiểm tra lại xem người bệnh có đang thở, ho hay cử động không. Đây là những dấu hiệu rằng tuần hoàn là lưu thông đang trở lại. Nếu những dấu hiệu này không xuất hiện, hãy thực hiện CPR cho đến khi nhân viên cấp cứu đến.

  • Nếu có hiện tượng chảy máu nhiều, hãy đặt áp lực lên vùng bị chảy máu cho đến khi cấp cứu đến.  

Thực hiện CPR như thế nào?

CPR là một cách sơ cứu trong trường hợp ngừng thở hoặc ngừng tim.

Nếu một người ngừng thở, hãy gọi cấp cứu hoặc  nhờ người khác gọi cấp cứu. Trước khi bắt đầu CPR, hãy hỏi thật to xem liệu người đó có ổn không? Nếu người đó không trả lời, hãy bắt đầu CPR.

  1. Đặt nạn nhân nằm ngửa trên một bề mặt vững chắc.

  2. Quỳ bên cạnh ngang mức cổ và vai của họ.

  3. Đặt một bàn tay lên phần giữa ngực người bệnh. Úp bàn tay thứ hai lên trên và đan các ngón tay vào nhau. Duỗi thẳng khuỷu tay và dồn lực từ vai xuống tay.

  4. Sử dụng trọng lượng nửa người trên, ấn xuống ngực người bệnh ít nhất 4cm đối với trẻ em hoặc 5cm đối với người lớn. Sau đó nâng tay lên.

  5. Lặp lại quy trình này khoảng 100 lần mỗi phút. Đây là động tác ép ngực.

Để giảm thiểu thương tích tiềm tàng, chỉ những người được đào tạo về CPR mới thực hiện hô hấp nhân tạo. Nếu bạn chưa được đào tạo, hãy thực hiện ép ngực cho đến khi có trợ giúp y tế.

Nếu bạn được đào tạo về CPR, hãy ngả đầu nạn nhân về phía sau và nâng cằm để mở đường thở.

  1. Chụm mũi của người đó và bịt miệng họ lại bằng miệng của bạn..

  2. Thổi 2 hơi thật sâu, mỗi hơi khoảng 1 giây, vào miệng nạn nhân và quan sát nếu ngực của nạn nhân có phồng lên.

  3. Tiếp tục xen kẽ giữa các lần ép tim và hô hấp nhân tạo - 30 lần ép tim và 2 lần hô hấp nhân tạo cho đến khi có sự giúp đỡ hoặc nan nhân có dấu hiệu cử động.

Điều trị bất tỉnh?

Nếu bất tỉnh là do huyết áp thấp, bác sĩ sẽ tiêm thuốc để tăng huyết áp. Nếu lượng đường trong máu thấp là nguyên nhân, nạn nhân cần ăn đồ ngọt hoặc tiêm glucose. Nhân viên y tế nên điều trị bất kỳ thương tích nào khiến người bệnh bất tỉnh.

Các biến chứng do bất tỉnh

Các biến chứng tiềm ẩn từ bất tỉnh trong một thời gian dài bao gồm hôn mê và tổn thương não. 

Một người đã được cấp cứu CPR trong khi bất tỉnh có thể bị gãy hoặc rạn xương sườn do ép ngực. Bác sĩ sẽ chụp X-quang ngực và điều trị gãy xương sườn trước khi người bệnh rời khỏi bệnh viện. 

Bị hóc hoặc sặc cũng có thể xảy ra trong lúc bất tỉnh. Thực phẩm hoặc chất lỏng có thể đã chặn đường thở. Điều này đặc biệt nguy hiểm và có thể dẫn đến tử vong nếu không được xử trí kịp thời.

Tiên lượng bệnh

Điều này sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân khiến người bệnh mất ý thức. Tuy nhiên, càng được xử trí cấp cứu kịp thời thì khả năng hồi phục càng cao.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Sơ cứu người bị ngất

 

Bình luận
Tin mới
Xem thêm