Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Sa sinh dục và những hệ lụy không phải ai cũng biết

Sa sinh dục hay còn gọi là sa tử cung, sa dạ con là tình trạng các cơ và dây chằng của sàn chậu bị kéo căng và suy yếu.

1. Ai dễ bị sa sinh dục?

Những phụ nữ thường xuyên lao động nặng nhọc, lao động tay chân, người thường làm việc ở tư thế đứng, cúi, mang vác vật nặng là đối tượng dễ bị sa sinh dục.

Sa sinh dục cũng có thể gặp cả ở phụ nữ chưa từng sinh đẻ, phụ nữ có dây chằng mỏng, tử cung ở tư thế trung gian thẳng trục với âm đạo …Phụ nữ mang thai và sau sinh cũng dễ bị sa sinh dục.

Sa sinh dục hay còn gọi là sa tử cung, sa dạ con là tình trạng các cơ và dây chằng của sàn chậu bị kéo căng và suy yếu.

2. Nguyên nhân và triệu chứng sa tử cung

Nguyên nhân

Đó là do cơ sàn chậu và dây chằng căng ra quá mức, dẫn đến không thể nâng đỡ tử cung. Bên cạnh đó, hẹp khung xương chậu là một trong những bất thường về khung xương dẫn tới hiện tượng sa thành tử cung. Một số yếu tố có thể góp phần làm suy yếu các cơ vùng chậu, bao gồm:

  • Chấn thương tại vùng cơ đáy xương chậu, khi sinh đẻ, chuyển dạ lâu. 

  • Thai nhi có trọng lượng lớn. 

  • Lao động nặng nhọc 

  • Bị táo bón

  •  Béo phì hoặc chỉ số khối cơ thể lớn; 

  •  Ho mãn tính gây áp lực xuống cho phần sàn chậu. 

  •  Sinh đẻ nhiều.

Triệu chứng

Khi bị sa tử cung nếu ở mức độ nhẹ, bạn chỉ thấy âm đạo căng phồng, đau nhức lưng do căng các dây chằng treo tử cung. Nhưng khi bị nặng hơn, sẽ thấy các triệu chứng như sau:

  • Các triệu chứng đường âm đạo: Thấy nặng, cảm thấy phồng, có sức ép. Âm đạo tiết bất thường. Cổ tử cung tụt qua lỗ âm đạo. 

  • Bệnh nhân cảm thấy bị đau lưng, đau bụng dưới, đau vùng xương chậu 

  •  Các triệu chứng tiết niệu như hay bị nhiễm trùng bàng quang, đi tiểu không tự chủ, tiếu nhiều, tiểu són. 

  •  Các triệu chứng đường ruột, tiêu hóa: hay bị đầy hơi, đi ngoài phân lỏng hoặc rắn 

  •  Ảnh hưởng đến sinh hoạt tình dục: đau khi giao hợp. không còn ham muốn.

3. Điều trị và cách hạn chế bị sa sinh dục

Điều trị

Để chẩn đoán sa sinh dục, bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra vùng chậu để xác định vị trí của tử cung, xem tử cung đã nằm đúng vị trí bình thường hay đã có dấu hiệu sa.

Sa sinh dục tùy vào tình trạng của người bệnh có thể được điều trị bằng phương pháp không phẫu thuật và phẫu thuật. Bác sĩ sẽ đưa ra các phương pháp điều trị như:

  • Cắt tử cung và sửa chữa sa cổ tử cung: được áp dụng trong những trường hợp sa tử cung nặng nhất với hầu hết các phẫu thuật được thực hiện là cắt toàn bộ tử cung hoặc bán phần

  • Treo tử cung qua nội soi ổ bụng, mở bụng hở hoặc ngả âm đạo

  • Thực hiện các bài tập phù hợp.

  • Tập vật lý trị liệu sàn chậu với máy tập sàn chậu chuyên sâu

  • Đặt vòng nâng tử cung (Pessary) trong âm đạo

  • Liệu pháp thay thế Estrogen có thể giúp làm chậm sự suy yếu của các cơ vùng chậu và mô liên kết hỗ trợ tử cung.

Sa sinh dục tùy vào tình trạng của người bệnh có thể được điều trị bằng phương pháp không phẫu thuật và phẫu thuật.

(Ảnh minh họa)

Phòng tránh

Nếu tình trạng sa sinh dục không được điều trị, có thể ảnh hưởng đến các cơ quan khác trong vùng chậu như cản trở ruột và bàng quang, đồng thời tác động tiêu cực đến đời sống tình dục. Vì thế bạn cần thực hiện các bước sau:

  • Duy trì sinh hoạt lành mạnh, điều độ.

  • Tập thể dục thường xuyên. Nên áp dụng bài tập Kegel để tăng cường sức mạnh cơ sàn chậu.

  • Duy trì cân nặng hợp lý.

  • Hạn chế rượu bia thuốc lá

  • Tránh bê vác vật nặng.

  • Bệnh nhân cần nghỉ ngơi, không hoạt động quá sức và luôn giữ tinh thần thoải mái.

Bài tập điều trị và hạn chế sa sinh dục

- Có thể thực hiện bài tập khi ngồi trên ghế hoặc nằm dưới sàn;

- Thả lòng vùng cơ phần mông và bụng, duỗi thẳng lưng, hai cánh tay đặt song song đồng thời hai đầu gối co lên;

- Bắt đầu bài tập bằng cách thít chặt cơ sàn chậu và nâng hông lên, giữ trong vòng 2- 5 giây. Sau khi thít chặt cơ, thả lỏng xuống 10 giây nhằm giúp các cơ có thể thư giãn, sau đó lặp lại động tác thít chặt – thả lỏng;

- Lặp lại các động tác 10 lần, có thể tăng số giây thít chặt khi đã quen với bài tập.

Tham khảo thêm thông tin bài viết: Sa sinh dục ở phụ nữ độ tuổi trung niên.

TS. Nguyễn Cảnh Chương (BV Phụ sản Hà Nội) - Theo suckhoedoisong.vn
Bình luận
Tin mới
  • 21/11/2024

    Trị bệnh Parkinson bằng Đông y có hiệu quả không?

    Do các loại thuốc Tây y điều trị bệnh Parkinson thường đi kèm với tác dụng phụ và nguy cơ “nhờn thuốc” khi dùng lâu dài, nhiều người tìm tới các phương pháp Đông y với hy vọng các loại thảo dược tự nhiên sẽ an toàn hơn với cơ thể.

  • 21/11/2024

    Tăng cường sức khỏe xương khớp cho người cao tuổi trong mùa đông

    Khi bước vào giai đoạn lão hóa, cơ thể con người trải qua nhiều thay đổi sinh lý, suy giảm chức năng của hệ cơ xương khớp và dễ mắc phải các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là trong mùa đông lạnh

  • 21/11/2024

    Tức giận - Kẻ thù thầm lặng của sức khỏe

    Tức giận là một cảm xúc bình thường mà ai cũng sẽ trải qua, bởi hiếm ai có thể giữ được bình tĩnh khi bị tấn công, xúc phạm, phản bội hay thất bại... Tuy nhiên, tức giận quá thường xuyên hoặc kéo dài có thể gây ra nhiều vấn đề đối với sức khỏe.

  • 21/11/2024

    Bệnh hô hấp và cách bảo vệ sức khỏe trong mùa lạnh

    Mùa đông đến đi kèm với sự thay đổi nhiệt độ đột ngột, không khí hanh khô và độ ẩm giảm. Những yếu tố này gây nên các bệnh về đường hô hấp, đặc biệt là ở trẻ nhỏ, người cao tuổi và những người có hệ miễn dịch yếu. Các bệnh lý đường hô hấp không chỉ gây khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống mà còn có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời.

  • 20/11/2024

    9 cách chữa đau chân tại nhà hiệu quả

    Đau chân là vấn đề phổ biến ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của nhiều người. Cùng tìm hiểu 9 phương pháp đơn giản, hiệu quả để chữa đau chân tại nhà. Áp dụng đúng cách, bạn có thể giảm đau, cải thiện lưu thông máu và tăng cường sức khỏe cho đôi chân của mình.

  • 19/11/2024

    Các phương pháp điều trị bênh tiêu chảy tự nhiên khi bạn đang cho con bú

    Thật khó khăn khi bạn phải đối mặt với bệnh tiêu chảy, nhất là khi bạn đang phải cho con bú. Trong bài viết này, Viện Y học ứng dụng Việt Nam sẽ chia sẻ một số biện pháp khắc phục tự nhiên để điều trị bệnh tiêu chảy cho các bà mẹ vẫn đang trong thời kỳ nuôi con bằng sữa mẹ.

  • 18/11/2024

    Tại sao người đái tháo đường nên ăn rau đầu tiên?

    Ăn rau đầu tiên trong bữa ăn có tác dụng thế nào với người bệnh đái tháo đường? Thứ tự các ăn các món trong bữa ăn của người bệnh đái tháo đường có gì đặc biệt? Nhân Ngày thế giới phòng chống đái tháo đường 14/11, cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

  • 18/11/2024

    Ngày Trẻ em Thế giới: Bồi dưỡng sức khỏe thể chất và tinh thần cho trẻ

    Ngày Trẻ em Thế giới là dịp để chúng ta cùng nhau tôn vinh và bảo vệ thế hệ tương lai của đất nước. Trong bối cảnh cuộc sống hiện đại với nhiều thay đổi, việc chăm sóc sức khỏe toàn diện cho trẻ em càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.

Xem thêm