Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Rối loạn cương dương có thể là dấu hiệu của bệnh tim

Cương dương là hiện tượng sinh lí tự nhiên, vì vậy khi khả năng cương dương bị mất đi, đó là dấu hiệu cho thấy có điều gì đó không ổn.

Đàn ông có thể cảm thấy khó khăn hoặc không thể đạt được sự cương cứng khi các dây thần kinh bị tổn thương do phẫu thuật cắt bỏ tuyến tiền liệt cấp tính hoặc tổn thương tủy sống. Lo sợ xuất tinh sớm có thể gây ra rối loạn chức năng cương dương ở nam giới trẻ.

Nhưng khi một người đàn ông từ độ tuổi 40 trở lên bắt đầu gặp khó khăn trong việc cương dương, nguyên nhân cơ bản hầu như luôn là bệnh tim mạch hoặc tiểu đường.

Rất ít người đàn ông coi rối loạn cương dương là tin tốt. Tuy nhiên, trong những trường hợp này, việc thay đổi lối sống có thể làm giảm nguy cơ đau tim và đột quỵ và cũng có thể phục hồi khả năng giao hợp. Những thay đổi càng sớm được thực hiện, khả năng phục hồi chức năng tình dục bình càng cao.

Dấu hiệu đầu tiên

Khi một người đàn ông không kiểm tra sức khỏe thường xuyên, rối loạn cương dương có thể là dấu hiệu đầu tiên cho thấy người đó đã mắc bệnh tim mạch hoặc tiểu đường.

Trong cả hai bệnh, mảng xơ vữa tích tụ trong các động mạch, cản trở lưu lượng máu. Các mảng xơ vữa làm chậm lưu lượng máu đến tim có thể gây ra cơn đau tim. Khi động mạch não hoặc cổ bị ảnh hưởng, đột quỵ có thể xảy ra. Khi các động mạch của dương vật bị thu hẹp, rối loạn cương dương xảy ra.

Ngay sau khi một người đàn ông bắt đầu xuất hiện rối loạn cương dương, sẽ cần phải đi khám bác sĩ.

Bác sĩ sẽ khám tim mạch để đánh giá các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch — huyết áp, mỡ máu, đường huyết, cân nặng và tình trạng hút thuốc.

Tùy thuộc vào những trường hợp, thuốc và thay đổi lối sống có thể sẽ giúp giảm nguy cơ đau tim và đột quỵ. Trong khi chỉ thay đổi lối sống có thể không đủ để khôi phục lại khả năng giao hợp, nhưng khả năng làm thành công sẽ cao hơn khi sử dụng thuốc ưu tiên cho rối loạn cương dương.

Bắt đầu điều trị

Việc điều trị đầu tiên cho rối loạn chức năng cương dương thường là một trong những chất ức chế phosphodiesterase type 5 (PDE5): sildenafil (được bán dưới tên Viagra), tadalafil (được bán dưới tên thương hiệu Cialis) hoặc vardenafil (được bán dưới tên thương hiệu Levitra). Hai phần ba đến ba phần tư đàn ông sẽ có thể đạt được sự cương cứng với những loại thuốc này.

Thuốc sẽ không hoạt động nếu lưu lượng máu đến dương vật kém hoặc các dây thần kinh cần thiết để cương dương đã bị tổn thương. Các loại thuốc này cũng có thể không có tác dụng ở nam giới mắc bệnh tim mạch tiến triển, đó là lý do tại sao điều quan trọng là phải tìm các yếu tố nguy cơ tim mạch một cách nghiêm túc khi có dấu hiệu rối loạn chức năng cương dương đầu tiên.

Cải thiện và duy trì khả năng giao hợp

Nếu một chất ức chế PDE5 không có tác dụng ngay lập tức, việc thay đổi lối sống lành mạnh có thể mở đường cho thuốc có hiệu quả.

Không có cách khắc phục nào là dễ dàng. Bạn không thể chỉ áp dụng một thói quen lành mạnh - ví dụ, uống nước ép quả lựu - trong khi tiếp tục lối sống không lành mạnh và hy vọng rằng bệnh tim mạch và rối loạn chức năng cương dương của bạn sẽ biến mất. Nếu bạn có động lực để có một cuộc sống tình dục lành mạnh, một lối sống lành mạnh cho tim là câu trả lời.

Nói chung, những gì là tốt cho sức khỏe mạch máu là tốt cho việc bảo tồn sức khỏe tình dục trong suốt cuộc đời. Điều này có nghĩa là không hút thuốc, duy trì cân nặng bình thường, tập thể dục thường xuyên và ăn một chế độ ăn uống lành mạnh cho tim, chẳng hạn như chế độ ăn Địa Trung Hải.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: 10 điều nên và không nên khi bị rối loạn cương dương

CTV Võ Dung - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo Verywell
Bình luận
Tin mới
  • 19/04/2024

    Vì sao không nên uống trà khi ăn thực phẩm giàu sắt?

    Trà không chỉ là thức uống giải khát mà còn có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, kết hợp trà vào chế độ ăn uống không đúng cách có thể ảnh hưởng đến sự hấp thu sắt của cơ thể, đặc biệt ở người bị thiếu máu do thiếu sắt.

  • 19/04/2024

    Những điều cần biết về bệnh viêm phổi ở trẻ em

    Viêm phổi là một trong những bệnh lý đường hô hấp nghiêm trọng thường gặp ở trẻ em, đặc biệt là những trẻ dưới 5 tuổi có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Bệnh không chỉ gây ra những triệu chứng khó chịu như ho, sốt, khó thở mà còn tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách.

  • 18/04/2024

    Tại sao bạn hay cảm thấy buồn ngủ quá mức?

    Buồn ngủ quá mức là gì và tại sao bạn lại gặp phải tình trạng này? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

  • 18/04/2024

    6 thực phẩm trong chế độ ăn giúp giảm nguy cơ ung thư

    Ung thư có thể phòng ngừa nhờ điều chỉnh lối sống với những thói quen tốt cho sức khỏe như ăn uống lành mạnh. Một số thực phẩm trong chế độ dinh dưỡng có thể hỗ trợ giảm nguy cơ mắc ung thư.

  • 18/04/2024

    Vì sao không nên tập thể dục khi vẫn còn lớp trang điểm?

    Makeup đã trở thành thói quen hàng ngày của nhiều chị em. Nhiều người thậm chí cả đi tập thể dục cũng không quên trang điểm. Tuy nhiên, việc này có thể gây hại cho da.

  • 18/04/2024

    Dị ứng có nên giữ con bạn ở nhà?

    Bệnh dị ứng của con bạn có khiến trẻ phải nghỉ học hoặc cản trở chuyến đi chơi của gia đình không? Mỗi ngày, 10.000 trẻ em ở Hoa Kỳ phải nghỉ học vì các triệu chứng dị ứng.

  • 18/04/2024

    CDC Mỹ cảnh báo về vi khuẩn gây bệnh viêm não mô cầu hiếm gặp

    Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) vừa đưa ra cảnh báo về một chủng vi khuẩn gây ra bệnh viêm màng não mô cầu hiếm gặp đang gia tăng ở Mỹ.

  • 18/04/2024

    Đau thần kinh toạ là gì và những điều cần lưu ý

    Đau thần kinh toạ là một loại đau thường ảnh hưởng đến dây thần kinh thuộc khớp hông, một bó dây thần kinh lớn bắt nguồn từ dưới sống thắt lưng, qua mông và xuống phía sau mỗi chân.

Xem thêm