Nấm móng sẽ phát triển nếu nó được “trợ giúp” bởi các yếu tố như hệ miễn dịch kém, độ pH của da bất thường, môi trường ẩm ướt, tiểu đường, giày nhiều mồ hôi và vệ sinh kém. Tình trạng này cần được điều trị vì nó có thể dẫn đến tách móng, nứt ngón chân và trong trường hợp nặng là mất hoàn toàn móng chân.
Dưới đây là một số các phương pháp chữa trị nhiễm nấm móng:
1. Baking soda và borat natri
Baking soda (bột nở) có sẵn và khá hiệu quả đối với các loại nấm móng chân. Nó cũng sẽ loại bỏ mùi hôi chân. Borat hoặc borat natri là khoáng chất có trong tự nhiên có tác dụng chống nấm hiệu quả vì nó có tính kiềm. Nấm cần môi trường có tính axit để phát triển. Kết hợp baking soda và borat sẽ tạo thành một hỗn hợp nhão. Bôi thứ “hồ” này hai lần mỗi ngày trong ít nhất 1 tuần sẽ loại bỏ được nấm.
2. Tinh dầu cam
Đây là một chất chống nấm tự nhiên. Bôi lên móng hàng ngày. Để dầu ngấm vào khu vực tổn thương. Loại dầu này có thể hơi mạnh với da nhạy cảm. Nhưng bạn có thể sử dụng bằng cách pha loãng dầu cam và thêm dầu nền như dầu oliu. Bôi thử ở một điểm trên da trước khi bôi lên khu vực nhiễm để đảm bảo không bị dị ứng.
3. Tinh dầu tràm
Đây là một bài thuốc đặc biệt. Nó có tác dụng khử trùng và chống nấm. Bôi dầu nguyên chất lên khu vực nhiễm bệnh. Trước khi sử dụng, hãy thoa rượu lên khu vực da này. Sau khi bôi dầu, để ngâm trong khoảng 10 phút. Sau khi nó được hấp thu, chải nhẹ bằng bàn chải mềm. Dầu tràm có thể được trộn với các loại dầu nền tự nhiên như dầu hạnh nhân và dầu oliu.
4. Dầu oải hương
Oải hương có đặc tính chống nấm.Nó là bài thuốc hiệu quả để trị nấm móng nhẹ. Thoa một vài giọt dầu oải hương lên khu vực da bị nhiễm trùng. Loại dầu này nên được sử dụng vào mỗi tối. Cần để ngâm một lúc. Che chân bằng một chiếc tất len để dầu không bị rơi ra trước khi ngấm. Tránh sử dụng tất làm từ chất liệu vải tổng hợp vì nó có thể làm cho tình trạng nhiễm trùng tồi tệ hơn.
5. Bột ngũ cốc
Bột ngũ cốc chứa một dạng nấm tự nhiên vô hại với cơ thể con người. Nó sẽ tiêu diệt candida, loại kí sinh trùng phổ biến nhất gây ra các bệnh nấm thông thường. Dùng một vật chứa, đổ đầy nước. Cho bột ngũ cốc vào đó. Ngâm chân bị nhiễm nấm trong hỗn hợp này ít nhất nửa giờ. Có thể lặp lại thường xuyên nếu muốn.
6. Bôi thuốc chống nấm
Thuốc có thể được bôi tại ngón chân bị nhiễm nấm. Nó cũng có thể kết hợp với các thống chống nấm toàn thân khác. Thuốc cần được bôi ở khu vực nhiễm nấm ít nhất 2 lần/ngày cho đến khi móng mới mọc.
7. Điều trị laze
Phương pháp điều trị này bao gồm phương pháp pinpointe, phương pháp Noveon và phương pháp Fox Diodelaser. Những phương pháp điều trị này rất hiệu quả trong việc chống các nhiễm trùng móng. Chúng tiêu diệt nấm và khiến các nhiễm trùng biến mất.
8. Phẫu thuật
Nấm móng chân có thể được điều trị bằng phẫu thuật. Với phẫu thuật loại bỏ, móng bị nhiễm trùng sẽ được loại bỏ bằng phẫu thuật. Nếu chỉ một phần nhỏ của móng bị nhiễm, phần này có thể được phẫu thuật cắt bỏ. Phương pháp khác là phẫu thuật cắt bỏ gốc móng.
Tầm vóc không chỉ là thước đo chiều cao đơn thuần mà còn phản ánh sức khỏe và sự phát triển toàn diện của một dân tộc. Tuy nhiên, thực trạng chiều cao của người Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế so với bạn bè quốc tế
Mùa xuân đến, mang theo không khí ấm áp và sức sống mới cho vạn vật. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm giao mùa, khí hậu biến đổi thất thường, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, virus và mầm bệnh sinh sôi phát triển.
Ngày 2 tháng 4 hàng năm, thế giới cùng hướng về Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ – một sự kiện do Liên Hợp Quốc khởi xướng nhằm kêu gọi sự quan tâm sâu sắc hơn đến rối loạn phổ tự kỷ (ASD).
Mùa xuân là thời điểm giao mùa, khí hậu thất thường, hanh khô, độ ẩm thấp, dễ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ.
Tuổi mãn kinh không chỉ gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe sinh lý nữ, mà còn ảnh hưởng đến làn da. Chị em phụ nữ nên lưu ý điều gì khi chăm sóc da tuổi ngoài 40?
Giao mùa là thời điểm chuyển tiếp giữa các mùa trong năm, kéo theo sự thay đổi của thời tiết, khí hậu. Đối với người cao tuổi, giai đoạn này thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe do hệ miễn dịch suy giảm và cơ thể dần lão hóa.
Một nghiên cứu mới cho thấy, hoạt động thể chất vừa phải như đi bộ nhanh, yoga, làm vườn… mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong.
Các vấn đề dạ dày khi chạy bộ là một trong những nguyên nhân phổ biến gây khó chịu cho người chạy. Bạn có thể gặp tình trạng co thắt, đau bụng dẫn đến tiêu chảy trong khi chạy.