Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Phục hồi vận động sau đột quỵ

Theo Tổ chức y tế Thế giới (WHO), đột quỵ là “Các dấu hiệu rối loạn chức năng của não (khu trú hoặc toàn thể) phát triển nhanh, kéo dài trên 24 giờ hoặc dẫn đến tử vong, không xác định nguyên nhân nào khác ngoài căn nguyên mạch máu”.

Ngày nay, đột quỵ vẫn là một vấn đề thời sự cấp thiết bởi nó ngày càng phổ biến. Hiện nay, trên thế giới có khoảng 5 triệu người bị đột quỵ. Đây là nguyên nhân hàng đầu gây tàn tật và để lại nhiều di chứng về tâm thần kinh và là gánh nặng cho gia đình và toàn xã hội.

Năm 2005, theo thống kê của Bộ Lao động - Thương binh - Xã hội, cả nước có khoảng 5,3 triệu người tàn tật. Trong đó, khuyết tật vận động chiếm tỉ lệ cao nhất 51,9%; khó khăn về học hành chiếm 12,2%; khó khăn về nhìn chiếm 12,2%, khó khăn về nghe nói chiếm 7,6%; rối loạn tâm thần là 9,2% và động kinh chiếm 6,9%.

Vì vậy, việc giúp người bệnh phục hồi vận động sau đột quỵ, nhanh chóng hòa nhập với cuộc sống bình thường được xem là vấn đề vô cùng cấp thiết và quan trọng.

Quá trình chăm sóc người bệnh giúp phục hồi vận động sau đột quỵ được tiến hành ở nhiều giai đoạn:

Giai đoạn đầu của bệnh đột quỵ: bệnh nhân được điều trị tích cực tại các đơn vị đột quỵ.

Sau khi thoát khỏi giai đoạn hiểm nghèo, người bệnh sẽ được chăm sóc tại các đơn vị phục hồi chức năng, tại nhà với sự hỗ trợ của gia đình...

Phối hợp Đông và Tây y trong điều trị mang lại nhiều hiệu quả. Hiện nay, nhiều phương pháp trong điều trị giúp phục hồi vận động sau đột quỵ đã được chứng minh có hiệu quả như:

- Y học hiện đại có phương pháp dùng thuốc giúp chống co cứng cơ như: tiêm Botilinum toxin nhóm A.

Phương pháp không dùng thuốc của y học hiện đại gồm: vật lý trị liệu, điện trị liệu, liệu pháp tâm thần, liệu pháp ngôn ngữ, liệu pháp nghề nghiệp...

- Y học cổ truyền cũng có nhiều nghiên cứu trong phục hồi vận động cho bệnh nhân sau đột quỵ được chứng minh có hiệu quả như: dùng thuốc Hoa đà tái tạo hoàn, Bổ dương hoàn ngũ thang, thể châm, điện châm...

Đặc biệt, hiện nay, phương pháp châm cứu cải tiến là phương pháp được chứng minh mang lại hiệu quả cao trong phục hồi vận động cho người bệnh sau đột quỵ. Đây là phương pháp đang được áp dụng rộng rãi tại một số bệnh viện như: Đại học Y Dược TPHCM, Y học cổ truyền TPHCM... đem lại nhiều hiệu quả cho người bệnh sau đột quỵ.

Ngày nay, việc hiểu biết và áp dụng kết hợp các phương pháp giữa Y học hiện đại và Y học cổ truyền sẽ giúp bác sĩ có nhiều lựa chọn, góp phần nâng cao hiệu quả phục hồi vận động cho bệnh nhân sau đột quỵ.

Theo yhocduphong.com
Bình luận
Tin mới
  • 21/04/2025

    Chế độ ăn uống phòng và điều trị hạ đường huyết

    Nếu không được xử trí kịp thời, hạ đường huyết có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng. Tuy nhiên, chế độ ăn uống khoa học hoàn toàn có thể hỗ trợ phòng và điều trị hạ đường huyết hiệu quả.

  • 21/04/2025

    Lưu ý quan trọng khi chọn sữa cho trẻ

    Một trong những câu hỏi phổ biến nhất mà các bậc cha mẹ đặt ra trong những năm đầu nuôi con là: "Con tôi nên uống loại sữa nào và vào thời điểm nào?". Từ giai đoạn sơ sinh đến khi cai sữa và chuyển sang chế độ ăn thông thường, vai trò của sữa trong chế độ dinh dưỡng của trẻ thay đổi đáng kể theo từng giai đoạn phát triển.

  • 21/04/2025

    Ảnh hưởng của I-ốt đến chức năng tuyến giáp

    Chức năng tuyến giáp có liên quan chặt chẽ với dinh dưỡng thông qua chế độ ăn uống. Các vi chất dinh dưỡng như i-ốt, selen, sắt, kẽm, đồng, magiê, vitamin A và vitamin B12 ảnh hưởng đến quá trình tổng hợp và điều hòa hormon tuyến giáp trong suốt cuộc đời. Do vậy, những thay đổi trong chế độ ăn uống có thể làm thay đổi hệ vi khuẩn đường ruột, thiếu hụt vi chất dinh dưỡng, dẫn đến những thay đổi trong chức năng tuyến giáp.

  • 20/04/2025

    Nhận thức đúng về thực phẩm giải nhiệt mùa hè

    Mùa hè năm nay được dự báo nắng nóng gay gắt nên thực phẩm giải nhiệt, bảo vệ sức khỏe càng được người dân ưu tiên lựa chọn. Tuy nhiên, người dân cần nhận thức đúng để đưa ra lựa chọn chính xác

  • 20/04/2025

    6 loại thực phẩm nên thận trọng khi dùng chung với dứa

    Dứa là loại trái cây nhiệt đới có hương vị thơm ngon được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, đôi khi việc tiêu thụ dứa với một số loại thực phẩm lại không có lợi cho sức khỏe.

  • 20/04/2025

    7 loại thực phẩm cay giúp chống ngạt mũi và đau đầu do viêm xoang

    Đầu bạn đang đau nhức, bạn bị ngạt mũi, chảy nước mũi, hắt hơi, khó thở, rồi khứu giác và vị giác cũng rối loạn. Đây là những dấu hiệu phổ biến của cảm cúm, dị ứng thời tiết, viêm xoang. Một số thực phẩm có thể giúp bạn giảm các triệu chứng này !

  • 19/04/2025

    4 tác hại nghiêm trọng khi phụ nữ mang thai uống phải sữa giả

    Sữa giả không chỉ đơn giản là không có giá trị dinh dưỡng mà nó còn có thể gây hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe người dùng, đặc biệt là phụ nữ mang thai cần được chăm sóc dinh dưỡng và đảm bảo an toàn sức khỏe.

  • 19/04/2025

    Chế độ ăn cho người bệnh lao vú

    Đối với người mắc bệnh lao vú, chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng để tăng cường hệ miễn dịch, hỗ trợ quá trình điều trị và phục hồi sức khỏe.

Xem thêm