Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Bài thuốc trị sỏi tiết niệu

Sỏi thận tiết niệu là bệnh khá thường gặp ở nước ta. Theo y học cổ truyền, sỏi tiết niệu thuộc chứng thạch lâm, chứng sa lâm, hoặc cát lâm, huyết lâm (đái ra máu), yêu thống,... Người bệnh thường có biểu hiện đau lưng, tiểu tiện ra máu, tiểu tiện khó... Nguyên nhân chủ yếu do thấp nhiệt uất kết, thận hư, khí hư.

Sỏi tiết niệu
Sau đây là một số bài thuốc trị theo từng thể.
Bàng quang thấp nhiệt: Nguyên nhân do ăn nhiều thức ăn cay, nóng, béo, ngọt, hoặc nghiện rượu lâu ngày gây thấp nhiệt, thấp nhiệt lâu ngày làm cho cặn trong nước tiểu tụ thành sỏi. Người bệnh có biểu hiện tiểu tiện ra máu, kèm theo đau quặn bụng, tiểu tiện nhiều lần, đái buốt, miệng đắng họng khô, bụng dưới tức trướng, chất lưỡi đỏ, rêu vàng nhớt, mạch huyền hoạt.
Kim tiền thảo trị sỏi tiết niệu thể bàng quang thấp nhiệt.
 
Dùng bài Tam kim bài thạch thang: kim tiền thảo 30g, kê nội kim 12g, hải kim sa 15g, thạch vĩ 12g, hổ phách 12g, xuyên ngưu tất 12g, cam thảo 5g. Sắc uống ngày 1 thang, trong 7 ngày, ngày uống 3 lần, mỗi lần 1 bát, uống ấm, trước hoặc sau ăn 1 giờ.
 
Nếu đái ra máu thêm cỏ nhọ nồi 16g, tiểu kế 12g. Nếu đau nhiều thêm ô dược 8g, diên hồ sách 8g, uất kim 8g. Rêu lưỡi vàng dày gia hoàng bá, thương truật 10g. Miệng khát gia sinh địa, thạch hộc. Đau lưng nhiều gia đỗ trọng, cẩu tích 12g. Nếu bệnh đã mắc trên 3 tháng gia vương bất lưu hành 12g, tạo thích 8g.
Sơn thù (quả nhót)

Thể khí trệ huyết ứ: Người bệnh có biểu hiện đau thắt lưng, bụng dữ dội, đau lan xuống vùng hạ vị, đến vùng bẹn và cơ quan sinh dục; tiểu buốt, dắt, nước tiểu vàng, đôi khi tiểu máu, chất lưỡi đỏ thẫm, có điểm ứ huyết; mạch huyền hoặc huyền sác.

Dùng bài Thạch vĩ tán, tứ vật đào hồng gia giảm: đào nhân 12g, xuyên khung 12g, ngưu tất 12g, hoạt thạch 15g; kê nội kim 12g, trạch tả 12g, ô dược, xuyên luyện tử đều 9g; hồng hoa, đương quy, đông quỷ tử đều 12g; kim tiền thảo 30g; hải kim sa, xa tiền tử đều 15g; thạch vĩ 12g, cam thảo 5g. Sắc uống trong 7 ngày, ngày 1 thang, chia 3 lần, mỗi lần 1 bát, uống ấm, trước hoặc sau ăn 1 giờ.

Trạch tả

Thể thận khí bất túc: Nguyên nhân do sỏi lâu ngày không khỏi, thấp nhiệt gây hao thương chính khí, hoặc tuổi già, bệnh lâu ngày cơ thể bị hư nhược, hoặc tiên thiên bất túc, lao lực quá độ, dẫn tới thận khí hư suy, không khí hóa được bàng quang gây ra. Người bệnh có biểu hiện tiểu ít, tiểu dắt, nhiều lần, không thông, bụng dưới trướng đầy, lưng gối mềm yếu, lưng lúc đau, lúc không; chất lưỡi đạm, rêu trắng mỏng, mạch tế vô lực. Pháp điều trị: bổ thận ích khí, thông lâm bài thạch.

Dùng phương thuốc Tề sinh thận khí hoàn: thục địa 16g, sơn thù 8g, bạch linh 8g, trạch tả 8g, đơn bì 8g, phụ tử chế 4g, quế chi 4g, ngưu tất 12g, xa tiền tử 12g. Sắc uống trong 7 ngày, ngày 1 thang, chia 3 lần, mỗi lần 1 bát, uống ấm, trước hoặc sau ăn 1 giờ.

Đào nhân
 
Thể thận âm hư suy: Nguyên nhân do sỏi lâu ngày không khỏi, thấp nhiệt gây hao thương chính khí, hoặc tuổi già, bệnh lâu ngày cơ thể bị hư nhược, hoặc tiên thiên bất túc, lao lực quá độ, dẫn tới thận âm suy hư, âm hư hỏa vượng, hư hỏa bức huyết vong hành gây nên tiểu tiện ra máu. Người bệnh có tiểu tiện ra máu, bụng dưới trướng đầy, lưng gối mềm yếu, đầu váng tai ù, triều nhiệt, ra mồ hôi trộm, chất lưỡi đỏ, rêu ít, mạch tế sác. Pháp điều trị: Tư âm giáng hỏa, thông lâm bài thạch.
 
Dùng bài thuốc Bổ thận bài thạch thang: tri mẫu, thục địa, trạch tả, đương quy, hoàng bá đều 12g, kê nội kim 10g, mộc thông 10g; cam thảo, sơn thù đều 6g, kim tiền thảo 30g; hải kim sa, xa tiền tử, hoàng kỳ 15g. Sắc uống trong 7 ngày, ngày 1 thang, chia 3 lần, mỗi lần 1 bát, uống ấm, trước hoặc sau ăn 1 giờ.
Theo SKĐS
Bình luận
Tin mới
  • 24/11/2024

    Thoát vị khe hoành là gì?

    Thoát vị hoành, hay thoát vị khe hoành, xảy ra khi phần trên của dạ dày bị đẩy lên ngực thông qua một lỗ mở ở cơ hoành (cơ ngăn cách bụng với ngực). Tình trạng này xảy ra ở nơi dạ dày và thực quản của bạn nối lại với nhau, còn được gọi là ngã ba thực quản dạ dày. Đôi khi, thoát vị khe hoành không gây ra vấn đề gì và không cần điều trị.

  • 23/11/2024

    Cách giảm đau mỏi chân khi đứng lâu

    Đau chân khi đứng lâu là tình trạng mà nhiều người gặp phải. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể khắc phục vấn đề này bằng một vài thay đổi nhỏ trong thói quen sinh hoạt hàng ngày

  • 23/11/2024

    Triệu chứng và biến chứng của bệnh vẩy nến

    Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh vẩy nến khác nhau tùy thuộc vào từng người và loại bệnh vẩy nến. Mặc dù bệnh vẩy nến là tình trạng mãn tính kéo dài suốt đời, một số người có thể thấy các triệu chứng biến mất trong nhiều tháng hoặc nhiều năm.

  • 22/11/2024

    Thuốc xịt mũi ngừa cúm

    Bạn có bỏ qua mũi tiêm phòng cúm hàng năm vì bạn ghét bị tiêm không? Điều đó có thể hiểu được. Nhưng đừng để điều đó ngăn cản bạn tiêm vắc-xin. Có một lựa chọn khác: dành cho bạn: vắc-xin xịt mũi.

  • 22/11/2024

    Loại tiếng ồn nào tốt cho giấc ngủ?

    Chắc hẳn ai cũng đã từng nghe qua câu chuyện dùng tiếng ồn trắng giúp các bé sơ sinh ngủ ngon và sâu giấc. Vậy đã bao giờ bạn thắc mắc, có những loại tiếng ồn nào và đâu là tiếng ồn dành cho người lớn? Mọi câu hỏi sẽ được giải đáp ngay sau đây.

  • 22/11/2024

    Cách cải thiện triệu chứng đau thần kinh tọa

    Ngày càng nhiều người trẻ bị đau thần kinh tọa với biểu hiện đau phần lưng dưới lan xuống chân. Để kiểm soát cơn đau thần kinh tọa, người bệnh cần điều chỉnh từ thói quen sinh hoạt hàng ngày.

  • 21/11/2024

    Trị bệnh Parkinson bằng Đông y có hiệu quả không?

    Do các loại thuốc Tây y điều trị bệnh Parkinson thường đi kèm với tác dụng phụ và nguy cơ “nhờn thuốc” khi dùng lâu dài, nhiều người tìm tới các phương pháp Đông y với hy vọng các loại thảo dược tự nhiên sẽ an toàn hơn với cơ thể.

  • 21/11/2024

    Tăng cường sức khỏe xương khớp cho người cao tuổi trong mùa đông

    Khi bước vào giai đoạn lão hóa, cơ thể con người trải qua nhiều thay đổi sinh lý, suy giảm chức năng của hệ cơ xương khớp và dễ mắc phải các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là trong mùa đông lạnh

Xem thêm