Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Phụ nữ bị suy giáp cần làm gì để dễ mang thai?

Suy giáp có thể làm ảnh hưởng tới khả năng sinh sản của người phụ nữ. Nếu đã cố gắng rất nhiều mà vẫn chưa có tin vui, bạn nên áp dụng một số điều sau.

Phụ nữ bị suy giáp cần làm gì để dễ mang thai?

Suy giáp khi mang thai có thể ảnh hưởng đến cả bà bầu và thai nhi

Bệnh suy giáp ảnh hưởng gì đến khả năng sinh sản?

Ở Ấn Độ, nhiều phụ nữ mắc chứng suy giáp do thiếu iod. Suy giáp xảy ra khi hormone tuyến giáp hoạt động kém. Nếu tuyến giáp không sản xuất đủ hormone thì sự cân bằng các phản ứng hóa học của cơ thể có thể bị phá vỡ. Tuyến giáp không tạo ra đủ hormone có thể ảnh hưởng rất lớn đến mọi cơ quan trong cơ thể, bao gồm cả hệ sinh sản.

Bệnh suy giáp có thể ảnh hưởng đến khả năng mang thai của bạn

Suy giáp khiến hormone tuyến giáp tiết ra ít sẽ ảnh hưởng đến chức năng của buồng trứng và làm cho chúng sản xuất ít progesterone hơn. phụ nữ bị suy giáp có thể không rụng trứng, hoặc rụng trứng không thường xuyên, điều này ảnh hưởng đến khả năng thụ thai. Ngoài ra, một số nguyên nhân tiềm ẩn của chứng suy giáp như bệnh tự miễn hay bất thường ở tuyến yên cũng có thể khiến phụ nữ bị vô sinh.

Người bệnh suy giáp cần làm gì nếu muốn mang thai?

Nếu bạn đang có kế hoạch mang thai, hãy đi khám và hỏi ý kiến bác sỹ. Tùy vào mức độ nghiêm trọng của bệnh, bác sỹ có thể gợi ý cho bạn sử dụng thuốc hoặc liệu pháp thay thế hormone để khôi phục lại khả năng sinh sản.

Có thể mất khoảng 1 hoặc 2 tháng để mức hormone tuyến giáp của bạn trở lại bình thường. Khi bắt đầu dùng thuốc, bạn phải kiểm tra mức TSH (lượng hormone kích thích tuyến giáp) thường xuyên để đảm bảo nó vẫn đang trong mức bình thường. 

Nên uống thuốc khi bị suy giáp để cải thiện khả năng thụ thai

Người bị suy giáp mang thai cần lưu ý gì?

Một khi bạn đã mang thai, thì việc quan trọng tiếp theo bạn phải làm là duy trì lượng hormone tuyến giáp ở mức bình thường trong suốt thai kỳ. Bác sỹ có thể sẽ điều chỉnh liều thuốc của bạn để giữ lượng hormone TSH luôn trong tầm kiểm soát. Bạn sẽ cần phải được kiểm tra hormone TSH định kỳ trong suốt thai kỳ, thường là khoảng 3 lần.

Đa số các trường hợp, lượng hormone tuyến giáp suy giảm một chút sẽ không ảnh hưởng gì đến em bé hoặc đến thai kỳ của bạn. Tuy nhiên, suy giáp nặng có thể liên quan đến một số biến chứng, bao gồm sảy thai và ảnh hưởng đến sức khỏe của em bé. Do vậy, việc tiếp tục uống thuốc trong suốt thai kỳ là rất quan trọng.

Thanh Tú - Theo Healthplus/The Healthsite
Bình luận
Tin mới
Xem thêm