Tiến sĩ, bác sĩ Lê Thành Lý, Trưởng khoa Tiêu hóa-Gan-Mật, bệnh viện Chợ Rẫy cho biết hội chứng tiêu chảy khi đi du lịch thường do nhiều nguyên nhân:
- Giảm sức đề kháng vì mệt mỏi.
- Tham dự nhiều tiệc tùng với thức ăn lạ.
- Theo G.Dreyfuss đăng tải trên Actualités Pharmaceutiques, nguyên nhân chính vẫn là do nhiễm khuẩn (E.coli 60%, Shigella 10%, Rotavirus & Adenovirus 10%…).
- Vùng địa lý có nguy cơ tiêu chảy du lịch: Đông Nam Á, châu Phi và Mỹ La Tinh có tỷ lệ cao (40% trên tổng số người bị tiêu chảy khi du lịch), trong khi Bắc Mỹ, Bắc Âu, Nhật Bản, Australia chỉ chiếm 10%. Điều này cho thấy khí hậu nóng ẩm và mức độ kiểm soát an toàn vệ sinh thực phẩm ở mỗi quốc gia có vai trò quan trọng trong tiêu chảy du lịch.
Từ đó, bác sĩ Lý đưa ra một số khuyến cáo để người dân phòng và chữa bệnh khi đi xa như sau:
- Những người có cơ địa hay tiêu chảy cần tránh thức ăn khó tiêu, nhiều dầu mỡ, sữa…
- Giữ vệ sinh sạch sẽ, tránh thức ăn, thức uống không đảm bảo an toàn.
- Trước và trong các chuyến đi, bạn nên sử dụng các loại men vi sinh (Lactomin plus, L-bio, Bacivit, Antibio…), một đến 2 gói mỗi ngày sau các bữa ăn. Men vi sinh sẽ là những "chàng hiệp sĩ" bảo vệ đường ruột khỏi sự tấn công của vi khuẩn gây bệnh.
- Khi bị tiêu chảy, trước tiên là phải bù nước và chất điện giải (uống nước pha Oresol).
- Đa số trường hợp tiêu chảy khi đi du lịch đều do thức ăn, do đó không nên uống ngay các thuốc cầm tiêu chảy (như Loperamide, hydroxyt nhôm, nước sắc lá ổi…), mà nên để ruột tống khứ hết độc tố ra ngoài.
- Nếu tiêu chảy kéo dài, sốt…, bạn cần đến gặp bác sĩ để được điều trị kịp thời.
Chất béo là một trong ba nhóm dưỡng chất thiết yếu, cùng với carbohydrate và protein, có vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động sống của cơ thể con người.
Mùa hè đến, cái nắng gay gắt không chỉ khiến cơ thể mệt mỏi mà còn tiềm ẩn những mối nguy hiểm khôn lường đối với sức khỏe, trong đó đột quỵ nhiệt là một trong những tình trạng đáng lo ngại nhất.
Cá cơm là một nguồn dinh dưỡng ấn tượng, mang lại những lợi ích sức khỏe đáng ngạc nhiên.
Kháng sinh (hay thuốc kháng sinh) đóng vai trò then chốt trong y học hiện đại, giúp điều trị hiệu quả các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn.
Chất béo thường bị hiểu lầm là “kẻ thù” của sức khỏe, đặc biệt là đối với tim mạch và cân nặng. Tuy nhiên, các nghiên cứu gần đây cho thấy không phải tất cả chất béo đều có hại. Ngược lại, một số loại chất béo tốt lại đóng vai trò thiết yếu trong việc duy trì năng lượng, hấp thụ vitamin và bảo vệ cơ thể khỏi viêm nhiễm. Trong đó, dầu ăn có nguồn gốc thực vật như dầu ô liu, dầu bơ, dầu mè... không chỉ mang lại hương vị phong phú cho món ăn mà còn cung cấp các acid béo có lợi cho tim mạch, não bộ và hệ miễn dịch.
Mùa hè với những ngày nắng gay gắt không chỉ mang đến niềm vui của những chuyến đi chơi mà còn ẩn chứa nguy cơ sức khỏe mà ít ai để ý: cảm nắng. Đây là một tình trạng nghiêm trọng xảy ra khi cơ thể không thể tự điều hòa nhiệt độ trong môi trường nóng bức, dẫn đến những hậu quả khôn lường nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời.
Gan đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe tổng thể. Lựa chọn đúng loại thực phẩm cũng như tránh những chất có hại góp phần bảo vệ chức năng gan khỏe mạnh.
Tình dục được cho là một hoạt động thú vị, nhưng thật khó để vui vẻ nếu bạn liên tục lo lắng về việc mình đang làm tốt như thế nào. Nếu bạn muốn làm cho cuộc sống tình yêu của mình trở nên hấp dẫn trở lại, hãy tìm hiểu lý do tại sao bạn có thể bị lo lắng về hiệu suất tình dục và nhận một số mẹo để giúp bạn thoải mái.