Trong đó, rối loạn tiêu hóa là vấn đề thường gặp nhất song nhiều người vẫn chưa biết cách phòng tránh. Theo các kết quả nghiên cứu, hệ tiêu hoá của con người là một ống cơ dài đi từ miệng tới hậu môn và các cơ quan phụ đổ chất tiết vào ống tiêu hoá. Đó là các tuyến nước bọt, túi mật và tuyến tuỵ. Bộ máy tiêu hoá có bốn công việc chính: vận chuyển, nhào lộn thức ăn với dịch tiêu hoá; tiêu hoá thức ăn thành những phần nhỏ hơn; hấp thụ thức ăn đã tiêu hoá, chủ yếu diễn ra ở ruột; chuyển hoá các thức ăn đã được hấp thụ thành những dưỡng chất cần thiết cho cơ thể, chủ yếu diễn ra ở gan.
Để hoàn thành các chức năng trên, hệ tiêu hoá thực hiện các hoạt động nhào bóp, bài tiết dịch tiêu hoá, hấp thụ và đào thải. Do "đảm nhiệm" nhiều trọng trách nên các triệu chứng bệnh thường gặp của bộ tiêu hoá rất đa dạng, rải dọc theo ống tiêu hoá. Dưới đây là một số biểu hiện thường gặp về các bệnh tiêu hóa:
1. Đau: đây là triệu chứng rất hay gặp và quan trọng, luôn là triệu chứng chỉ điểm cho một tổn thương nhất định nào đó.
2. Rối loạn về nuốt: có thể là nuốt khó vì không đưa thức ăn vào thực quản được, hoặc đã vào thực quản nhưng khó đi tiếp xuống dưới, bị tắc nghẹn ở một chỗ nào đó. Cũng có thể là bị đau khi nuốt, đau ở phần họng hay đau ở chỗ dừng của thức ăn.
3. Nôn và buồn nôn: nôn là tình trạng các chất đang chứa trong dạ dày bị tống ra ngoài. Còn buồn nôn là cảm giác muốn nôn nhưng không nôn được.
4. Ợ: là tình trạng các chất đang chứa trong dạ dày, thực quản, kể cả chất hơi đi ngược lên miệng; là do rối loạn chức năng vận động của ống tiêu hoá. ợ có nhiều trạng thái phân biệt khác nhau: ợ hơi, ợ nước chua, ợ nước, ợ nước đắng và ợ cả thức ăn.
5. Rối loạn về phân, thể hiện những rối loạn về vận động, tiêu hoá hay hấp thụ. Có thể có các biểu hiện sau đây:
- Khối lượng phân quá nhiều hoặc quá ít; số lượng lần đi ngoài trong ngày cũng quá ít hay quá nhiều.
- Táo bón: phân khô, rắn và thường kèm theo bị đau bụng, chướng hơi.
- Ỉa chảy: phân nát, lỏng; sự tống phân nhanh và phân có nhiều nước.
- Phân sống: phân còn chứa thức ăn chưa được tiêu hoá trọn vẹn.
- Phân có mủ, máu, bọt: những trường hợp này thường là do nhiễm trùng. Rối loạn về dại tiện, gây khó đại tiện, đau hậu môn khi đại tiện hay mót rặn.
6. Rối loạn về sự thèm ăn: không có cảm giác thèm ăn, đầy bụng, khó tiêu, ăn không ngon miệng và đắng miệng.
7. Hiện tượng đầy hơi trong ống tiêu hoá: biểu hiện thường thấy là trung tiện (đánh rấm) nhiều hay không trung tiện được hoặc là sôi bụng.
8. Hiện tượng chảy máu tiêu hoá: người bệnh nôn ra máu đỏ xẩm hoặc đỏ tươi, đôi khi kèm theo thức ăn hoặc đi ngoài ra máu tươi hay đen, nhầy máu như máu cá.
9. Hội chứng kém hấp thụ: biểu hiện trong phân có những thức ăn còn nguyên như chất mỡ và chất thịt.
Theo đó, bốn trường hợp rối loạn về đường tiêu hoá thường gặp nhất là: tiêu chảy, táo bón, đầy bụng, kém hấp thụ. Tuy nhiên, trên thực tế, nhiều người vẫn chưa biết cách xử lý và phòng tránh các bệnh tiêu hóa, khiến tỷ lệ người mắc những bệnh này ngày càng nhiều.
Kiểm tra lại 10 mẹo nhỏ sau sẽ giúp bạn không còn phải lo lắng về việc bỏ qua một số những vật dụng nhỏ trong chuyến du lịch đáng nhớ của mình nữa.
Thực tế không phải bất kỳ lứa tuổi nào cũng sẽ hấp thụ tốt vitamin D.
Một số lỗi sai đơn giản trong việc thực hiện các tư thế tập thể giục có thể sẽ gây hại không nhỏ cho sức khỏe của bạn.
Các chuyên gia khuyên mọi người cần cảnh giác trước những hiện tượng lạ trên cơ thể.
Rau, củ, quả là loại thực phẩm tốt cho sức khỏe. Không chỉ giàu chất xơ mà còn giàu chất chống oxy hóa, carotene, tốt cho sức khỏe tim mạch. Dưới đây là 5 loại rau, trái tốt nhất dành cho trái tim của bạn.
9 loại thực phẩm có thể giúp làm tan mỡ bụng "cứng đầu" bởi chúng cung cấp protein, chất xơ và chất béo lành mạnh trong mỗi bữa ăn, tốt cho quá trình trao đổi chất...
Dù giá trị dinh dưỡng không cao bằng gạo lứt, nhưng gạo trắng ít calo và chất béo hơn, thậm chí hàm lượng vitamin B3 còn cao hơn. Vì vậy, nếu biết kết hợp với món ăn cân bằng dinh dưỡng, bạn hoàn toàn có một bữa cơm tốt cho sức khỏe mà không lo tăng cân hay tăng đường huyết.
Với điện thoại, TV và iPad xung quanh, có thể bạn sẽ cảm thấy khó khăn khi nghĩ đến việc giới hạn thời gian sử dụng thiết bị của trẻ. Thời lượng xem TV bao nhiêu là tốt và phù hợp cho trẻ? Trẻ có nên sử dụng các thiết bị cầm tay cả ngày không? Bạn có thể lo lắng về những gì đã trở thành bình thường đang xảy ra hàng ngày với trẻ khi sử dụng các thiết bị điện tử. Bài viết dưới đây cung cấp những thông tin về việc quản lí thời gian sử dụng các thiết bị điện tử với trẻ.