Trẻ được xem là béo phì, hay nặng cân quá khi có trọng lượng cơ thể hơn mức trung bình so với chiều cao và độ tuổi từ 20% trở lên. Nếu con số đấy vượt quá 40% thì bạn nên đưa con đi kiểm tra xem bé có bị béo phì hay không? Hoặc cha mẹ nên quan sát xem con mình có những cuốn mỡ ngấn lên thì khả năng đứa trẻ là béo phì. Chứng béo phì không do bất cứ đặc tính gia đình hay bệnh hormon nào. Chủ yếu là do những thói quen không tốt về mặt ăn uống, thường được cho ăn nhiều quá.
Những đứa trẻ béo phì có khuynh hướng lớn lên sẽ trở thành những người béo mập có nhiều nguy cơ bị bệnh tim mạch, cao huyết áp, đái tháo đường, ung thư, ngừng thở khi ngủ và rối loạn về khớp xương…
Trẻ béo phì sẽ không tự tin nếu như chúng bị bạn bè trêu đùa hay bị tẩy chay khỏi các trò chơi tập thể. Để giúp trẻ tự tin hơn, bạn hãy tìm cho trẻ những người bạn tốt có thể chấp nhận chúng một cách bình thường, tạo cơ hội cho trẻ tham gia các trò chơi mà chúng ưa thích.
Cần tránh cho trẻ ăn bánh ngọt, bánh quy, kẹo và các loại nước ngọt có đường…
Nguyên nhân của bệnh béo phì là gì?
Do trẻ tiêu thụ lượng calo quá mức cần thiết như ăn quá nhiều hoặc hay ăn vặt để thoát khỏi các tình trạng rối loạn về cảm xúc như stress, trầm cảm, lo lắng hoặc quá vui vẻ.
Do di truyền trong gia đình; do rối loạn chuyển hóa hoặc hormon; trẻ ít vận động.
Kế hoạch điều trị bệnh béo phì ở trẻ như thế nào?
Gia đình nên tham khảo ý kiến bác sĩ để biết được cân nặng phù hợp nhất cho trẻ dựa trên chiều cao, độ tuổi, vóc dáng và giới tính của trẻ. Nếu được bác sĩ khuyến cáo thì trẻ nên tham gia vào chương trình giảm cân đặc biệt.
Cha mẹ hãy xem xét chứng béo phì có phải do cưng chiều quá mức trong vấn đề ăn uống không. Có thể tham khảo ý kiến chuyên gia dinh dưỡng về chế độ ăn thích hợp và các thói quen dinh dưỡng tốt cho sức khỏe. Cha mẹ nên dự kiến thay đổi chế độ ăn của con bạn, chính bản thân bạn cũng phải theo những nguyên tắc đó để nêu gương tốt cho con.
Ảnh minh họa
Cần cho trẻ ăn chế độ với các loại thức ăn ít chế biến, giàu chất xơ hơn như bột còn nguyên cám, gạo lức, trái cây và rau tươi để bảo đảm rằng trẻ vẫn có chế độ ăn cân bằng với đủ vitamin và khoáng chất. Giảm bớt bột, đường tinh luyện trong nấu ăn. Tránh bánh ngọt, bánh quy, kẹo và các loại nước ngọt có đường…
Cố gắng đừng chiên thức ăn, thay vào đó nên nướng hoặc hấp, loại bỏ thức ăn có mỡ, cho trẻ ăn bánh mì nướng giòn, cần tây hay táo. Đừng mua những đồ ăn vặt nhiều béo, đường hoặc muối về nhà.
Khuyến khích trẻ uống nhiều nước. Tạo điều kiện cho trẻ tham gia thường xuyên các trò chơi vận động thú vị. Hạn chế thời gian xem ti vi và chơi game của trẻ. Hãy để trẻ tiêu hao năng lượng bằng cách bò hoặc tập đi. Ðối với trẻ lớn, nên tập cho trẻ chơi những trò chơi sống động.
Quá trình giảm cân của trẻ không hề dễ dàng, cha mẹ hãy tích cực hỗ trợ cho trẻ trong quá trình giảm cân.
Ăn nhiều rau củ, trái cây tươi vốn luôn là nền tảng của một chế độ ăn uống lành mạnh. Với người bệnh đái tháo đường, việc ăn nhiều loại rau giàu dưỡng chất và chất xơ còn giúp kiểm soát đường huyết tốt hơn, đồng thời giúp người bệnh phòng ngừa nhiều biến chứng trên tim, mắt, thận, thần kinh…
Mùa xuân, khi vạn vật sinh sôi, cây cối đâm chồi nảy lộc, cũng là lúc nhiều người phải đối mặt với những triệu chứng khó chịu của tình trạng dị ứng.
Nhịn ăn gián đoạn là biện pháp giảm cân phổ biến trong những năm gần đây. Tuy nhiên một phát hiện mới cho thấy, nên cân nhắc thời gian áp dụng chế độ ăn này ở những người trẻ tuổi vì nó có thể làm trầm trọng thêm bệnh đái tháo đường.
Vệ sinh răng miệng đúng cách là điều cần thiết cho răng và nướu khỏe mạnh. Và chúng đặc biệt quan trọng đối với những người dễ bị sâu răng. Vì vậy, hãy tiếp tục đánh răng hai lần mỗi ngày và dùng chỉ nha khoa thường xuyên. Với suy nghĩ đó, bài viết này sẽ giúp bạn hiểu lý do tại sao sâu răng vẫn có thể xảy ra ngay cả khi bạn chăm sóc răng miệng tốt và bạn có thể làm gì để giảm nguy cơ này.
Mỗi ngày chỉ ăn một bữa - có rất nhiều lý do để không ít người thực hiện cách ăn này như giảm cân, thải độc. Phương pháp này hiện đang được truyền tai nhau như một trào lưu.
Trong Đông y, táo đỏ được xếp vào nhóm thuốc không có độc, có thể sử dụng lâu dài. Gần đây, táo đỏ đã trở thành một “cơn sốt” trong cộng đồng nhờ được quảng bá như một thực phẩm bổ dưỡng, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Tình trạng rụng tóc phản ánh nhiều điều về sức khỏe và thói quen sinh hoạt hàng ngày. Khi phát hiện dấu hiệu tóc rụng nhiều, bạn có thể làm gì để mái tóc không thưa dần thêm?
Sinh mổ hay còn gọi là sinh mổ lấy thai ngày càng phổ biến vì nhiều lý do. Có khoảng 30% ca sinh nở ở Hoa Kỳ diễn ra bằng phương pháp mổ lấy thai. Hãy cùng VIAM tìm hiểu một số tác dụng phụ có thể xảy ra với mẹ sau khi sinh nhé.