Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Phẫu thuật tạo hình: Thành tựu và triển vọng

Phẫu thuật tạo hình (Plastic surgery) là chuyên khoa y học nhằm phục hồi chức năng cho cơ thể, trong đó có phẫu thuật thẩm mỹ.

Nhờ công nghệ phát triển, đặc biệt là lĩnh vực gây mê và khử trùng, làm cho phẫu thuật tạo hình ngày càng hoàn thiện.

Phẫu thuật tạo hình và thành tựu

Phẫu thuật tạo hình đảm nhận chức năng sửa chữa, tái tạo hay phục hồi chức năng cho các bộ phận trên cơ thể, nhất là các bệnh lý ở da và mô mềm, trừ các bộ phận nội tạng. Hoặc phẫu thuật các khối u ở da, kể cả u bẩm sinh, tự phát, lành tính hay ác tính, u da hay u máu, u ở vùng đầu hay vùng cổ... Còn phẫu thuật thẩm mỹ (Cosmetic surgery) là dạng khá phổ biến trong phẫu thuật tạo hình. Rất đa dạng như phẫu thuật, thủ thuật, biện pháp nhằm cải thiện những thiếu sót hay sự chưa hoàn chỉnh trên cơ thể hay chỉnh sửa chữa những dấu hiệu xuống cấp do tuổi tác gây ra như làm căng da mặt, hút mỡ..., thường được thực hiện theo yêu cầu của khách hàng.

Nói đến phẫu thuật tạo hình, nhiều người cho rằng tốn kém, chỉ có những người giàu có mới thực hiện. Giả thiết này chưa thật chính xác, nó chỉ đúng với những ca phẫu thuật thẩm mỹ làm đẹp thuần tuý như nâng ngực, chỉnh sửa cằm, nâng mũi... còn phẫu thuật tạo hình là một chuyên khoa y học rộng hơn, có lịch sử lâu dài. Những người đảm nhận công việc không chỉ được đào tạo cơ bản mà còn có kinh nghiệm,  và ý thức chuyên nghiệp cao.

phau thuat tao hinh, thanh tuu va trien vong phau thuat tao hinh

Theo y văn thế giới, sự khởi đầu của phẫu thuật tạo hình được tính từ thế kỷ 16, khi bác sĩ Gaspare Tagliacozzi, người Italia mô phỏng kỹ thuật được người Ấn Độ viết trước đó 1.000 năm,  phẫu thuật tạo hình thành công một chiếc mũi hư ,gâycho một bệnh nhân bằng cách sử dụng mô từ cánh tay của chính người bệnh. Từ đây, thuật ngữ  plastic trong plastic surgery, có nghĩa là “nhựa”,  được chính thức sử dụng vào năm 1837, tức 18 năm trước khi nhựa được con người phát minh. Nguyên thuỷ, thuật ngữ plastic có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp pastikos, có nghĩa là khuôn hoặc hình dạng, nên đã được giới y học dùng để nói về thủ thuật phẫu thuật tạo hình, tập trung vào việc tái thiết các bộ phận cơ thể bị dị dạng hoặc hư hỏng, chứ không đơn thuần là phẫu thuật thẩm mỹ. Từ giữa thế kỷ 19 trở đi, những tiến bộ trong gây mê và khử trùng ra đời đã làm cho phẫu thuật tạo hình trở nên táo bạo hơn, phát triển mạnh hơn như nâng cằm, nâng mũi, hoặc nâng ngực... mặc dù vẫn chưa được công nhận chính thức là một chi nhánh của y học.

Ca phẫu thuật nâng ngực thành công đầu tiên là ca thay thế khối u lớn bên vú trái của một phụ nữ do bác sĩ phẫu thuật người Đức Vincenz Czerny đảm nhận, sử dụng một khối u lành tính chứa lipoma, chất béo tốt, lấy từ một bệnh nhân khác. 70 năm sau, vào năm 1895, giới phẫu thuật mới bắt đầu sử dụng vật liệu cấy ghép vú thương mại. Paraffin, miếng xốp ngâm rượu, và sáp ong đều thất bại khi dùng cho cấy ghép nâng vú, trước khi vật liệu silicone được thử nghiệm thành công trên chó vào năm 1960 bởi bác sĩ người Mỹ tên là Frank Gerow. Người đầu tiên được cấy ghép nâng ngực bằng vật liệu này là một phụ nữ  Mỹ, tên là Timmie Jean Lindsey.

Từ năm 1900, những ca phẫu thuật tạo hình đầu tiên thành công là nhờ tiến bộ trong lĩnh vực gây mê và sát trùng. Khi Chiến tranh thế giới I bùng nổ, bác sĩ Harold Gillies người New Zealand được xem là cha đẻ của phẫu thuật tạo hình của thế giới hiện đại. Chì trong vòng 8 năm, từ năm 1917 đã có  hơn 11.000 ca phẫu thuật tạo hình được thực hiện cho hơn 3.000 binh sĩ, kể cả  phẫu thuật tạo da và ghép cơ. Do kháng sinh chưa được sử dụng phổ biến nên nhiễm trùng luôn luôn là một mối quan tâm lớn đối với ngành phẫu thuật nói chung và phẫu thuật tạo hình nói riêng.

Phẫu thuật tạo hình và những triển vọng

Một trong những thành tựu trong lĩnh vực phẫu thuật tạo hình là giúp làm tăng mức độ an toàn cho ô tô, thông qua những đóng góp của các bác sĩ phẫu thuật tạo hình. Đó là 5 cải tiến của hãng Chrysler để làm tăng tính an toàn cho tài xế như các nút cao su thay cho cấu trúc thép, tay nắm cửa tròn dạng lõm hay cải tiến bảng điều khiển và dùng dây an toàn... Đây là cải tiến tuy nhỏ, nhưng rất hữu ích dựa trên  kinh nghiệm phẫu thuật tạo hình mang lại.

Phẫu thuật tạo hình không chỉ bó hẹp trong lĩnh vực phục hồi chức năng bệnh lý da và mô mềm, nó còn được dùng để cấy ghép tay. Đó là những ca phẫu thuật của Dr. Warren Breidenbach, Giám đốc Phân ban tái tạo và phẫu thuật ĐH Arizona (UOA) Mỹ. Và ngay trong năm 2016 này, UOA sẽ thực hiện dự án thành lập một viện nghiên cứu cấy ghép mô composit và nghiên cứu ức chế miễn dịch. Dự kiến, bệnh nhân đầu tiên là Matthew Scott, người bị mất tay trong một tai nạn pháo hoa, để kiểm chứng khả năng hệ thống miễn dịch vật chủ từ chối hay chấp nhận bàn tay hiến tặng. Ngoài ra,  phẫu thuật tạo hình còn được xem là lĩnh vực “vô biên giới”, trong đó có cả phẫu thật, cấy ghép hoàn toàn một khuôn mặt, hay một chiếc đầu dự kiến sẽ được “khởi nghiệp” vào năm 2017 sắp tới.

Phẫu thuật tạo hình và phẫu thuật thẩm mỹ là động lực thúc đẩy cho “du lịch y học “ phát triển. Đây là hiệu ứng “đômino”, một mũi tên trúng nhiều đích, đã và đang được dự luận quan tâm , hưởng ứng. Để giúp cho lĩnh vực này phát triển, nhiều nơi tại Mỹ còn đưa ra áp dụng kỹ thuật mới, phẫu thuật không dùng dao kéo, ít xâm lấn như khử nếp nhăn, nâng mặt, giảm tối thiểu thời gian lành vết thương và sẹo. Thậm chí, bác sĩ phẫu thuật Doug Steinbrech ở New York còn chào hàng dịch vụ nâng mặt, nâng mũi miễn phí. Hoặc Dr. Doris Day cho biết sẽ áp dụng thủ thuật siêu âm, tiếp theo là Botox và phương pháp điều trị laser. Siêu âm ở đây tương tự như trong kỹ thuật hút mỡ truyền thống mà tuyệt nhiên không dùng đến dao kéo.

“Du lịch y học” phẫu thuật thẩm mỹ đang phát triển sôi động ở nhiều nơi, như phẫu thuật nâng mũi ở Mexico và Brazil. Hai quốc gia này hiện đang được mệnh danh là “cái rốn” của thị trường du lịch chữa bệnh. Hoặc Dubai và Thái Lan cũng là thị trường sôi động không kém, nhất là cho du khách phương Tây, bởi thế mạnh về giá cả và chất lượng. Thái Lan hiện được xem là thị trường du lịch y tế lớn nhất thế giới và khu vực, với các trang thiết bị tiên tiến, đội ngũ phẫu thuật viên được đào tạo bài bản, cùng với cơ sở hạ tầng khác như bệnh viện và nhiều khách sạn khá là hoàn hảo. Chỉ tính riêng năm 2013, Thái Lan đã thu về trên 4, 3 tỉ USD từ “du lịch chữa bệnh”.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Botox mỹ phẩm

DS. Trang Nhung - Theo Sức khỏe & Đời sống/Listverse
Bình luận
Tin mới
  • 02/04/2025

    Nâng cao tầm vóc Việt

    Tầm vóc không chỉ là thước đo chiều cao đơn thuần mà còn phản ánh sức khỏe và sự phát triển toàn diện của một dân tộc. Tuy nhiên, thực trạng chiều cao của người Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế so với bạn bè quốc tế

  • 01/04/2025

    Tăng cường miễn dịch cho trẻ mùa xuân

    Mùa xuân đến, mang theo không khí ấm áp và sức sống mới cho vạn vật. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm giao mùa, khí hậu biến đổi thất thường, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, virus và mầm bệnh sinh sôi phát triển.

  • 01/04/2025

    Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ: Hiểu đúng và đồng hành cùng người tự kỷ

    Ngày 2 tháng 4 hàng năm, thế giới cùng hướng về Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ – một sự kiện do Liên Hợp Quốc khởi xướng nhằm kêu gọi sự quan tâm sâu sắc hơn đến rối loạn phổ tự kỷ (ASD).

  • 31/03/2025

    Chăm sóc da cho bé vào mùa xuân: Mẹo nhỏ cho mẹ

    Mùa xuân là thời điểm giao mùa, khí hậu thất thường, hanh khô, độ ẩm thấp, dễ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ.

  • 30/03/2025

    Những thay đổi về làn da tuổi mãn kinh

    Tuổi mãn kinh không chỉ gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe sinh lý nữ, mà còn ảnh hưởng đến làn da. Chị em phụ nữ nên lưu ý điều gì khi chăm sóc da tuổi ngoài 40?

  • 30/03/2025

    Người cao tuổi và bệnh giao mùa

    Giao mùa là thời điểm chuyển tiếp giữa các mùa trong năm, kéo theo sự thay đổi của thời tiết, khí hậu. Đối với người cao tuổi, giai đoạn này thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe do hệ miễn dịch suy giảm và cơ thể dần lão hóa.

  • 29/03/2025

    Đi bộ nhanh mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong

    Một nghiên cứu mới cho thấy, hoạt động thể chất vừa phải như đi bộ nhanh, yoga, làm vườn… mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong.

  • 29/03/2025

    Tại sao bạn bị đau bụng khi chạy?

    Các vấn đề dạ dày khi chạy bộ là một trong những nguyên nhân phổ biến gây khó chịu cho người chạy. Bạn có thể gặp tình trạng co thắt, đau bụng dẫn đến tiêu chảy trong khi chạy.

Xem thêm