Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Phân biệt động kinh và rối loạn co giật

Động kinh và co giật là hai khái niệm thường dễ gây nhầm lẫn. Mặc dù hai khái niệm này đôi khi có thể được sử dụng thay thế cho nhau, nhưng động kinh và các rối loạn co giật là hai tình trạng khác nhau.

Tìm hiểu về động kinh và rối loạn co giật

Động kinh là một sóng điện não duy nhất xảy ra. Còn một rối loạn co giật lại là khi một người có nhiều cơn co giật.

Động kinh là gì?

Động kinh là khi một dòng điện phóng ra bất ngờ từ não. Việc này sẽ dẫn đến các vấn đề về tế bào não, gây ra những thay đổi về cách bạn suy nghĩ và cách bạn hành động. Động kinh cũng có thể gây ra các triệu chứng như co cơ, co rút tay chân và mất ý thức.

Động kinh là sự kiện một lần. Nếu bạn bị động kinh nhiều hơn một lần, bác sỹ có thể sẽ chẩn đoán tình trạng này là rối loạn mở rộng. Theo Tổ chức động kinh Hoa Kỳ, một khi bạn bị động kinh một lần và không rõ nguyên nhân, bạn sẽ có khoảng 50% cơ hội bị động kinh lần thứ hai. Cơn động kinh thứ hai thường xảy ra cách lần đầu khoảng nửa năm.

Rối loạn co giật là gì?

Rối loạn co giật là khi bạn có hai hoặc nhiều hơn hai cơn co giật.  Nếu bạn đã từng bị hai cơn co giật, bạn sẽ có nguy cơ khoảng 80% tái phát các cơn co giật này.

Nhưng nếu bạn chỉ có một cơn cơ giật duy nhất, điều này không có nghĩa là bạn bị động kinh. Để chẩn đoán động kinh hay rối loạn co giật, bạn cần phải có ít nhất hai cơn co giật “vô cớ”

Co giật vô cớ có những nguyên nhân rất tự nhiên như các yếu tố về gen hoặc mất cân bằng trao đổi chất trong cơ thể. Trái lại, co giật có nguyên nhân lại thường có lý do cụ thể như những chấn thương tại não hoặc đột quỵ.

Nguyên nhân của những cơn co giật là gì?

Với những tình huống thông thường, các tế bào não sẽ dùng điện não để liên lạc qua các nơron thần kinh để truyền thông tin. Co giật sẽ xảy ra khi các tế bào não hoạt động bất thường, làm các nơron thần kinh không được gửi đi hoặc gửi sai tín hiệu.

Có khoảng 50% số bệnh nhân bị co giật hiện chưa biết rõ nguyên nhân của các bất thường trong các đáp ứng của tế bào não. Nhưng một số tình trạng nhất định có thể gây ra co giật, như:

  • Bệnh Alzheimer hoặc chứng mất trí
  • Các vấn đề về tim mạch như đột quỵ hoặc đau tim
  • Chấn thương đầu hoặc não bộ (bao gồm cả chấn thương trước khi sinh)
  • Lupus
  • Viêm màng não

Các nghiên cứu còn cho rằng một số gen và một số tình trạng bẩm sinh có thể gây ra co giật.

Ai là người dễ bị động kinh và rối loạn co giật?

Có rất nhiều yếu tố nguy cơ có thể làm tăng khả năng bị động kinh hoặc các rối loạn co giật:

  • Đã từng bị nhiễm trùng não hoặc chấn thương
  • Có khối u não
  • Có tiền sử bị đột quỵ hoặc một loại co giật gọi là co giật do sốt cao phức tạp
  • Dùng một số loại thuốc kích thích và những loại thuốc khác
  • Dùng thuốc quá liều
  • Tiếp xúc với các hóa chất độc hại

Hãy cẩn thận nếu bạn bị Alzheimer, suy gan thận hoặc tăng huyết áp nặng mà không được điều trị bởi bạn sẽ dễ bị động kinh hoặc các rối loạn co giật.

Nếu bác sỹ chẩn đoán bạn bị rối loạn co giật, những yếu tố sau có thể làm tăng nguy cơ bị động kinh của bạn:

  • Căng thẳng
  • Không ngủ đủ
  • Uống rượu
  • Thay đổi hoocmôn (bao gồm cả việc thay đổi hoocmôn trong chu kỳ kinh nguyệt)

Động kinh và rối loạn co giật được điều trị như thế nào?

Không có phương pháp nào có thể dự phòng được tất cả các dạng của 2 tình trạng này. Nhưng có rất nhiều cách để có thể dự phòng được động kinh hoặc tránh các nguyên nhân gây ra co giật.

Dùng thuốc chống động kinh

Phẫu thuật: Mục tiêu là sẽ loại bỏ phần não nơi các cơn co giật khởi phát

Thay đổi bữa ăn: Thay đổi về thói quen ăn uống cũng có thể có ích. Bác sỹ có thể sẽ khuyên bạn ăn ít tinh bột và protein nhưng nhiều chất béo. Chế độ ăn này sẽ thay đổi các chất hóa học trong não và có thể làm giảm tần suất bị co giật.

Từng trải qua các cơn co giật là một trải nghiệm đáng sợ. Nhưng nếu bạn được điều trị đúng, bạn có thể sẽ có ít triệu chứng hơn hoặc dự phòng được các triệu chứng.

Thông tin thêm tham khảo tại bài viết: Bệnh động kinh ảnh hưởng đến cơ thể như thế nào

Bình luận
Tin mới
  • 24/04/2024

    Ngủ không quá 5 giờ mỗi đêm khiến da chảy xệ và nhiều nếp nhăn gấp đôi

    Thiếu ngủ là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây lão hoá da. Nghiên cứu cho thấy người ngủ không đủ giấc làm tăng gấp đôi nếp nhăn và sự chảy xệ da so với người có giấc ngủ chất lượng.

  • 24/04/2024

    Mẹo chăm sóc da dầu mùa Hè

    Nhiệt độ cao kết hợp với ánh nắng khiến tuyến bã nhờn trên da hoạt động mạnh mẽ, da đổ nhiều dầu và dễ nổi mụn. Một vài mẹo chăm sóc da dưới đây giúp bạn kiểm soát dầu nhờn trên da.

  • 24/04/2024

    Nỗi lo an toàn thực phẩm mùa nắng nóng

    Thời tiết nắng nóng càng làm tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm. Cùng với sự quản lý của cơ quan chức năng, người dân cần nâng cao ý thức trách nhiệm, bởi nếu xuê xoa với bất kỳ vi phạm an toàn thực phẩm dù là nhỏ cũng gây hậu quả khôn lường.

  • 24/04/2024

    Tránh ăn gì khi bị viêm kết mạc để nhanh khỏi?

    Tuy chế độ ăn không giúp chữa khỏi viêm kết mạc (đau mắt đỏ) nhưng việc hạn chế ăn một số loại thực phẩm, đồ uống có thể giúp giảm bớt các triệu chứng và thúc đẩy quá trình phục hồi nhanh hơn.

  • 24/04/2024

    Triệu chứng của ung thư buồng trứng

    Hiện nay, ngày càng nhiều phụ nữ bị mắc phải căn bệnh ung thư buồng trứng, vậy triệu chứng của bệnh là gì, hãy cũng tìm hiểu ở bài viết dưới đây.

  • 23/04/2024

    Các phương pháp giảm đau nửa đầu mạn tính

    Chứng đau nửa đầu mạn tính có thể phòng ngừa và được điều trị một cách triệt để. Hiện nay, có rất nhiều loại thuốc và cũng như các phương pháp điều trị thích hợp giúp làm giảm các cơn đau nửa đầu mạn tính.

  • 23/04/2024

    Căng thẳng quá mức gây suy giảm nhiều chất dinh dưỡng trong cơ thể

    Căng thẳng mạn tính và kéo dài không chỉ ảnh hưởng sức khoẻ tinh thần mà còn khiến cơ thể có nguy cơ cạn kiệt nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu, ảnh hưởng đến khả năng miễn dịch và sự phục hồi thể chất.

  • 23/04/2024

    7 mẹo giúp trẻ tránh xa đồ ăn vặt không tốt cho sức khỏe

    Trẻ em thường bị thu hút bởi đồ ăn vặt. Với bao bì đầy màu sắc và hương vị hấp dẫn, những món ăn nhẹ không lành mạnh này thường khiến trẻ thích thú và muốn ăn nhiều hơn.

Xem thêm