Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Nồng độ kháng thể thấp dẫn đến vấn đề gì về sức khỏe?

Nồng độ kháng thể thấp có thể là do hệ miễn dịch của cơ thể suy giảm. Khi đó, cơ thể sẽ gặp những vấn đề bất lợi về sức khỏe.

Ảnh minh hoạ

Dễ nhiễm một số bệnh về hô hấptiêu hóa

Kháng thể được tạo ra khi cơ thể phản ứng với các yếu tố lạ. Cơ thể nào có khả năng hình thành kháng thể càng mạnh thì khả năng miễn dịch chống lại các bệnh nhiễm khuẩn càng cao. Kháng thể chủ yếu được tiết ra bởi tế bào Lympho B, đặc biệt ở các niêm mạc màng nhầy, kháng thể luôn có mặt để nhận biết và vô hiệu hóa các tác nhân gây bệnh.

Khi cơ thể có ít hoặc không có kháng thể, các kháng nguyên lạ này không bị vô hiệu hóa, chúng dễ dàng xâm nhập vào cơ thể. Ở đường hô hấp, chúng gây viêm mũi dị ứng, viêm xoang, viêm phổi…. trong khi ở đường tiêu hóa, chúng gây rối loạn tiêu hóa, viêm ruột, táo bón…

Ảnh minh hoạ

Tái nhiễm sau khi đã khỏi do nồng độ kháng thể thấp

Nhiều ca dương tính với virus SARS-CoV-2 sau khi điều trị đã cho xét nghiệm âm tính. Nhưng sau một thời gian ngắn lại tái nhiễm. Theo một nghiên cứu gần đây tại Đại học Phúc Đán Trung Quốc cũng chỉ ra, nồng độ kháng thể thấp có thể có nguy cơ tái nhiễm COVID-19. Điều này cho thấy, cơ thể người bệnh không đủ kháng thể để chống lại virus nên dẫn đến sự tái nhiễm.

Nồng độ kháng thể trong cơ thể càng cao thì phản ứng miễn dịch diễn ra càng nhanh và mạnh. Chính vì vậy, cơ thể thực sự rất cần kháng thể để bảo vệ chúng khỏi tác nhân gây bệnh. Nhờ hoạt động của hệ miễn dịch, cơ thể sẽ được bảo vệ và hạn chế các rủi ro về sức khỏe.

Một số biện pháp giúp tăng nồng độ kháng thể

Bổ sung bào tử lợi khuẩn Bacillus giúp kích thích tế bào lympho B của cơ thể tăng tổng hợp kháng thể IgA tại các bề mặt niêm mạc màng nhầy. Kháng thể IgA ngăn cản sự xâm nhiễm của virus tại mũi, họng để bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây hại.

Trong đường tiêu hóa, Bào tử lợi khuẩn Bacillus kích thích tổng hợp IgA, giúp ngăn chặn sự xâm nhập của các tác nhân từ bên ngoài cũng như các tác nhân gây hại từ bên trong cơ thể. Bảo vệ đường tiêu hóa bởi sự tấn công của chúng.

Tại các vị trí niêm mạc màng nhầy như mũi, họng và trong đường tiêu hóa, bào tử lợi khuẩn Bacillus còn có khả năng gắn kết và giữ lại các virus trên bề mặt của chúng, nhờ đó các virus sẽ không còn được tự do để phát huy hoạt động gây hại của chúng.

Bacillus vào trong ruột còn có khả năng sản xuất rất mạnh nhiều loại các enzymes tiêu hóa như protease, amylase, lipase giúp cơ thể tiêu hóa tốt nguồn thức ăn hàng ngày... giúp chúng ta có một cơ thể khỏe mạnh.

Ảnh minh hoạ

Bổ sung thực phẩm giàu vitamin như các loại rau củ, trái cây, cá, các loại hạt, khoai lang… và kali, kẽm cũng như các khoáng chất khác giúp cho cơ thể tăng đề kháng.

Duy trì chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học vì đây là điều kiện cần giúp cơ thể luôn dồi dào năng lượng. Hơn nữa, có một nghiên cứu cho thấy việc thiếu ngủ, thức khuya cũng khiến kháng thể trong cơ thể giảm sút, miễn dịch yếu hơn.

Tham khảo thêm thông tin bài viết: Làm sao tăng đề kháng cho bé bắt đầu đi nhà trẻ?

Theo suckhoedoisong.vn
Bình luận
Tin mới
  • 29/03/2024

    Đau đầu có nên uống trà?

    Khi bị stress, đau nhức đầu, nhiều người tìm tới thức uống giúp giải tỏa mệt mỏi như trà. Tuy nhiên, liệu trà nhiều caffeine và tannin có giúp giảm đau đầu hiệu quả?

  • 29/03/2024

    Điều gì thực sự xảy ra với cơ thể bạn khi bạn dùng Collagen?

    Theo các thống kê collagen là một trong những chất bổ sung phổ biến và thị trường tiêu thụ ngày càng tăng. Nhưng trước khi bạn đổ tiền vào các gian hàng thực phẩm bổ sung, bạn nên biết rằng không phải tất cả những tuyên bố về lợi ích của collagen đều có cơ sở khoa học.

  • 29/03/2024

    Cảnh báo nguy hiểm khi thiếu vitamin B12: Đau đầu, thiếu máu ác tính

    Vitamin B12 là dưỡng chất rất cần thiết cho các tế bào thần kinh và tế bào máu đỏ và cũng cần thiết cho sự hình thành ADN.

  • 29/03/2024

    Tác dụng phụ có thể xảy ra sau mổ đẻ

    Mổ đẻ là phẫu thuật lấy thai ra ngoài qua đường cắt ở vùng bụng và tử cung, được thực hiện khi sinh thường qua âm đạo có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của mẹ hoặc thai nhi. Mặc dù sinh mổ ngày nay đã an toàn hơn nhờ sự tiến bộ của y học, phương pháp này vẫn tiềm ẩn một số rủi ro và tác dụng phụ đối với cả người mẹ và trẻ sơ sinh.

  • 28/03/2024

    Vì sao bạn nên tẩy lớp trang điểm trước khi tập thể dục?

    Việc trang điểm nhẹ nhàng trước khi đến phòng tập thể dục có thể giúp chị em phụ nữ tự tin hơn. Nhưng theo một nghiên cứu mới được đăng trên Journal of Cosmetic Dermatology, việc này có thể có thể làm giảm lượng dầu trên da, gây khô da.

  • 28/03/2024

    5 nguyên liệu không nên bỏ qua khi pha chế món sinh tố chống viêm

    Sinh tố là thức uống bổ sung năng lượng và vitamin hiệu quả khi bạn mệt mỏi vì thời tiết. Công thức pha chế sinh tố nên có những thực phẩm, nguyên liệu giàu chất chống viêm để bảo vệ sức khỏe.

  • 28/03/2024

    Bà bầu "bỏ túi" ngay những lợi ích không ngờ từ việc uống vitamin trong thai kỳ

    Vitamin dành cho bà bầu là những viên bổ sung được sản xuất đặc biệt nhằm cung cấp cho cơ thể phụ nữ mang thai các vitamin và khoáng chất cần thiết. Bác sĩ khuyên bạn uống vitamin ngay từ khi bắt đầu lên kế hoạch mang thai cũng như trong suốt thai kỳ.

  • 28/03/2024

    Thực phẩm, đồ uống nên hạn chế khi đang bị nghẹt mũi

    Dấu hiệu nghẹt mũi thường gặp khi bạn bị cảm cúm, viêm mũi dị ứng hoặc viêm đường hô hấp. Một số thực phẩm, đồ uống có thể khiến triệu chứng này trầm trọng hơn, cản trở việc hít thở của bạn.

Xem thêm