Khám mắt định kỳ giúp người bệnh phát hiện và điều trị một số bệnh về mắt sớm nhất.
Khám mắt có thể giúp bác sĩ phát hiện sớm các bệnh liên quan đến mắt và các bệnh khác
Khám mắt không chỉ đơn thuần là kiểm tra thị lực, mà còn là một công cụ hữu ích để phát hiện sớm nhiều vấn đề sức khỏe tiềm ẩn, thậm chí cả những bệnh không liên quan trực tiếp đến mắt. Một số bệnh và tình trạng bệnh có thể được phát hiện qua kiểm tra mắt, bao gồm:
Bệnh tim mạch: Huyết áp cao, cholesterol cao, bệnh tim.
Bệnh tự miễn: Lupus, viêm khớp dạng thấp, đa xơ cứng.
Ung thư: Ung thư máu, mô hoặc da, u não.
Các bệnh khác: Tiểu đường, bệnh Lyme, nhiễm trùng truyền qua đường tình dục, bệnh tuyến giáp, bệnh mạch máu.
Một số bộ phận của mắt, ví dụ như võng mạc hay dây thần kinh thị giác, là phần mở rộng trực tiếp của hệ thần kinh trung ương và là nơi duy nhất trong cơ thể mà các mạch máu có thể được nhìn thấy mà không cần phẫu thuật.
Chính vì vậy, bác sĩ nhãn khoa có thể phát hiện sớm nhiều bệnh lý liên quan đến hệ thần kinh trung ương hoặc hệ mạch máu thông qua việc khám mắt. Ví dụ, bệnh đái tháo đường có thể gây ra các biến chứng ở võng mạc, dẫn đến mờ mắt, thậm chí mù lòa.
Theo Michelle Holmes, Bác sĩ Nhãn khoa tại Viện Thần kinh Thái Bình Dương ở Santa Monica (Mỹ), đái tháo đường là một vấn đề lớn mà chúng tôi nhận thấy, cùng với đó tình trạng huyết áp cao, cholesterol cao và bất cứ điều gì liên quan đến bệnh tim mạch cũng có thể có dấu hiệu có thể được phát hiện trong quá trình kiểm tra mắt.
Thậm chí với những bệnh nhân đã biết mình mắc bệnh, bác sĩ Holmes cho biết khám mắt vẫn cung cấp những thông tin quan trọng về tình trạng bệnh. Ví dụ, các dấu hiệu của bệnh đái đường trên mắt có thể cho thấy bệnh chưa được kiểm soát tốt.
Điều gì sẽ xảy ra khi bạn đi khám mắt?
Nếu bạn chưa từng khám mắt trước đây thì có thể bạn sẽ ngạc nhiên khi biết rằng việc khám mắt khá dễ dàng và không gây khó chịu. Bác sĩ sẽ hỏi bạn về tình trạng sức khỏe và tiền sử sức khỏe gia đình, sau đó thực hiện một số xét nghiệm về thị lực của bạn.
Tùy theo sức khỏe mắt và những yếu tố nguy cơ mà bác sĩ sẽ chỉ định cho bạn nhiều loại kiểm tra khác nhau.
Ví dụ, bạn có thể được yêu cầu đọc các chữ cái trên bảng đèn với một bên mắt bị che và họ có thể chiếu đèn vào mắt bạn để xem liệu nó có giãn ra như mong đợi hay không. Tùy thuộc vào cách các xét nghiệm sơ bộ này diễn ra, bác sĩ có thể yêu cầu bạn thực hiện thêm một số xét nghiệm để xác định sức khỏe tổng thể của mắt. Điều này có thể liên quan đến việc làm giãn đồng tử, được thực hiện bằng cách nhỏ một vài giọt thuốc vào mỗi bên mắt.
Khi thực hiện các xét nghiệm này, bác sĩ sẽ tìm kiếm những bất thường, như loạn thị, cận thị, viễn thị, cũng như các dấu hiệu suy giảm hoặc bệnh về mắt, như bệnh tăng nhãn áp, thoái hóa điểm vàng, đục thủy tinh thể, giảm thị lực... Khi tìm kiếm những bất thường, họ cũng chú ý đến các dấu hiệu của các tình trạng khác không liên quan đến mắt, có thể xuất hiện trong các mạch máu và mô thần kinh ở mắt của bạn. Bệnh đái tháo đường, huyết áp cao/tăng huyết áp, bệnh Lupus, bệnh Parkinson và viêm khớp dạng thấp chỉ là một số tình trạng có thể được phát hiện khi khám mắt.
Bạn cần kiểm tra mắt bao lâu một lần?
Theo khuyến nghị của Hiệp hội Nhãn khoa Mỹ (American Academy of Ophthalmology - AAO):
Độ tuổi 20 - 39: Kiểm tra mắt một lần ở tuổi 20 và hai lần ở tuổi 30.
Độ tuổi 40 - 54: Kiểm tra mắt ở tuổi 40, sau đó nên kiểm tra lại mắt sau mỗi 2 đến 4 năm.
Độ tuổi 55 - 64: Kiểm tra mắt định kỳ một đến ba năm một lần.
Độ tuổi 65 trở lên: Kiểm tra mắt định kỳ một đến hai năm một lần.
Tuy nhiên, ông Marco Zarbin, Chủ tịch Khoa Nhãn khoa & Khoa học Thị giác tại Trường Y Rutgers New Jersey (Mỹ), cho biết tần suất của việc khám mắt phụ thuộc vào độ tuổi và sức khỏe tổng thể của bạn.
Ngoài ra, tình trạng sức khỏe tổng quát của bạn cũng ảnh hưởng đến tần suất kiểm tra mắt. Vì vậy, những người có các vấn đề sức khỏe đặc biệt, có thể cần kiểm tra mắt thường xuyên hơn.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: 12 cách giảm mỏi mắt khi dùng máy tính.
Khi bạn bị táo bón, cơ thể bạn không loại bỏ kịp thời các chất thải. Và điều đó làm tăng nguy cơ gặp phải các biến chứng. Các biến chứng thường xảy ra ở ruột già, hậu môn.
Những người bị hôi chân phải vật lộn hàng ngày với nỗi xấu hổ vì đôi chân có mùi, đặc biệt là khi cởi giày ở nơi công cộng hay cửa hàng giày dép. Vậy làm cách nào để khắc phục tình trạng hôi chân hiệu quả?
Dậy thì sớm là khi cơ thể trẻ em bắt đầu thay đổi thành cơ thể người lớn quá sớm. Dậy thì sớm được coi la ở thời điểm trước 8 tuổi ở bé gái và trước 9 tuổi ở bé trai. Nguyên nhân gây dậy thì sớm thường không rõ ràng. Một số nguyên nhân xảy ra bao gồm nhiễm trùng, các vấn đề về hormone, khối u, vấn đề liên quan đến não hoặc chấn thương dẫn đến dậy thì sớm.
Nghiên cứu theo dõi quá trình giảm cân kéo dài 25 tháng cho thấy, chế độ ăn kiêng giàu protein và chất xơ giúp giảm cân hiệu quả và an toàn.
Chế độ ăn uống đủ chất xơ giúp giữ hệ tiêu hóa khỏe mạnh, đồng thời hỗ trợ ổn định đường huyết và giảm nguy cơ ung thư. Một vài dấu hiệu sau cảnh báo bạn đang thiếu chất xơ.
Một nghiên cứu mới đây cho thấy, căng thẳng quá cao trong công việc có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh rung nhĩ, một vấn đề về nhịp tim nguy hiểm.
Astaxanthin là một chất chống oxy hóa mạnh thuộc nhóm carotenoid, được tìm thấy tự nhiên trong một số loài tảo biển và các loại hải sản như cá hồi, tôm và tôm hùm.
Sỏi mật là loại sỏi hình thành trong túi mật hoặc trong hệ thống ống dẫn mật. Sỏi mật thường ít khi gây triệu chứng, nhưng trong trường hợp chúng gây triệu chứng hoặc biến chứng khó chịu, người bệnh có thể cần thực hiện phẫu thuật cắt túi mật để loại bỏ sỏi.