Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Những triệu chứng muộn của ung thư buồng trứng

Hầu hết các trường hợp ung thư buồng trứng được chẩn đoán ở giai đoạn nặng của bệnh vì rất khó để phụ nữ nhận ra một các triệu chứng điển hình nhưng không đặc hiệu của ung thư buồng trứng.

Ung thư buồng trứng khởi phát tại buồng trứng, không phổ biến như một số dạng ung thư khác ở phụ nữ hoặc nam giới. Hầu hết các trường hợp ung thư buồng trứng được chẩn đoán ở giai đoạn nặng của bệnh vì rất khó để phụ nữ nhận ra một các triệu chứng điển hình nhưng không đặc hiệu của ung thư buồng trứng. Thông thường, khi được chẩn đoán ung thư buồng trứng, khối u đã lan sang đến các cơ quan khác và các triệu chứng thường đã rất nặng.

Bụng to hơn và có cảm giác chướng

Sưng bụng là triệu chứng phổ biến nhất ở phụ nữ bị ung thư buồng trứng. Bụng thường sung lên do sự tích tụ chất lỏng, gọi là cổ trướng, được cho là có liên quan đến tắc nghẽn dịch bạch huyết của các tế bào ung thư. Hơn 50% phụ nữ bị ung thư buồng trứng giai đoạn cuối bị cổ trướng. Lượng chất lỏng có thể đủ lớn để gây tăng cân và tăng đáng kể vòng bụng. Các tế bào ung thư bị bong từ khối u có thể sẽ nổi trong dịch cổ trướng, và khối lượng chất lỏng có thể sẽ khiến bạn cảm thấy khó chịu và cần phải chọc dịch ổ bụng. Thông thường, chọc dịch ổ bụng được lặp lại ít nhất một lần trong quá trình của bệnh.

Đau bụng và vụng chậu

Phụ nữ bị ung thư buồng trứng giai đoạn muộn có nhiều khả năng bị đau ở vùng xương chậu, bụng hoặc cả hai. Cơn đau có thể có nhiều nguyên nhân. Cổ trướng có thể gây đau bụng hoặc vùng chậu. Khối u rắn có thể tạo ra cục có thể cảm nhận được ở bụng. Khoảng 15% phụ nữ bị ung thư buồng trứng muộn có thể cảm thấy khối u ở bụng, và ít nhất 35% phụ nữ báo cáo rằng bụng cảm thấy bị phồng và cứng. Ung thư buồng trứng muộn di căn từ xương chậu đến các cơ quan sinh sản và ruột già. Khối u cũng có thể xuất hiện trong mạc nối, là lớp chất béo bảo vệ các cơ quan khác nhau trong vùng xương chậu. Khi khối u xâm nhập vào mạc nối hoặc các cấu trúc xung quanh như dạ dày, tình trạng này có thể gây đau bụng dữ dội ở phụ nữ bị ung thư buồng trứng giai đoạn muộn.

Các triệu chứng khác

Các triệu chứng khác có liên quan với cả giai đoạn sớm và muộn của ung thư buồng trứng bao gồm chán ăn hoặc buồn nôn, mệt mỏi, đi tiểu thường xuyên và táo bón. Khó ăn, chẳng hạn như cảm giác no trước bữa ăn, là triệu chứng quan trọng nhất, vì nó có liên quan với sự hiện diện của ung thư buồng trứng. Một nghiên cứu tháng 8 năm 2009 đã báo cáo mối liên quan giữa chảy máu âm đạo bất thường - không do kinh nguyệt - và ung thư buồng trứng. Tuy nhiên, Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ ​​báo cáo rằng chảy máu âm đạo bất thường là một triệu chứng hiếm gặp ở phụ nữ bị ung thư buồng trứng, mặc dù nó là điển hình ở các loại ung thư khác.

Các triệu chứng nên đánh giá nhanh

Bởi vì ung thư buồng trứng thường được chẩn đoán ở giai đoạn cuối, nên tỷ lệ điều trị khỏi ung thư buồng trứng thường sẽ thấp hơn so với các bệnh ung thư khác. Phân tích gần đây chỉ ra rằng một tổ hợp các triệu chứng xuất hiện ở phụ nữ bị ung thư buồng trứng muộn bao gồm: đau vùng chậu và bụng, đầy bụng, các triệu chứng tiêu hóa liên quan đến khó ăn và đi tiểu thường xuyên. Khi các triệu chứng này bắt đầu trong năm và xảy ra hơn 12 ngày mỗi tháng, bạn có thể đã bị ung thư buồng trứng và nên đến gặp bác sỹ.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Điều cần biết về buồng trứng

Võ Dung - Viện Y học ứng dụng Việt nam (theo Livestrong)
Bình luận
Tin mới
  • 22/03/2025

    Nhịn ăn gián đoạn kéo dài có hại gì?

    Nhịn ăn gián đoạn là biện pháp giảm cân phổ biến trong những năm gần đây. Tuy nhiên một phát hiện mới cho thấy, nên cân nhắc thời gian áp dụng chế độ ăn này ở những người trẻ tuổi vì nó có thể làm trầm trọng thêm bệnh đái tháo đường.

  • 22/03/2025

    8 lý do khiến bạn vẫn bị sâu răng mặc dù đã đánh răng và dùng chỉ nha khoa

    Vệ sinh răng miệng đúng cách là điều cần thiết cho răng và nướu khỏe mạnh. Và chúng đặc biệt quan trọng đối với những người dễ bị sâu răng. Vì vậy, hãy tiếp tục đánh răng hai lần mỗi ngày và dùng chỉ nha khoa thường xuyên. Với suy nghĩ đó, bài viết này sẽ giúp bạn hiểu lý do tại sao sâu răng vẫn có thể xảy ra ngay cả khi bạn chăm sóc răng miệng tốt và bạn có thể làm gì để giảm nguy cơ này.

  • 21/03/2025

    Mỗi ngày ăn một bữa - Giảm cân, giảm luôn sức khỏe?

    Mỗi ngày chỉ ăn một bữa - có rất nhiều lý do để không ít người thực hiện cách ăn này như giảm cân, thải độc. Phương pháp này hiện đang được truyền tai nhau như một trào lưu.

  • 21/03/2025

    Táo đỏ: Thực phẩm bổ dưỡng hay chiêu thổi phồng từ quảng cáo?

    Trong Đông y, táo đỏ được xếp vào nhóm thuốc không có độc, có thể sử dụng lâu dài. Gần đây, táo đỏ đã trở thành một “cơn sốt” trong cộng đồng nhờ được quảng bá như một thực phẩm bổ dưỡng, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.

  • 21/03/2025

    Nguyên nhân nào khiến tóc rụng ngày càng nhiều?

    Tình trạng rụng tóc phản ánh nhiều điều về sức khỏe và thói quen sinh hoạt hàng ngày. Khi phát hiện dấu hiệu tóc rụng nhiều, bạn có thể làm gì để mái tóc không thưa dần thêm?

  • 21/03/2025

    Điều gì thực sự xảy ra với cơ thể bạn khi bạn sinh mổ?

    Sinh mổ hay còn gọi là sinh mổ lấy thai ngày càng phổ biến vì nhiều lý do. Có khoảng 30% ca sinh nở ở Hoa Kỳ diễn ra bằng phương pháp mổ lấy thai. Hãy cùng VIAM tìm hiểu một số tác dụng phụ có thể xảy ra với mẹ sau khi sinh nhé.

  • 20/03/2025

    Rau xanh có phải là "vua" chất xơ?

    Câu chuyện về viên rau củ - một loại thực phẩm bổ sung chất xơ - đang thu hút sự quan tâm. Liệu có phải vì chúng ta chưa hiểu rõ tầm quan trọng của chất xơ?

  • 20/03/2025

    Giảm mỡ nội tạng hiệu quả với hạt dẻ cười

    Hạt dẻ cười không chỉ là món ăn vặt thơm ngon mà còn là “trợ thủ đắc lực” trong quá trình giảm mỡ nội tạng.

Xem thêm