Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Những thực phẩm chứa vi chất dinh dưỡng là ‘khắc tinh’ của bệnh cúm

Nhiều nghiên cứu cho thấy có nhiều chất dinh dưỡng trong thực phẩm có thể giúp tăng cường hệ thống miễn dịch hoặc giúp giảm các triệu chứng của bệnh cúm.

Nhóm nghiên cứu thuộc Khoa Dinh dưỡng, Đại học Harvard Trường Y tế Công cộng TH Chan và Khoa Y tế và Dân số Toàn cầu, Trường Y tế Công cộng Harvard TH Chan Hoa Kỳ đã công bố kết quả nghiên cứu về hiệu quả của việc bổ sung vi chất dinh dưỡng đối với bệnh cúm và các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp khác ở người lớn.

Nhóm tác giả cho biết nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính là một trong số những nguyên nhân hàng đầu gây bệnh tật và tử vong trên toàn cầu. Một số vi chất dinh dưỡng đã được chứng minh là điều chỉnh chức năng miễn dịch và ảnh hưởng đến nguy cơ và mức độ nghiêm trọng của một số bệnh truyền nhiễm.

Những thực phẩm chứa vi chất dinh dưỡng là ‘khắc tinh’ của bệnh cúm  - Ảnh 1.

Một số vi chất dinh dưỡng đã được chứng minh là góp phần làm nguy cơ và mức độ nghiêm trọng của một số bệnh truyền nhiễm.

Các nhà nghiên cứu đã xem xét một cách có hệ thống các bằng chứng về tác động của việc bổ sung vi chất dinh dưỡng để giảm sự xuất hiện của nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính và rút ngắn thời gian mắc các triệu chứng ở người lớn. Các phân tích tổng hợp tác động ngẫu nhiên đã được tiến hành để ước tính tác động tổng hợp của vitamin D, vitamin C, kẽm và bổ sung đa vi chất dinh dưỡng đối với sự xuất hiện của nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính và thời gian của các triệu chứng nhiễm bệnh. Bổ sung vi chất dinh dưỡng có thể ngăn ngừa (vitamin D và C) và điều trị (vitamin D, C và kẽm) đối với nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính, bao gồm cả nhiễm SARS-CoV-2.

Những vi chất dinh dưỡng phòng cúm có trong những thực phẩm nào?

Theo TS. BS Phạm Thị Bích Thủy, Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương: Đối với những người mắc bệnh cúm cơ thể thường rất mệt mỏi, ăn không ngon miệng, chán ăn. Nếu để tình trạng chán ăn kéo dài có thể ảnh hưởng đến sức khoẻ. Vì vậy, người bệnh cùng với việc điều trị theo chỉ định của bác sĩ, cần chú ý bổ sung dinh dưỡng để nhanh hồi phục bằng cách: Ăn uống đủ chất dinh dưỡng với những thức ăn dễ tiêu. Chú ý uống nhiều nước, ăn nhiều rau quả, trái cây tươi chứa nhiều vitamin C (chanh, cam, quýt…) và bổ sung vitamin để tăng cường sức đề kháng chống lại virus gây bệnh.

Ăn uống lành mạnh quanh năm là một cách tuyệt vời để tăng cường khả năng miễn dịch, từ đó có thể giúp ngăn ngừa bệnh cúm. Mặc dù không có nghiên cứu chắc chắn chính xác nào với những loại thực phẩm cụ thể có thể chống lại virus gây bệnh cúm, nhưng có nhiều chất dinh dưỡng trong thực phẩm có thể giúp tăng cường hệ thống miễn dịch hoặc giúp giảm các triệu chứng của bệnh cúm.

 

Vitamin D

Những thực phẩm nên tăng cường khi nhiễm COVID-19 và trong quá trình hồi phục sức khỏe - Ảnh 1.

Vitamin D tốt cho hệ thống miễn dịch.

Theo nhiều nghiên cứu, loại vitamin và hormone hòa tan trong chất béo này có tác dụng chống viêm bằng cách ngăn chặn hoạt động quá mức của hệ thống miễn dịch. Một số loại thực phẩm giàu vitamin D, bao gồm dầu gan cá, cá hồi, cá trích, dầu gan cá tuyết, cá mòi, cá ngừ đóng hộp, cá hồi, nước cam...

Kẽm

Những thực phẩm nên tăng cường khi nhiễm COVID-19 và trong quá trình hồi phục sức khỏe - Ảnh 3.

Kẽm là một khoáng chất thiết yếu có đặc tính chống viêm.

Kẽm được coi là một trong những khoáng chất quan trọng nhất. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng các đặc tính chống oxy hóa và chống viêm của nó có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim, có thể hỗ trợ sức khỏe của mắt và rất cần thiết cho sức khỏe miễn dịch. Ngoài ra, kẽm là một khoáng chất thiết yếu có đặc tính chống viêm có thể có lợi cho những người bị COVID-19. Một số loại thực phẩm giàu kẽm như thịt bò xay, sô cô la đen, hàu, hải sản, bí ngô, đậu lăng...

 

Vitamin C

Theo Tiến sĩ Adrienne Youdim, một bác sĩ nội khoa chuyên về giảm cân và dinh dưỡng: Duy trì một chế độ ăn nhiều trái cây và rau quả là rất quan trọng vì chúng chứa nhiều vitamin và khoáng chất bao gồm vitamin A, C, magiê và kẽm trong số những loại khác. Ngoài ra, chất chống oxy hóa và polyphenol được tìm thấy trong một số loại trái cây và rau cũng tăng cường khả năng miễn dịch, giảm viêm và tăng cường sức khỏe trao đổi chất - tất cả đều quan trọng trong thời gian bị nhiễm trùng.

Vitamin C là một loại vitamin chống oxy hóa, hỗ trợ sức khỏe miễn dịch ở mọi người ở mọi lứa tuổi và được biết là giúp giảm nguy cơ viêm phổi. Các nghiên cứu trên động vật và con người đã phát hiện ra rằng vitamin C có thể làm giảm căng thẳng oxy hóa, cải thiện chức năng nội mô để bảo vệ chống lại bệnh tim và hỗ trợ phục hồi sau cảm lạnh thông thường. Một số loại thực phẩm tự nhiên giàu vitamin C như ổi, sơ ri, kiwi, súp lơ, cam, quýt, cà chua đóng hộp...

Những thực phẩm nên tăng cường khi nhiễm COVID-19 và trong quá trình hồi phục sức khỏe - Ảnh 5.

Vitamin C là một loại vitamin chống oxy hóa, hỗ trợ sức khỏe miễn dịch ở mọi người ở mọi lứa tuổi.

Ngoài ra, một chế độ ăn uống tăng cường miễn dịch cần bổ sung nhiều loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng và chất chống oxy hóa khác nhau như:

  • Selen có nhiều trong hải sản, trứng và sữa
  • Sắt trong thịt nạc, đậu trắng và các loại hạt
  • Protein trong đậu, các loại hạt và thịt gia cầm
  • Men vi sinh có trong kefir, sữa chua và kim chi
  • Prebiotic trong tỏi, hành tây và tỏi tây

Ngoài chế độ ăn lành mạnh trên, nếu mắc cúm gia cầm, bạn có thể điều trị các triệu chứng cúm gia cầm giống như cách bạn điều trị các triệu chứng cúm theo mùa. Dùng thuốc nên theo đơn của bác sĩ. Chú ý uống nhiều nước, ăm đủ chất dinh dưỡng, nghỉ ngơi nhiều. Rửa tay thường xuyên, đeo khẩu trang và cẩn thận để không truyền bất kỳ virus nào cho người khác.

 

 

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: 6 bệnh đường hô hấp thường gặp khi thời tiết chuyển lạnh.

Theo Sức Khỏe & Đời Sống
Bình luận
Tin mới
  • 19/04/2024

    5 bệnh tự miễn thường gặp mà bạn cần biết

    Hệ thống miễn dịch của chúng ta có vai trò chính là nhận diện và bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus và nấm. Tuy nhiên, đôi khi, các thành phần của hệ thống miễn dịch lại nhầm lẫn phản ứng với các protein trong cơ thể và gây ra các bệnh tự miễn.

  • 19/04/2024

    Tìm hiểu về các rối loạn tiêu hóa nghiêm trọng ở trẻ em

    Các rối loạn tiêu hóa ở trẻ em là một vấn đề phổ biến mà nhiều gia đình phải đối mặt. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về một số rối loạn tiêu hóa phổ biến ở trẻ, nguyên nhân và cách điều trị.

  • 19/04/2024

    Vì sao không nên uống trà khi ăn thực phẩm giàu sắt?

    Trà không chỉ là thức uống giải khát mà còn có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, kết hợp trà vào chế độ ăn uống không đúng cách có thể ảnh hưởng đến sự hấp thu sắt của cơ thể, đặc biệt ở người bị thiếu máu do thiếu sắt.

  • 19/04/2024

    Những điều cần biết về bệnh viêm phổi ở trẻ em

    Viêm phổi là một trong những bệnh lý đường hô hấp nghiêm trọng thường gặp ở trẻ em, đặc biệt là những trẻ dưới 5 tuổi có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Bệnh không chỉ gây ra những triệu chứng khó chịu như ho, sốt, khó thở mà còn tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách.

  • 18/04/2024

    Tại sao bạn hay cảm thấy buồn ngủ quá mức?

    Buồn ngủ quá mức là gì và tại sao bạn lại gặp phải tình trạng này? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

  • 18/04/2024

    6 thực phẩm trong chế độ ăn giúp giảm nguy cơ ung thư

    Ung thư có thể phòng ngừa nhờ điều chỉnh lối sống với những thói quen tốt cho sức khỏe như ăn uống lành mạnh. Một số thực phẩm trong chế độ dinh dưỡng có thể hỗ trợ giảm nguy cơ mắc ung thư.

  • 18/04/2024

    Vì sao không nên tập thể dục khi vẫn còn lớp trang điểm?

    Makeup đã trở thành thói quen hàng ngày của nhiều chị em. Nhiều người thậm chí cả đi tập thể dục cũng không quên trang điểm. Tuy nhiên, việc này có thể gây hại cho da.

  • 18/04/2024

    Dị ứng có nên giữ con bạn ở nhà?

    Bệnh dị ứng của con bạn có khiến trẻ phải nghỉ học hoặc cản trở chuyến đi chơi của gia đình không? Mỗi ngày, 10.000 trẻ em ở Hoa Kỳ phải nghỉ học vì các triệu chứng dị ứng.

Xem thêm