Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Những thông tin cần biết về xét nghiệm ferritin huyết thanh

Hồng cầu chứa sắt – một chất giúp vận chuyển oxy đến các tế bào trong cơ thể. Khi thiếu sắt, hồng cầu không cung cấp đủ nhu cầu oxy của cơ thể. Tuy nhiên, nếu dư thừa sắt cũng không tốt cho sức khỏe. Hàm lượng sắt trong cơ thể cao hay thấp đều là những biểu hiện bệnh tật nguy hiểm cần phải chú ý.

Những thông tin cần biết về xét nghiệm ferritin huyết thanh

Nếu bác sỹ nghi ngờ bạn đang thiếu sắt hoặc đang dư thừa sắt trong cơ thể thì có thể chỉ định xét nghiệm định lượng ferritin huyết thanh. Xét nghiệm này cho phép đánh giá kho sắt dự trữ trong cơ thể, cung cấp cho bác sỹ “bức tranh” tổng quát về hàm lượng sắt trong cơ thể của bạn.

Ferritin là gì?

Ferritin là một loại protein dự trữ sắt ở bên trong. Khi cơ thể cần đến sắt để tham gia quá trình chuyển hóa và tổng hợp, sắt sẽ được giải phóng ra từ ferritin. Ferritin tồn tại chủ yếu bên trong tế bào gan và tế bào miễn dịch, chỉ một số ít lưu hành trong máu. Theo Mayo Medical Laboratories, ferritin chứa khoảng 20% tổng lượng sắt của cơ thể.

Ferritin ở bên trong tế bào của cơ thể, cho đến khi cơ thể cần sắt để tham gia quá trình tạo hồng cầu. Khi đó, cơ thể sẽ phát ra các tín hiệu để tế bào giải phóng ferritin ra ngoài. Sau đó, ferritin được gắn với một chất khác, gọi là transferrin. Transferrin là một loại protein gắn với ferritin, để vận chuyển ferritin tới nơi sản xuất hồng cầu. Bạn cứ tưởng tượng transferrin giống như một chiếc taxi chuyên dụng để vận chuyển sắt.

Cả sắt và ferritin đều rất quan trọng đối với cơ thể. Nếu ferritin giảm thì hàm lượng sắt trong cơ thể cũng mau chóng giảm theo.

Mục đích của xét nghiệm ferritin huyết thanh 

Xét nghiệm ferritin huyết thanh giúp đánh giá tổng lượng sắt dự trữ trong cơ thể, từ đó bác sỹ có thể biết được nồng độ ferritin trong máu là đủ, thiếu hay dư thừa. Càng nhiều ferritin trong máu, cơ thể càng dự trữ được nhiều sắt hơn.

Khi nào thì bạn cần phải xét nghiệm ferritin huyết thanh?

Bác sỹ sẽ chỉ định xét nghiệm ferritin huyết thanh nếu bạn có các triệu chứng của tình trạng giảm ferritin huyết thanh máu sau:

  • Mệt mỏi không rõ nguyên nhân
  • Chóng mặt
  • Đau đầu dai dẳng
  • Suy nhược cơ thể
  • Ù tai
  • Cáu gắt
  • Đau chân
  • Khó thở

Bác sỹ cũng có thể chỉ định xét nghiệm ferritin huyết thanh khi bạn có các triệu chứng của tình trạng dư thừa ferritin, bao gồm:

  • Đau bụng
  • Nhịp tim nhanh hoặc đau ngực
  • Suy nhược cơ thể
  • Đau các khớp
  • Mệt mỏi không rõ nguyên nhân

Nồng độ ferritin tăng lên có thể gây tổn thương các cơ quan trong cơ thể, đặc biệt là gan, lách. Xét nghiệm cũng có thể sử dụng để đánh giá sức khỏe tổng thể, nhất là theo dõi sự thay đổi nồng độ sắt trong cơ thể, như thiếu hoặc dư thừa sắt trong máu.

Xét nghiệm được thực hiện như thế nào?

Để thực hiện xét nghiệm, bạn cần nhịn ăn ít nhất 12 tiếng trước khi lấy máu. Theo American Association for Clinical Chemistry (AACC), xét nghiệm ferritin huyết thanh sẽ cho kết quả chính xác hơn khi thực hiện vào buổi sáng sau khi nhịn ăn trong một khoảng thời gian.

Vị trí lấy máu thường là tĩnh mạch khuỷu tay hoặc mu bàn tay. Bạn sẽ được cuốn một dải dây chun giãn (dây garo) phía trên vị trí lấy máu 5-10 cm, rồi được sát khuẩn vị trí lấy máu bằng dung dịch sát khuẩn, thường là cồn 700, sau đó là chích kim tiêm và lấy đủ lượng máu cần thiết, cuối cùng là tháo dây garo và dịt bông để cầm máu.

Mẫu máu sau đó được mang tới phòng xét nghiệm để phân tích.

Kết quả xét nghiệm như thế nào là bình thường?

Kết quả xét nghiệm ferritin huyết thanh sẽ được so sánh với dải giá trị bình thường sau:

  • Nam giới: 20-500 ng/ml
  • Nữ giới: 20-200 ng/ml

Bác sỹ sẽ xem xét kết quả xét nghiệm cụ thể của bạn để đánh giá tình trạng ferritin của bạn là bình thường, cao hay thấp.

Nồng độ ferritin huyết thanh thấp trong máu khi nào?

Giảm nồng độ ferritin huyết thanh chỉ ra bạn đang thiếu sắt, điều này xảy ra khi chế dộ ăn của bạn không cung cấp đủ nhu cầu sắt hàng ngày. Một nguyên nhân khác nữa đó là tình trạng thiếu máu, khi cơ thể sản xuất không đủ hồng cầu để sắt gắn vào.

Các nguyên nhân thường gặp khác gây giảm nồng độ ferritin, bao gồm:

  • Mất nhiều máu trong kỳ kinh nguyệt
  • Rối loạn hấp thu của ruột non
  • Các trường hợp gây mất máu, chảy máu bên trong cơ thể

Nồng độ ferritin huyết thanh tăng lên trong máu khi nào?

Nồng độ ferritin tăng lên trong máu có thể gặp trong một số bệnh, như bệnh nhiễm sắc tố sắt mô (hemochromatosis) xảy ra khi cơ thể tích lũy quá nhiều sắt tại các mô trong cơ thể.

Các nguyên nhân gây tăng ferritin trong máu khác, bao gồm:

  • Viêm khớp dạng thấp
  • Cường giáp
  • Bệnh lý Still
  • Tiểu đường tuýp 2
  • Bệnh bạch cầu
  • Bệnh u lympho Hodgkin
  • Nhiễm độc sắt
  • Những người thường xuyên phải truyền máu
  • Các bệnh lý viêm gan, như viêm gan C mạn tính
  • Hội chứng chân không yên (Restless Legs Syndrome)

Ferritin được xem là một protein phản ứng cấp tính, nghĩa là khi cơ thể bị viêm nó sẽ tăng lên trong máu. Điều này giải thích tại sao trong các bệnh lý về gan, các loại ung thư như u lympho Hodgkin thì nồng độ ferritin lại tăng lên trong máu. Điều này được giải thích là, tế bào gan là nơi dự trữ ferritin, các bệnh lý về gan thường khiến gan bị tổn thương, ferritin bên trong tế bào gan thoát ra ngoài, gây nên tăng ferritin trong máu. Dựa vào sự tăng nồng độ ferritin trong máu, xét nghiệm sẽ giúp các bác sỹ chẩn đoán trong các bệnh lý viêm và tình trạng khác của cơ thể.

Theo một nghiên cứu về gan và hệ tiêu hóa đã công bố, các nguyên nhân thường gặp gây tăng ferritin huyết thanh là: béo phì, tình trạng viêm, uống rượu hàng ngày. Một rối loạn di truyền khác có tăng ferritin, đó là bệnh nhiễm sắc tố sắt mô (hemochromatosis).

Nếu kết quả xét nghiệm ferritin của bạn tăng cao hơn bình thường, bác sỹ có thể chỉ định thêm các xét nghiệm khác để kiểm tra chi tiết hơn hàm lượng sắt có trong cơ thể bạn, như:

  • Xét nghiệm định lượng sắt huyết thanh: đo lượng sắt có trong máu của cơ thể
  • Xét nghiệm TIBC: đo lượng transferrin có trong máu của cơ thể

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: 3 biện pháp phòng thiếu máu thiếu sắt khi mang thai

Lê Văn Công - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo Healthline
Bình luận
Tin mới
  • 19/04/2024

    5 bệnh tự miễn thường gặp mà bạn cần biết

    Hệ thống miễn dịch của chúng ta có vai trò chính là nhận diện và bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus và nấm. Tuy nhiên, đôi khi, các thành phần của hệ thống miễn dịch lại nhầm lẫn phản ứng với các protein trong cơ thể và gây ra các bệnh tự miễn.

  • 19/04/2024

    Tìm hiểu về các rối loạn tiêu hóa nghiêm trọng ở trẻ em

    Các rối loạn tiêu hóa ở trẻ em là một vấn đề phổ biến mà nhiều gia đình phải đối mặt. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về một số rối loạn tiêu hóa phổ biến ở trẻ, nguyên nhân và cách điều trị.

  • 19/04/2024

    Vì sao không nên uống trà khi ăn thực phẩm giàu sắt?

    Trà không chỉ là thức uống giải khát mà còn có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, kết hợp trà vào chế độ ăn uống không đúng cách có thể ảnh hưởng đến sự hấp thu sắt của cơ thể, đặc biệt ở người bị thiếu máu do thiếu sắt.

  • 19/04/2024

    Những điều cần biết về bệnh viêm phổi ở trẻ em

    Viêm phổi là một trong những bệnh lý đường hô hấp nghiêm trọng thường gặp ở trẻ em, đặc biệt là những trẻ dưới 5 tuổi có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Bệnh không chỉ gây ra những triệu chứng khó chịu như ho, sốt, khó thở mà còn tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách.

  • 18/04/2024

    Tại sao bạn hay cảm thấy buồn ngủ quá mức?

    Buồn ngủ quá mức là gì và tại sao bạn lại gặp phải tình trạng này? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

  • 18/04/2024

    6 thực phẩm trong chế độ ăn giúp giảm nguy cơ ung thư

    Ung thư có thể phòng ngừa nhờ điều chỉnh lối sống với những thói quen tốt cho sức khỏe như ăn uống lành mạnh. Một số thực phẩm trong chế độ dinh dưỡng có thể hỗ trợ giảm nguy cơ mắc ung thư.

  • 18/04/2024

    Vì sao không nên tập thể dục khi vẫn còn lớp trang điểm?

    Makeup đã trở thành thói quen hàng ngày của nhiều chị em. Nhiều người thậm chí cả đi tập thể dục cũng không quên trang điểm. Tuy nhiên, việc này có thể gây hại cho da.

  • 18/04/2024

    Dị ứng có nên giữ con bạn ở nhà?

    Bệnh dị ứng của con bạn có khiến trẻ phải nghỉ học hoặc cản trở chuyến đi chơi của gia đình không? Mỗi ngày, 10.000 trẻ em ở Hoa Kỳ phải nghỉ học vì các triệu chứng dị ứng.

Xem thêm