1. Luôn mang dép xỏ ngón tiện dụng
Cho dù bạn có cảm thấy thoải mái khi ở phòng gym như đang ở nhà thì việc sử dụng phòng thay đồ ở phòng gym giống như phòng tắm ở nhà vẫn là điều không nên làm. Nguyên nhân chính là các vi khuẩn. Hầu hết các loại nấm và vi khuẩn được tìm thấy trong phòng thay đồ ở gym là những loại chúng ta vẫn gặp hàng ngày như: Staph, strep, E. coli, cũng như các loại virut cảm lạnh và cúm.
Nhưng các loại vi khuẩn mà những người tập gym mang trên chân nếu đi chân trần có thể bị lan truyền dễ dàng và nhanh chóng, dẫn đến các tình trạng như bệnh nấm da chân thường gặp ở các vận động viên hay các loại viêm da khác. Vì vậy, việc đi chân trần ở phòng gym là việc luôn được khuyến cáo là nên tránh. Và nếu bạn quyết định bỏ qua việc tắm luôn ở phòng gym sau khi tập để dành thời gian làm một vài việc lặt vặt sau đó mới về nhà tắm rửa thì bạn vẫn nên thay tất và giày vì môi trường nóng và ẩm ướt chính là nguyên nhân gây nên bệnh nấm chân.
2. Rửa tay
Mặc dù các biển hiệu "Hãy lau sau khi sử dụng" có thể được dán khắp phòng tập, các chuyên gia khuyên bạn nên giả định rằng không phải ai cũng thực hiện yêu cầu này. Tại bất kỳ nơi công cộng nào, và đặc biệt là trong phòng tập thể dục, rửa tay là chìa khóa để giữ vệ sinh tốt.
Trong hầu hết các trường hợp, hệ thống miễn dịch của bạn sẽ bảo vệ bạn khỏi vi khuẩn, nhưng các vết trầy xước khiến bạn có nguy cơ bị nhiễm trùng cao hơn, cũng như khi bạn dùng tay đã chạm vào các thiết bị tập thể dục rồi chạm vào các màng nhầy như mắt hoặc mũi. Nói cách khác, hãy xem phòng tập thể dục như một phòng vệ sinh công cộng và luôn rửa tay bằng xà phòng và nước trước khi rời đi. Ngoài ra, đây còn là một phép lịch sự với người khác và để ngăn chặn sự lây lan của vi trùng, hãy lau sạch thiết bị bằng chất khử trùng khi bạn sử dụng xong.
3. Làm sạch thảm yoga sau khi sử
Bạn có thể cảm thấy thư thái hơn bao giờ hết sau một giờ tập yoga, nhưng tấm thảm tập của bạn lại đang trong trạng thái tồi tệ nhất do vi trùng và mồ hôi từ cơ thể. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng thảm yoga, có chứa các lỗ nhỏ, là nơi sinh sản của nấm và vi khuẩn (và đúng chúng cũng có thể gây bệnh nấm chân). Nhưng nghiên cứu được thực hiện vào năm 2016 đã phát hiện ra thảm tập yoga có chứa nhiều mầm bệnh đến vậy.
Sau khi xét nghiệm tìm kiếm các loại vi khuẩn và nấm trên các thảm yoga, các nhà nghiên cứu đã tìm thấy Micrococcus luteus và Empedobacter brevis, cả hai đều sống trong miệng, mũi và đường hô hấp của con người. Nguyên nhân là do không phải ai cũng lau thảm sau khi hắt hơi hoặc ho vào thảm.
Còn những loại vi khuẩn tiềm ẩn nào nữa? Strep! Đặc biệt là loại Strep “ăn thịt”! Cùng với nhiều loại vi khuẩn Staph, bao gồm Staphylococcus aureus kháng Methicillin (MRSA). Tốt nhất để một tấm thảm không nhiễm nấm là sử dụng khăn trải thảm yoga chống trượt (và đương nhiên là chúng nên được cho vào máy giặt sau mỗi lần sử dụng) hoặc để làm sạch thảm yoga của bạn ngay sau khi luyện tập. Bằng cách này có thể giảm thiểu sự phát triển của vi khuẩn trên thảm tập.
4. Thay quần áo (và cả quần áo lót)
Mặc dù xu hướng đồ tập thời trang đang rất thịnh hành ngày nay, nhưng nhiễm nấm vẫn là một nguy cơ tiềm ẩn. Vậy nên bạn vẫn nên thay sang các loại quần áo khô thoáng và thoải mái sau khi tập. Độ pH âm đạo khá nhạy cảm và có thể bị thay đổi dựa trên nhiều tình huống khác nhau (ví dụ như khi giao hợp, khi sử dụng chất bôi trơn, sử dụng băng vệ sinh hoặc miếng lót), nhưng nó thường tự cân bằng lại.
Khi phụ nữ tập luyện và vẫn mặc bộ quần áo tập thấm đầy mồ hôi sau khi tập, lưu thông khí ở khu vực âm đạo bị hạn chế và mồ hôi không thể thoát được do chất vải spandex của quần tập hoặc quần lót. Lưu ý rằng độ ẩm có thể làm thay đổi độ pH, có thể gây ra sự phát triển quá mức của nấm và/hoặc vi khuẩn. Nếu bạn không tắm ngay lập tức, hãy giảm nguy cơ nhiễm nấm bằng cách thay quần áo tập bằng đồ cotton thoáng khí.
(Còn tiếp...)
Do các loại thuốc Tây y điều trị bệnh Parkinson thường đi kèm với tác dụng phụ và nguy cơ “nhờn thuốc” khi dùng lâu dài, nhiều người tìm tới các phương pháp Đông y với hy vọng các loại thảo dược tự nhiên sẽ an toàn hơn với cơ thể.
Khi bước vào giai đoạn lão hóa, cơ thể con người trải qua nhiều thay đổi sinh lý, suy giảm chức năng của hệ cơ xương khớp và dễ mắc phải các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là trong mùa đông lạnh
Tức giận là một cảm xúc bình thường mà ai cũng sẽ trải qua, bởi hiếm ai có thể giữ được bình tĩnh khi bị tấn công, xúc phạm, phản bội hay thất bại... Tuy nhiên, tức giận quá thường xuyên hoặc kéo dài có thể gây ra nhiều vấn đề đối với sức khỏe.
Mùa đông đến đi kèm với sự thay đổi nhiệt độ đột ngột, không khí hanh khô và độ ẩm giảm. Những yếu tố này gây nên các bệnh về đường hô hấp, đặc biệt là ở trẻ nhỏ, người cao tuổi và những người có hệ miễn dịch yếu. Các bệnh lý đường hô hấp không chỉ gây khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống mà còn có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời.
Đau chân là vấn đề phổ biến ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của nhiều người. Cùng tìm hiểu 9 phương pháp đơn giản, hiệu quả để chữa đau chân tại nhà. Áp dụng đúng cách, bạn có thể giảm đau, cải thiện lưu thông máu và tăng cường sức khỏe cho đôi chân của mình.
Thật khó khăn khi bạn phải đối mặt với bệnh tiêu chảy, nhất là khi bạn đang phải cho con bú. Trong bài viết này, Viện Y học ứng dụng Việt Nam sẽ chia sẻ một số biện pháp khắc phục tự nhiên để điều trị bệnh tiêu chảy cho các bà mẹ vẫn đang trong thời kỳ nuôi con bằng sữa mẹ.
Ăn rau đầu tiên trong bữa ăn có tác dụng thế nào với người bệnh đái tháo đường? Thứ tự các ăn các món trong bữa ăn của người bệnh đái tháo đường có gì đặc biệt? Nhân Ngày thế giới phòng chống đái tháo đường 14/11, cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Ngày Trẻ em Thế giới là dịp để chúng ta cùng nhau tôn vinh và bảo vệ thế hệ tương lai của đất nước. Trong bối cảnh cuộc sống hiện đại với nhiều thay đổi, việc chăm sóc sức khỏe toàn diện cho trẻ em càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.