Nhiều người mắc phải những thói quen tai hại khi ăn uống, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe mà không hề hay biết.
Rất nhiều người có thói quen ăn sáng ngay sau khi ngủ dậy (khoảng 5h – 6h) và cho rằng làm như vậy sẽ kịp thời bổ sung năng lượng và dưỡng chất cho cơ thể sau một giấc ngủ dài. Tuy nhiên, ăn sáng quá sớm không những không tốt cho cơ thể mà còn gây hại cho đường ruột.
Trong cả quá trình ngủ ban đêm, phần lớn các cơ quan trên cơ thể đều nghỉ ngơi, nhưng hệ tiêu hóa vẫn phải hoạt động để tiêu hóa hết các thực phẩm của bữa tối. Do vậy, nếu ăn sáng quá sớm sẽ gây ảnh hưởng đến sự nghỉ ngơi của dạ dày và đường ruột, từ đó làm tổn hại đến chức năng cũng như hiệu quả hoạt động của các cơ quan này.
Vì vậy, ngay sau khi ngủ dậy nên uống nước để bổ sung lượng nước đã tiêu hóa hết trong giấc ngủ dài, 20 – 30 phút sau ăn sáng là thích hợp. Tốt nhất nên ăn sáng sau 7h sáng để đạt hiệu quả tiêu hóa và hấp thụ chất dinh dưỡng cao nhất.
Có thể nói muối là một trong những gia vị không thể thiếu trong bữa ăn của người Việt, thậm chí có người còn rất thích ăn muối sống. Tuy rất tốt nhưng muối chứa rất nhiều natri và có thể dẫn đến chứng đầy hơi, giữ nước trong cơ thể, gây sưng phồng quanh mắt, các bệnh về tim mạch.
Sơn chứa nhiều chất hóa học có hại cho cơ thể, đặc biệt là thành phần diêm tiêu sau khi ngấm vào đũa thì sẽ cùng với chất nitơ hợp thành một chất gây hại rất mạnh, có thể gây ung thư.
Thói quen ăn uống này không những làm loãng dịch vị mà số lượng lớn axit amin trong trà sẽ kết hợp với chất protein trong thức ăn đọng lại không có lợi cho việc hấp thu tiêu hóa chất protein.
Ở một số thành phố, đô thị lớn ở Việt Nam hiện nay, cuộc sống bận rộn và không ổn định về giờ giấc khiến rất nhiều người thường xuyên dùng bữa không đúng giờ. Thói quen này kéo dài sẽ khiến dạ dày hoạt động không hiệu quả, gây tổn hại đến dạ dày, đồng thời khiến bạn quên cảm giác đói.
Khi rửa tay sẽ giúp chúng ta hạn chế vi khuẩn từ môi trường bên ngoài và các vật dụng gia đình. Nếu không, các vi khuẩn này sẽ khiến ta mắc các bệnh về đường ruột như viêm dạ dày cấp tính, đau dạ dày, buồn nôn, đầy bụng.
Ăn nhanh khiến thức ăn không tiêu hóa kỹ ở khoang miệng, trực tiếp chuyển đến dạ dày khi vẫn ở dạng thô. Điều này sẽ trực tiếp làm hại niêm mạc dạ dày, tăng gánh nặng và thời gian làm việc cho dạ dày, làm mệt mỏi cơ bắp dạ dày và giảm nhu động dạ dày.
Mặc dù ngày nay, điều kiện sống đã tốt hơn, nhưng thói quen tích trữ nhiều thức ăn trong nhiều ngày đặc biệt là ngày lễ, Tết của nhiều người vẫn không thay đổi. Theo các bác sĩ khoa dinh dưỡng, thực phẩm được tích trữ lâu ngày dù là được bảo quản trong tủ lạnh cũng không tốt.
Thức ăn dù tươi sống nhưng để lâu cũng bị mất chất dinh dưỡng và thậm chí còn có nguy cơ bị nhiễm khuẩn gây ra các bệnh về đường tiêu hóa.
Nhiều người Việt thường có thói quen ăn cơm chan canh. Song theo các chuyên gia khuyến cáo đây là thói quen ăn uống xấu, không tốt cho sức khỏe.
Khi ăn cơm dù uống bất kỳ loại nước nào cũng đều làm cho quy trình tiêu hóa bị ảnh hưởng vì nó làm tăng kích thích của dạ dày. Khi có quá nhiều chất lỏng và thức ăn trong dạ dày sẽ khiến cho quá trình tiêu hóa chậm lại. Điều này sẽ tăng gánh nặng cho hệ tiêu hóa.
Nếu bạn ăn quá no thì sẽ làm cho dạ dày căng quá mức, nhu động co bóp chậm lại, dịch tiêu hóa tiết ra không đủ. Từ đó, thức ăn không được tiêu hóa hết gây trở ngại cho chức năng tiêu hóa, dẫn đến lão hóa.
Nhiều người Việt lại có thói quen hay ăn hoa quả sau khi ăn cơm, đây là một thói quen ăn uống không tốt. Lý do vì sau khi thức ăn vào đến dạ dày, phải 1-2 tiếng đồng hồ mới tiêu hóa được.
Nếu như vừa ăn cơm xong đã ăn hoa quả ngay sẽ bị các thức ăn trước đó ngăn lại, khiến cho hoa quả không tiêu hoá được. Bạn sẽ dễ phải đối mặt với chứng đầy bụng, đi ngoài, táo bón.
Để hạn chế tình trạng loãng xương cơ thể cần cung cấp đủ vitamin D và canxi theo nhu cầu của từng lứa tuổi qua chế độ ăn khoa học, đủ dinh dưỡng và giàu canxi.
Trong những năm gần đây, ô nhiễm không khí đã trở thành một trong những vấn đề môi trường nghiêm trọng nhất, ảnh hưởng sâu rộng đến sức khỏe con người ở mọi lứa tuổi. Đặc biệt, trẻ nhỏ đang ở giai đoạn phát triển thể chất và thần kinh lại là nhóm đối tượng dễ tổn thương nhất.
Quả vải tuy ngon miệng và bổ dưỡng nhưng cũng cần đi lưu ý một số điều khi ăn để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, đặc biệt là với một số đối tượng.
Thời tiết thất thường có khiến bạn cảm thấy khó chịu. Trời mưa bạn sẽ cảm thấy buồn chán còn trời nắng bạn sẽ cảm thấy vui tươi hơn. Bạn đã bao giờ thắc mắc tại sao cảm xúc của bạn luôn thay đổi khi thời tiết thay đổi hay chưa? Đặc biệt là vào lúc giao mùa? Vậy hãy cùng Viện Y học ứng dụng tìm hiểu thêm với bài viết dưới đây
Ăn rau quả nhiều màu sắc hay còn gọi là 'ăn cầu vồng' không chỉ đơn giản là cách trang trí món ăn hấp dẫn mà còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Sốt xuất huyết là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do vi rút Dengue gây ra, lây lan chủ yếu qua vết đốt của muỗi Aedes aegypti. Mặc dù bệnh có thể ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi, trẻ nhỏ lại là đối tượng đặc biệt dễ bị tổn thương do hệ miễn dịch còn non yếu.
Mùa hè với những ngày nắng nóng kéo dài không chỉ là thời điểm để thư giãn mà còn là cơ hội tuyệt vời để người cao tuổi tham gia các hoạt động thể thao dưới nước. Đây là hình thức vận động nhẹ nhàng, ít gây áp lực lên cơ thể, đồng thời mang lại nhiều lợi ích sức khỏe vượt trội.
Đau thắt lưng là một trải nghiệm phổ biến đối với nhiều người. Nó thường có thể dẫn đến đau, ngứa ran hoặc tê ở phần thân dưới. Có nhiều nguyên nhân gây đau thắt lưng, phổ biến nhất bao gồm căng cơ, tư thế xấu và tuổi tác.