Những sự thật về hoa mắt chóng mặt
Hầu hết tình trạng hoa mắt chóng mặt rất khó chịu, dù cho bạn chỉ mới bị một lần hay thường xuyên gặp phải. Không may rằng đây lại là tình trạng tương đối phổ biến ở người trưởng thành. Tình trạng quay cuồng – một trạng thái nghiêm trọng hơn chóng mặt, khiến bạn cảm thấy cả căn phòng đang quay xung quanh mình trong khi bạn đang đứng yên, cũng rất phổ biến, ảnh hưởng đến gần 40% số người trên 40 tuổi ít nhất một lần trong đời, theo thống kê của Trung tâm Y tế của trường Đại học California San Francisco.
Vậy làm thế nào để bạn phân biệt được giữa tình trạng chóng mặt và quay cuồng? Sự khác biệt lớn nhất đó là tình trạng quay cuồng có thể gây buồn nôn và nôn mửa, và cũng là triệu chứng của rối loạn thăng bằng nặng. Trong khi đó, chóng mặt chỉ đơn thuần khiến bạn cảm thấy mất thăng bằng trong một khoảnh khắc. Vì thế có thể nói rằng, hoa mắt chóng mặt có thể có mức độ từ nhẹ đến nặng.
Dưới đây là những nguyên nhân gây quay cuồng và chóng mặt nói chung, cùng với những triệu chứng đi kèm mà bạn cần lưu ý.
Chóng mặt có thể có nguyên nhân là do các vấn đề với tai trong
Một trong số những nguyên nhân chủ yếu gây chóng mặt là chóng mặt lành tính do tư thế (benign paroxysmal positional vertigo – BPPV). Tai trong của bạn có chứa canxi và các tinh thể cảm nhận chủ yếu là protein gọi là otoconia. Nếu những tinh thể này bị tắc lại và lạc vào ống tai trong, bạn sẽ có cảm giác quay cuồng. Đây là một cơ chế đơn giản và có thể được điều trị bằng vật lý trị liệu mà không cần dùng thuốc hay phẫu thuật.
Mặc dù tình trạng chóng mặt lành tính do tư thế là rối loạn thăng bằng phổ biến nhất liên quan đến tai trong, nhưng tình trạng này chỉ ảnh hưởng đến khoảng 1 trong số 1.000 người bị chóng mặt. Tuy có thể ảnh hưởng đến người trưởng thành ở mọi độ tuổi nhưng loại chóng mặt này chủ yếu ảnh hưởng đến người cao tuổi.
Đa số các trường hợp xảy ra mà không có nguyên nhân rõ ràng, nhưng chóng mặt lành tính do tư thế có liên quan đến chấn thương, đau nửa đầu, viêm tai trong, tiểu đường và loãng xương. Sau khi điều trị, 50% số bệnh nhân sẽ mắc lại tình trạng này trong vòng 5 năm, điều này đặc biệt đúng nếu chóng mặt là hậu quả của chấn thương vùng đầu.
Chúng ta đều biết rằng, hệ ốc tai tiền đình sẽ góp phần kiểm soát lưu lượng máu chảy, và tai trong sẽ có khả năng nhận biết khi nào quá trình này diễn ra. Khi bạn chuyển tư thế từ nằm sang đứng, hai cấu trúc của tai trong là thông nang ở tai trong và tiểu nang của khoang tiền đình sẽ nhận thấy sự thay đổi về trọng lực. Hai cấu trúc này sẽ phát tín hiệu cho hệ tim mạch để điều chỉnh lưu lượng tuần hoàn để thích nghi với sự thay đổi về tư thế. Nếu quá trình điều chỉnh và phát tín hiệu này có sai sót, có thể sẽ dẫn đến tình trạng chóng mặt khi bạn thay đổi tư thế nhanh và đột ngột, ví dụ như khi bạn đang nằm và ngồi bật dậy.
Thiếu vitamin B12 có thể sẽ gây chóng mặt
Thiếu vitamin B12 có thể dẫn đến rất nhiều vấn đề về thần kinh, bao gồm cả tình trạng mất thăng bằng, tụt huyết áp và giảm lưu lượng máu chảy đến não. Thiếu vitamin B12 rất dễ phát hiện và điều trị nhưng thường bị bỏ qua và dẫn đến chóng mặt khi đã thiếu nhiều vitamin B12.
Xét nghiệm máu định lượng vitamin B12 sẽ giúp xác định tình trạng thiếu hụt vitamin B12 của cơ thể, nếu có. Tùy theo mức độ thiếu hụt, bác sỹ sẽ cho bạn sử dụng vitamin B12 phù hợp.
Tuy nhiên, cách hiệu quả hơn là bạn hãy chủ động phòng ngừa thiếu vitamin B12 bằng chế độ ăn hợp lý, lành mạnh. Các nguồn cung cấp vitamin B12 tốt bao gồm: thịt, các sản phẩm từ sữa, và ngũ cốc ăn sáng được bổ sung vitamin B12. Đối với các thực phẩm chức năng và viên uống bổ sung vitamin B12, hãy hỏi ý kiến bác sỹ trước khi sử dụng bất cứ sản phẩm nào.
Chóng mặt có thể sẽ là triệu chứng của bệnh tim mạch
Một trong số những nguyên nhân gây chóng mặt là do chuyển động bất ngờ, ví dụ như ngồi dậy quá nhanh và đột ngột từ ghế hoặc giường.
Nhưng đôi khi, chóng mặt có thể là dấu hiệu của một bệnh tim mạch. Trong số các nguyên nhân tim mạch gây chóng mặt thì phổ biến nhất là hẹp van tim, các bất thường về nhịp tim như rung nhĩ, hoặc chứng xơ vữa động mạch. Những tình trạng này có thể gây chóng mặt bởi vì làm giảm lưu lượng máu chảy tới não.
.... (còn nữa)
Vui lòng đón đọc phần tiếp theo của bài viết tại website: vienyhocungdung.vn
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Chóng mặt và những rối loạn về tiền đình
Mặc dù bất kỳ ai cũng có thể bị cúm và các bệnh truyền nhiễm khác, nhưng người cao tuổi có nguy cơ tiến triển nặng hơn nếu họ mắc bệnh. Nếu bạn từ 65 tuổi trở lên, tiêm vaccine là một trong những cách tốt nhất để bảo vệ bản thân và gia đình bạn khỏi các bệnh nhiễm trùng có thể phòng ngừa được.
Con người không thể thiếu magiê, bởi vì nó rất quan trọng đối với mọi hoạt động của cơ thể, đặc biệt là xương và hệ tim mạch.
Hạ phospho máu là tình trạng nồng độ phospho trong máu thấp bất thường. Tình trạng này thường gặp ở những người mắc các bệnh như: nhiễm trùng huyết hoặc nhiễm toan ceton do tiểu đường hoặc có thể xảy ra khi rối loạn sử dụng rượu.
Magiê là khoáng chất cần thiết cho sự phát triển thể lực và trí tuệ của trẻ. Thiếu magiê trẻ sẽ chậm lớn, hệ thống thần kinh và bắp thịt hoạt động không được điều hoà, đưa đến thiếu canxi và phốtpho, gây nên các triệu chứng buồn nôn, chán ăn, mất ngủ, mệt mỏi, đau nhức, run rẩy, co giật tay chân.
Gia đình sẽ đóng một vai trò quan trọng trong việc giúp trẻ học khi chúng học ở nhà. Vậy bạn đã có cách dạy phù hợp chưa? Hãy làm theo 1 số mẹo này nếu bạn chưa có cách!
Rau xanh và trái cây là thành phần không thể thiếu trong bữa ăn hàng ngày. Chúng chứa nhiều vitamin và chất xơ, khoáng chất tốt cho sức khỏe. Chế biến đúng cách sẽ giúp tận dụng tối đa lượng dinh dưỡng của rau củ.
Tâm thần phân liệt là một bệnh tâm thần phức tạp, thường bị hiểu lầm, đồng thời thông tin sai lệch và sự kỳ thị xung quanh tình trạng này vẫn còn phổ biến ở nhiều xã hội. Vậy nên việc thay đổi mọi quan niệm sai lầm về bệnh tâm thần phân liệt, cũng như thúc đẩy sự đồng cảm và thấu hiểu đối với những người đang sống chung với căn bệnh này là điều rất quan trọng.
Trái cây là lựa chọn hàng đầu để tăng cường hệ miễn dịch. Bạn hãy đảm bảo ăn 3-4 phần trái cây mỗi ngày.