Những sai lầm của bạn khiến bác sỹ chẩn đoán sai trong phòng cấp cứu
Bạn không cung cấp thông tin về các triệu chứng bệnh một cách đầy đủ, chính xác, ngắn gọn.
Bác sỹ cấp cứu không có nhiều thời gian để lắng nghe tất cả các vấn đề sức khỏe mà bạn gặp phải từ khi chào đời. Phòng cấp cứu thường sẽ có rất nhiều bệnh nhân cần được điều trị, mà số lượng bác sỹ thì có hạn. Do vậy, hãy mô tả các triệu chứng bệnh của bạn thật đơn giản, tập trung vào những triệu chứng bạn mới gặp gần đây và những triệu chứng khiến bạn phải đến phòng cấp cứu. Cố gắng mô tả chính xác và theo trình tự thời gian.
Bạn không ghi lại nhật ký sức khỏe của mình
Bắt đầu từ khi bạn cảm thấy không khỏe hoặc cảm thấy có những cơn đau bất thường, bạn nên ghi lại những vấn đề này. Thường xuyên ghi lại các triệu chứng cũng như tần số xuất hiện của các triệu chứng không chỉ giúp bạn có một bản tổng hợp chính xác cho bác sỹ mà còn giúp bác sỹ có thể chẩn đoán tình trạng bệnh của bạn dễ dàng hơn.
Lần đầu tiên phải đi cấp cứu, bạn cần phải biết rõ và thông báo cho bác sỹ về tiền sử bệnh tật của mình, bao gồm: các bệnh bạn đã mắc trong quá khứ, tình trạng sức khỏe gần đây của bạn (bao gồm cả các kết quả đo đường huyết, huyết áp, mỡ máu) và các tiền sử bệnh tật của gia đình. Việc cung cấp tiền sử bệnh tật đóng một vai trò rất quan trọng trong việc giúp bác sỹ đưa ra chẩn đoán chính xác. Điều tốt nhất bạn có thể làm là trả lời thành thật về những gì đang xảy ra với sức khỏe của bạn và trả lời thành thật các câu hỏi của bác sỹ.
Bạn không ghi lại danh sách các thuốc mà bạn đang dùng
Bạn nên giữ danh sách các loại thuốc bạn đang dùng, cùng với mục đích sử dụng của chúng, ở trong ví hoặc trong điện thoại để bác sỹ có thể biết được các vấn đề sức khỏe mà bạn đang mắc phải và có thể kê cho bạn các loại thuốc không tương tác với các loại thuốc bạn đang uống. Bạn cần hiểu được rằng, bác sỹ cấp cứu chỉ có một khoảng thời gian rất ngắn để hiểu về tình trạng bệnh tật của bạn và đưa ra chẩn đoán, do vậy, bất cứ thông tin nào về bệnh tật, thuốc, tình trạng dị ứng của bạn cũng sẽ giúp ích cho bác sỹ rất nhiều trong việc đưa ra chẩn đoán.
Khi hỏi về sức khỏe, thì không có câu hỏi nào là không nên hỏi cả. Khi phải đi cấp cứu, rất nhiều người sẽ cảm thấy vô cùng hoảng loạn, do vậy, việc nói ra những suy nghĩ, câu hỏi của bạn là vô cùng cần thiết. Nếu có bất cứ điều gì không hiểu, bạn cần hỏi lại bác sỹ hoặc yêu cầu bacs ỹ giải thích. Đồng thời, bạn cũng cần phải thẳng thắn và không nên nói dối bác sỹ.
Không đi cùng người thân
Khi đi cấp cứu, bạn nên đi cùng với bạn bè hoặc người thân, không chỉ để giúp bạn cảm thấy bớt lo lắng mà họ còn có thể nhắc bạn một số triệu chứng hoặc hỏi bác sỹ những câu hỏi mà bạn chưa bao giờ nghe đến. Bởi khi vào phòng cấp cứu, bạn sẽ ở trong trạng thái căng thẳng/stress và thậm chí sẽ không nhớ nổi những gì cần hỏi.
Bạn không khám lại
Bản thân bạn đóng một vai trò rất quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe của bạn. Khi bạn thoát khỏi tình trạng cấp cứu và được về nhà, bạn cần theo dõi sức khỏe của mình và đi khám lại nếu đó là điều bác sỹ cấp cứu khuyên bạn. Đôi khi, một số triệu chứng phải mất vài ngày mới xuất hiện, do vậy, sau khi ra khỏi phòng cấp cứu, bạn nên tiếp tục theo dõi sức khỏe của mình nếu vẫn cảm thấy không khỏe.
Thông tin thêm trong bài viết: Những điều bạn cần biết về cấp cứu nha khoa
Bệnh ngộ độc thịt là một tình trạng nghiêm trọng do vi khuẩn Clostridium botulinum tấn công vào các dây thần kinh của cơ thể, bệnh có thể gây tử vong.
Áp lực công việc và cuộc sống ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần như thế nào? Các dấu hiệu cảnh báo kiệt sức, stress là gì? Các phương pháp giúp người trưởng thành cân bằng công việc và cuộc sống, duy trì sức khỏe tinh thần: quản lý thời gian, thư giãn, rèn luyện thể chất...
Một số nghiên cứu cho thấy diệp lục có thể giúp chữa lành da, bảo vệ cơ thể chống lại ung thư, giảm cân cùng nhiều lợi ích khác. Tuy nhiên, diệp lúc có thật sự “thần thánh” như các quảng cáo vẫn đưa tin hay không? Cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây!
Mặc dù sữa nổi tiếng vì chứa nhiều canxi nhưng có nhiều loại thực phẩm khác có thể giúp mọi người đáp ứng nhu cầu bổ sung canxi mỗi ngày.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới ước tính mỗi năm có khoảng 300.000 phụ nữ tử vong khi mang thai hoặc sinh con và hơn 2 triệu trẻ sơ sinh tử vong trong tháng đầu tiên sau khi sinh; ước tính cứ 7 giây lại có 1 ca tử vong có thể phòng ngừa được.
Không dung nạp lactose ảnh hưởng nhiều đến khả năng tiêu hoá và hấp thụ dinh dưỡng. Do đó việc điều chỉnh chế độ ăn uống phù hợp sẽ giúp cải thiện triệu chứng khó chịu.
Bệnh đái tháo đường và đái tháo nhạt có chung chữ “đái tháo ” trong tên gọi và một số triệu chứng giống nhau. Tuy nhiên, hai căn bệnh này hoàn toàn không liên quan đến nhau. Chúng gây ra các tác hại khác nhau đối với sức khỏe con người và phương pháp điều trị cũng khác nhau. Cùng tìm hiểu sự khác biệt của 2 bệnh lý này qua bài viết sau!
Người mắc bệnh sởi cần một chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng để tăng cường hệ miễn dịch và nhanh chóng phục hồi.