Thịt là nguồn thực phẩm phổ biến trong bữa ăn mọi gia đình nhưng trong quá trình bảo quản, chế biến nếu không được thực hiện đúng cách thì rất dễ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Dưới đây là 6 sai lầm khi nấu thịt mọi người cần tránh để không rước bệnh vào người.
1. Cấp đông quá lâu
Ngày nay, nhiều gia đình thường có thói quen mua một số lượng lớn thịt về rồi bảo quản trong ngăn đá và dùng dần cho tiện, tuy nhiên điều này lại hoàn toàn không khoa học một chút nào. Thực phẩm đông lạnh trong thời gian dài không chỉ mất chất dinh dưỡng, thực phẩm đông lạnh để lâu còn tiềm tàng rất nhiều mối nguy hại đối với sức khỏe.
Cho dù ở trong môi trường nhiệt độ thấp, vẫn có rất nhiều vi khuẩn và yếu tố gây hại xâm nhập vào đồ ăn của chúng ta. Một số loại vi khuẩn còn làm phân hủy thức ăn nếu bạn để trong tủ lạnh quá lâu. Vì thế, rất nhiều trường hợp ngộ độc thực phẩm, đau bụng, đi ngoài, tiêu chảy, tiêu chảy cấp... đã xảy ra do ăn đồ ăn đông lạnh lâu ngày.
Ngày nay, nhiều gia đình thường có thói quen mua một số lượng lớn thịt về rồi bảo quản trong ngăn đá và dùng dần cho tiện, tuy nhiên điều này lại hoàn toàn không khoa học một chút nào. (Ảnh minh họa)
Để tránh các trường hợp ngộ độc do ăn thực phẩm đông lạnh, mọi người cần lưu ý khi bảo quản chúng trong tủ lạnh. Dưới đây là mốc thời gian bảo quản các loại thịt phổ biến:
2. Rã đông thịt chưa nấu ở nhiệt độ phòng
Sử dụng thực phẩm đông lạnh hiện nay rất phổ biến trong các gia đình. Tuy nhiên, việc rã đông thực phẩm không đúng cách sẽ gây hại khôn lường cho sức khỏe.
Đa số mọi người thường rã đông thịt ở nhiệt độ phòng mà không biết rằng cách thức này lại vô tình tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập. Các loại thực phẩm đông lạnh như thịt, cá khi tiếp xúc với nhiệt độ từ 4 độ C đến 60 độ C sẽ rất dễ bị ôi thiu. Vì thế Bộ Y tế và Dịch vụ Con người Mỹ khuyến cáo mọi người tốt nhất nên rã đông thịt sống bằng cách đặt xuống ngăn mát tủ lạnh hoặc ngâm trong nước lạnh.
Bộ Y tế và Dịch vụ Con người Mỹ khuyến cáo mọi người tốt nhất nên rã đông thịt sống bằng cách đặt xuống ngăn mát tủ lạnh hoặc ngâm trong nước lạnh. (Ảnh minh họa).
3. Sử dụng chung thớt thái rau và thịt
Thịt chưa nấu chín sẽ để lại vi khuẩn trên mọi thứ mà nó chạm vào, kể cả thớt, xoong nồi và bàn tay của bạn. Chính vì thế, Cơ quan Kiểm dịch và An toàn thực phẩm thuộc Bộ Nông nghiệp Mỹ khuyến cáo các bà nội trợ không nên chỉ chỉ dùng duy nhất một loại thớt để chặt, băm, thái... tất cả các nguyên liệu, thành phần nấu ăn. Đặc biệt, mọi người cần sử dụng riêng thớt thái thịt và rau.
4. Chiên thịt xông khói trong chảo
Chiên thịt xông khói trong chảo cũng là một trong những sai lầm khi chế biến thịt có thể dẫn tới nguy hại cho sức khỏe. Các chuyên gia đã chỉ ra rằng khi để thịt xông khói tiếp xúc với nhiệt độ cao của dầu ăn sẽ dễ dàng sinh ra độc tố gây ung thư.
Vì thế, cách tốt nhất là bạn hãy nấu chúng trong lò. Bạn hãy đặt thịt xông khói vào một khay nướng có lót lá nhôm rồi cho vào lò khoảng 18 phút. Khi ấy, miếng thịt sẽ có được màu vàng ươm và giòn.
Các chuyên gia đã chỉ ra rằng khi để thịt xông khói tiếp xúc với nhiệt độ cao của dầu ăn sẽ dễ dàng sinh ra độc tố gây ung thư. (Ảnh minh họa).
5. Sử dụng thớt gỗ mòn để thái thịt sống
Một số đầu bếp đã cảnh báo việc sử dụng thớt gỗ để thái thịt, gia cầm và hải sản sống bởi vi khuẩn có thể bị kẹt trong các rãnh của thớt. Tuy nhiên, theo Bộ Nông nghiệp Mỹ, thớt gỗ vẫn là loại tốt nhất để băm chặt thịt. Bạn vẫn có thể dùng miễn là luôn khử trùng thớt sạch sẽ trước và sau khi thái.
6. Sử dụng nước nóng để rã đông thịt
Nhiều người mất kiên nhẫn khi phải rã đông thịt bằng ngăn mát tủ lạnh hoặc sử dụng nước lạnh. Thay vào đó họ nghĩ đến việc rã đông bằng cách đặt chúng gần bếp hoặc ngâm vào nước sôi, tuy nhiên cách làm này hoàn toàn sai lầm. Bởi khi gặp nhiệt độ cao, bề mặt của thịt hình thành một lớp màng cứng, ảnh hưởng đến sự khuếch tán nhiệt độ trong miếng thịt, tạo cơ hội cho các loại vi trùng, vi khuẩn sinh sôi nảy nở, làm thịt bị biến chất.
Mùa hè mang theo những ngày nắng kéo dài, không khí oi bức và nền nhiệt độ cao, tạo nên nhiều thách thức đối với sức khỏe con người. Một trong những ảnh hưởng phổ biến nhưng ít được chú ý là tình trạng đau đầu do nóng.
Chất béo là một trong ba nhóm dưỡng chất thiết yếu, cùng với carbohydrate và protein, có vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động sống của cơ thể con người.
Mùa hè đến, cái nắng gay gắt không chỉ khiến cơ thể mệt mỏi mà còn tiềm ẩn những mối nguy hiểm khôn lường đối với sức khỏe, trong đó đột quỵ nhiệt là một trong những tình trạng đáng lo ngại nhất.
Cá cơm là một nguồn dinh dưỡng ấn tượng, mang lại những lợi ích sức khỏe đáng ngạc nhiên.
Kháng sinh (hay thuốc kháng sinh) đóng vai trò then chốt trong y học hiện đại, giúp điều trị hiệu quả các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn.
Chất béo thường bị hiểu lầm là “kẻ thù” của sức khỏe, đặc biệt là đối với tim mạch và cân nặng. Tuy nhiên, các nghiên cứu gần đây cho thấy không phải tất cả chất béo đều có hại. Ngược lại, một số loại chất béo tốt lại đóng vai trò thiết yếu trong việc duy trì năng lượng, hấp thụ vitamin và bảo vệ cơ thể khỏi viêm nhiễm. Trong đó, dầu ăn có nguồn gốc thực vật như dầu ô liu, dầu bơ, dầu mè... không chỉ mang lại hương vị phong phú cho món ăn mà còn cung cấp các acid béo có lợi cho tim mạch, não bộ và hệ miễn dịch.
Mùa hè với những ngày nắng gay gắt không chỉ mang đến niềm vui của những chuyến đi chơi mà còn ẩn chứa nguy cơ sức khỏe mà ít ai để ý: cảm nắng. Đây là một tình trạng nghiêm trọng xảy ra khi cơ thể không thể tự điều hòa nhiệt độ trong môi trường nóng bức, dẫn đến những hậu quả khôn lường nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời.
Gan đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe tổng thể. Lựa chọn đúng loại thực phẩm cũng như tránh những chất có hại góp phần bảo vệ chức năng gan khỏe mạnh.