Nhíp
Nhíp tưởng chừng như là một vật dụng thông thường, chẳng liên quan gì đến việc sơ cứu nhưng thực ra lại là một vật dụng vô cùng cần thiết, đặc biệt là nếu bạn yêu thích các loại động ngoài trời hoặc leo núi. Sử dụng nhíp sạch để loại bỏ dằm hoặc mảnh vụn găm vào da là cách an toàn nhất. Trước và sau mỗi lần sử dụng, bạn nên rửa và khử trùng nhíp thật sạch.
Kem hydrocortisone
Bạn nên bổ sung vào túi đồ nghề sơ cứu của mình 2 lọ kem hydrocortisone 1% để sử dụng trong các trường hợp bị côn trùng cắn/đốt. Điều này lại càng đặc biệt đúng nếu bạn đang chuẩn bị vật dụng sơ cấp cứu để mang đi trong các chuyến dã ngoại trong rừng hoặc tại nơi có nhiều bụi rậm. Kem hydrocortisone bôi ngoài da có thể có tác dụng làm giảm ngứa và giảm viêm do côn trùng cắn rất nhanh.
Găng tay và dung dịch vệ sinh tay
Nếu bạn bị chấn thương trên đường đi du lịch, chắc hẳn, bạn sẽ không muốn sơ cứu vết thương của mình bằng một đôi tay bẩn. Dung dịch rửa tay dạng gel có chứa cồn hoặc khăn giấy ướt có thể được sử dụng để làm sạch tay của bạn trong những trường hợp nước sạch và xà phòng rửa tay không sẵn có. Bạn có thể rửa tay trước, sau đó đeo một đôi găng tay y tế vào, sau đó sơ cứu vết thương, và cuối cùng là tháo găng ra và vệ sinh tay lại một lần nữa.
Thuốc giảm đau
Nếu bạn chưa mang thuốc giảm đau, thì chắc chắn đó sẽ là một thiếu sót lớn trong túi đồ sơ cứu khi đi du lịch của bạn. Thuốc giảm đau không chỉ có tác dụng giảm đau mà một số loại thuốc còn có thêm tác dụng hạ sốt. Aspirin, acetaminophen, paracetamol và ibuprofen là những loại thuốc giảm đau không cần kê đơn được sử dụng phổ biến. Riêng đối với Aspirin không nên sử dụng cho người dưới 18 tuổi vì nguy cơ mắc phải hội chứng Reye.
Gạc và băng dính
Với các vết thương hở, vết cắt hoặc vết xước, bạn có thể dùng các miếng gạc đặt lên vết thương và ấn nhẹ cho đến khi vết thương ngừng chảy máu. Khi sử dụng chung với băng dính, gạc có thể có tác dụng như một miếng băng keo cá nhân để có thể che phủ và bảo vệ vết thương hở. Bạn cũng có thể sử dụng các loại băng keo cá nhân có keo dính để giúp bảo vệ các vết thương hở và các vết xước với kích thước nhỏ.
Khăn giấy hoặc dung dịch để vệ sinh vết thương
Trước khi tiến hành băng viết thương, bạn sẽ cần phải làm sạch vêt thương. Khăn giấy có chứa chất kháng khuẩn hoặc dung dịch xịt kháng khuẩn là những vật dụng vô cùng tiện lợi để làm sạch vết thương trong trường hợp không có nước sạch. Nước vô trùng hoặc nước muối, ví dụ như dung dịch để làm sạch kính áp tròng, cũng có thể được sử dụng để làm sạch khi bị các chấn thương ở mắt hoặc các vết thương ở các cơ quan khác. Đặc biệt, những dung dịch này được đóng chai, nên rất tiện lợi để mang đi du lịch.
Kem kháng sinh
Kem hoặc thuốc mỡ có chứa kháng sinh có rất nhiều mục đích sử dụng khác nhau: có thể bảo vệ các vết thương nhỏ không bị nhiễm trùng, giữ ẩm cho vùng da bị thương giúp vết thương mau lành hơn, và dự phòng việc vết thương bị dính vào lớp băng keo cá nhân dán bên ngoài.
Bạn nên sẵn sàng để đối phó với các phản ứng dị ứng nhẹ bằng việc mang theo một vài loại thuốc antihistamine. Những người bị dị ứng nặng có thể mang theo ông tiêm epinephrine tự động. Ống tiêm tự động có thể sẽ cứu sống bạn trong những trường hợp sốc phản vệ - một phản ứng dị nứng nghiêm trọng và có thể gây tử vong, có nguyên nhân đơn giản chỉ từ một vết cắn của côn trùng hoặc do dị ứng thực phẩm.
Bảo quản các vật dụng sơ cấp cứu của bạn
Một khi bạn đã chuẩn bị đầy đủ các vật dụng sơ cấp cứu cần thiết cho chuyến đi của mình, bạn sẽ cần phải biết cách bảo quản chúng, giữ chúng luôn sạch và khô ráo trong suốt chuyến đi. Bạn không cần thiết phải mua một chiếc túi chuyên dụng để đựng đồ sơ cấp cứu mà có thể tận dụng túi đựng đồ trang điểm chống nước, túi đeo hông để đựng các vật dụng sơ cấp cứu, đều được.
Thông tin thêm về sơ cứu trong bài viết: Những điều cần lưu ý khi sơ cứu vết thương
Để hạn chế tình trạng loãng xương cơ thể cần cung cấp đủ vitamin D và canxi theo nhu cầu của từng lứa tuổi qua chế độ ăn khoa học, đủ dinh dưỡng và giàu canxi.
Trong những năm gần đây, ô nhiễm không khí đã trở thành một trong những vấn đề môi trường nghiêm trọng nhất, ảnh hưởng sâu rộng đến sức khỏe con người ở mọi lứa tuổi. Đặc biệt, trẻ nhỏ đang ở giai đoạn phát triển thể chất và thần kinh lại là nhóm đối tượng dễ tổn thương nhất.
Quả vải tuy ngon miệng và bổ dưỡng nhưng cũng cần đi lưu ý một số điều khi ăn để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, đặc biệt là với một số đối tượng.
Thời tiết thất thường có khiến bạn cảm thấy khó chịu. Trời mưa bạn sẽ cảm thấy buồn chán còn trời nắng bạn sẽ cảm thấy vui tươi hơn. Bạn đã bao giờ thắc mắc tại sao cảm xúc của bạn luôn thay đổi khi thời tiết thay đổi hay chưa? Đặc biệt là vào lúc giao mùa? Vậy hãy cùng Viện Y học ứng dụng tìm hiểu thêm với bài viết dưới đây
Ăn rau quả nhiều màu sắc hay còn gọi là 'ăn cầu vồng' không chỉ đơn giản là cách trang trí món ăn hấp dẫn mà còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Sốt xuất huyết là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do vi rút Dengue gây ra, lây lan chủ yếu qua vết đốt của muỗi Aedes aegypti. Mặc dù bệnh có thể ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi, trẻ nhỏ lại là đối tượng đặc biệt dễ bị tổn thương do hệ miễn dịch còn non yếu.
Mùa hè với những ngày nắng nóng kéo dài không chỉ là thời điểm để thư giãn mà còn là cơ hội tuyệt vời để người cao tuổi tham gia các hoạt động thể thao dưới nước. Đây là hình thức vận động nhẹ nhàng, ít gây áp lực lên cơ thể, đồng thời mang lại nhiều lợi ích sức khỏe vượt trội.
Đau thắt lưng là một trải nghiệm phổ biến đối với nhiều người. Nó thường có thể dẫn đến đau, ngứa ran hoặc tê ở phần thân dưới. Có nhiều nguyên nhân gây đau thắt lưng, phổ biến nhất bao gồm căng cơ, tư thế xấu và tuổi tác.