Những nguyên nhân gây tiểu ra máu
Tiểu ra máu hay còn gọi là đái máu có thể là dấu hiệu của một bệnh lí nghiêm trọng, vì vậy, không nên bỏ qua triệu chứng này. Tất cả các trường hợp tiểu ra máu cần được đánh giá bởi một bác sĩ cùng với các xét nghiệm để chẩn đoán xác định bệnh hoặc loại trừ một số nguyên nhân cơ bản.
Không có điều trị cụ thể cho đái máu bởi nó là một triệu chứng, chứ không phải là một bệnh lí cụ thể. Thay vào đó, điều trị cần nhắm vào các nguyên nhân cơ bản được tìm ra. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, triệu chứng này cũng không đòi hỏi phải điều trị.
Nguồn gốc của máu trong nước tiểu
Máu trong nước tiểu có thể xuất phát từ thận – nơi tạo ra nước tiểu. Nó cũng có thể đến từ các cấu trúc khác của hệ tiết niệu, ví dụ như:
Những triệu chứng đi kèm với đái máu
Nếu bạn nhìn thấy máu trong nước tiểu thì triệu chứng đã rõ ràng. Thay vì màu vàng nhạt như bình thường thì nước tiểu của bạn có thể có màu hồng, đỏ, nâu đỏ hoặc màu giống màu trà. Các bác sĩ gọi tình trạng này là đái máu đại thể.
Đôi khi, máu trong nước tiểu không thể nhìn thấy được bằng mắt thường và sự có mặt của hồng cầu trong nước tiểu chỉ có thể xác định thông qua xét nghiệm. Khi đó, bạn sẽ được đánh giá là đái máu vi thể.
Đái máu có thể xảy ra mà không có bất kì triệu chứng nào kèm theo. Tuy nhiên, một số bệnh lí nguyên nhân có thể gây đái máu kèm theo một số triệu chứng kinh điển từ nhẹ đến nặng. Ví dụ như:
Viêm bàng quang cấp: Ở người lớn, viêm bàng quang có thể gây cảm giác bỏng rát hoặc đau khi đi tiểu. Viêm bàng quang ở trẻ nhỏ thường kèm theo sốt, kích thích và biếng ăn. Những trẻ lớn hơn có thể bị sốt, đau và bỏng rát khi đi tiểu, tiểu gấp và đau vùng bụng dưới rốn.
Viêm thận: các triệu chứng thường gặp là sốt, rét run, đau vùng hông, vùng thắt lưng.
Sỏi thận: đau bụng hoặc đau vùng chậu dữ dội.
Bệnh thận: mệt mỏi, cao huyết áp, phù toàn thân bao gồm phù mí mắt.
Nguyên nhân
Những nguyên nhân thường gặp gây đái máu gồm:
Đôi khi, nước tiểu có thể có màu giống như máu nhưng chúng lại là sắc tố đỏ từ những nguồn khác như thuốc nhuộm thực phẩm, một số thuốc hoặc do bạn ăn quá nhiều của cải đường…
Chẩn đoán
Bác sĩ sẽ hỏi tiền sử uống thuốc của bạn cũng như những nguyên nhân có thể gây xuất hiện máu trong nước tiểu của bạn. Sau đó, bạn sẽ được làm xét nghiệm tổng phân tích nước tiểu.
Những xét nghiệm nước tiểu có thể bao gồm xét nghiệm tế bào học để tìm sự có mặt của các tế bào bất thường trong nước tiểu. Những xét nghiệm máu có thể được chỉ định để đánh giá nồng độ một số chất liên quan đến chức năng lọc của thận.
Điều trị
Phương pháp điều trị tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Sau điều trị, bác sĩ sẽ kiểm tra lại nước tiểu của bạn. Nếu vẫn còn máu trong nước tiểu, bạn có thể cần làm thêm một số xét nghiệm hoặc chuyển đến chuyên khoa tiết niệu.
Thông thường, không cần phải điều trị trừ khi có một bệnh lí nghiêm trong gây ra đái máu.
Nếu không tìm ra được nguyên nhân thông qua những đánh giá ban đầu, bạn có thể được khuyên làm xét nghiệm nước tiểu và theo dõi huyết áp mỗi 3-6 tháng, đặc biệt nếu bạn có các yếu tố nguy cơ của ung thư bàng quang như tuổi trên 50, hút thuốc lá, phơi nhiễm với một số hóa chất công nghiệp…
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Nước tiểu có thể tiết lộ điều gì?
Khi nước kiềm ngày càng phổ biến, các tuyên bố xung quanh lợi ích sức khỏe và khả năng cải thiện sức khỏe tổng thể của nó cũng tăng theo. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải xem xét kỹ lưỡng những khẳng định này. Vì vậy, hãy cùng tìm hiểu và khám phá sự thật về nước kiềm và những lợi ích thật sự của nước kiềm.
Chất béo thường bị mang tiếng xấu mỗi khi nói về chế độ dinh dưỡng vì cho rằng đó là nguyên nhân gây bệnh tim mạch, tiểu đường hay béo phì. Quan niệm cắt bỏ hoàn toàn chất béo khỏi bữa ăn đã từng phổ biến trong một số khuyến nghị dinh dưỡng. Thực tế, không phải tất cả các chất béo đều có hại.
Chế độ ăn uống lành mạnh không thể thiếu thực phẩm giàu creatine - hợp chất tự nhiên giúp cung cấp năng lượng cho cơ bắp, cải thiện hiệu suất tập luyện và sức khỏe não bộ.
Có rất nhiều loại bệnh võng mạc khác nhau. Những bệnh này có thể do gen di truyền từ cha mẹ hoặc từ tổn thương võng mạc tích lũy trong suốt cuộc đời. Một số loại bệnh võng mạc phổ biến hơn các bệnh khác.
Chuối là một trong những loại thực phẩm có lợi ích dinh dưỡng đáng kể. Vậy khi ăn chuối luộc có tác dụng gì?
Nhiễm ký sinh trùng có thể dẫn đến một loạt các vấn đề sức khỏe như các triệu chứng về tiêu hóa không rõ nguyên nhân, ngứa, thiếu máu, đau cơ và khớp, ăn không thấy no,… Cùng tìm hiểu về 10 dấu hiệu cho thấy có thể bạn đang nhiễm ký sinh trùng qua bài viết sau đây!
Nước dừa có thành phần dinh dưỡng đặc biệt và nhiều lợi ích cho sức khỏe như cung cấp chất điện giải, giúp hạ huyết áp... Đây là lý do nước dừa ngày càng trở thành lựa chọn phổ biến của nhiều người.
Dù là trà đen, trà xanh, trà trắng hay trà ô long, trà nóng hay trà đá đều có nguồn gốc từ cây trà, Camellia sinensis. Nhưng trà thảo mộc thì khác. Trà thảo mộc bắt nguồn từ việc ngâm nhiều loại hoa, lá hoặc gia vị trong nước nóng. Hầu hết các loại trà này đều không có caffeine. Bạn có thể bắt đầu bằng những túi trà làm sẵn hoặc ngâm các nguyên liệu rời và sau đó lọc bỏ bã.