Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Kiểm soát bệnh tiểu đường trong mùa nóng

Làm thế nào để người bị bệnh tiểu đường cảm thấy thoải mái trong thời gian nóng nhất của năm?

Kiểm soát bệnh tiểu đường trong mùa nóng

Bạn có biết rằng người bị bệnh tiểu đường (cả typ 1 và typ 2) luôn cảm thấy nóng hơn so với người không bị tiểu đường? Vì sao vậy?

  • Một số biến chứng của tiểu đường, như biến chứng phá hủy mạch máu hay dây thần kinh có thể ảnh hưởng đến tuyến mồ hôi, điều này khiến cơ thể bạn không thể hạ nhiệt độ một cách bình thường được, từ đó có thể gây ra những tình trạng cấp cứu như kiệt sức hay sốc nhiệt.
  • Bệnh nhân tiểu đường mất nước rất nhanh. Nếu không uống đủ nước, bệnh nhân sẽ bị tăng đường huyết, tăng đường huyết gây đi tiểu nhều và dẫn đến mất nước. Nhiều người dùng thuốc lợi tiểu (loại thuốc chữa bệnh cao huyết áp) cũng bị mất nước.
  • Thân nhiệt cao làm ảnh hưởng đến hoạt động sử dụng insullin của cơ thể. Bạn cần kiểm tra đường huyết thường xuyên hơn và điều chỉnh lượng insulin và chế độ ăn uống của bản thân

Nhiệt độ và độ ẩm

Kể cả khi bên ngoài trời không quá nóng thì sự kết hợp giữa nhiệt độ và độ ẩm không khí cũng có thế rất nguy hiểm đối với bệnh nhân tiểu đường. Khi mồ hôi bốc hơi qua da, chúng mang theo nhiệt độ và giúp hạ nhiệt độ cơ thể. Vì vậy trong điều kiện độ ẩm cao sẽ rất khó để cơ thể cảm thấy mát, vì khi đó mồ hôi không thể bay hơi được.

Cho dù bạn đang luyện tập hay chỉ là đi gặp gỡ bạn bè thì bạn vẫn nên kiểm tra chỉ số cảm nhiệt- là các số liệu đo kết hợp nhiệt độ và độ ẩm không khí. Khi nhiệt độ đạt đến khoảng 27 độ C trong bóng râm và độ ẩm không khí từ 40% trở lên, bạn nên thực hiện các biện pháp để làm mát cơ thể. Điều quan trọng cần nhớ: Đó là chỉ số cảm nhiệt có thể cao hơn một chút khi ra ngoài trời, vì vậy hãy tìm bóng râm để hoạt động khi trời nắng.

Các hoạt động thể chất là chìa khóa của quá trình điều trị tiểu đường, nhưng bạn không nên hoạt động ngoài trời trong ngày nắng nóng hay khi chỉ số cảm nhiệt cao. Ra ngoài vào sáng sớm hoặc buổi tối, khi nhiệt độ đã xuống thấp. Hoặc là bạn hãy đến những phòng tập hay trung tâm thể chất có trang bị điều hòa nhiệt độ để luyện tập.

Kiểm soát đường huyết vào mùa hè

Vào mùa hè, trẻ em sẽ không phải đến trường, được nghỉ hè, gặp gỡ bạn bè hay được về quê đoàn tụ gia đình. Điều đó nghĩa là mọi sinh hoạt mùa hè có thể không giống như thói quen bình thường nữa, không ngoại trừ kế hoạch kiểm soát bệnh tiểu đường. Vì vậy, bạn cần chú ý kiểm tra đường huyết thường xuyên hơn để chắc chắn rằng mọi thứ vẫn đang nằm trong kế hoạch bất kể mùa hè gây ra trở ngại gì. Một điều đặc biệt quan trọng là việc nhận ra dấu hiệu của hạ đường huyết để kịp thời xử lý sớm nhất có thể.

Lời khuyên dành cho bệnh nhân tiểu đường trong mùa nóng:
  • Uống thật nhiều nước - kể cả khi bạn không khát, điều đó sẽ tránh cho bạn tình trạng mất nước.
  • Hạn chế dùng rượu hay đồ uống chứa cafein như cà phê hay đồ uống thể thao, đồ uống tăng lực. Chúng có thể làm mất nước và tăng đường huyết.
  • Đo đường huyết trước, trong và sau khi hoặt động thể lực. Bạn cần phải điều chỉnh lượng insulin cần dùng. Hỏi ý kiến bác sĩ nếu bạn cần tư vấn về sự thay đổi trong liều lượng insulin.
  • Mặc đồ bó sát, nhẹ và sáng màu.
  • Đeo kính râm và đội mũ khi ra ngoài trời. Bởi vì ánh nắng mặt trời có thể làm tăng lượng đường trong máu.
  • Không nên đi chân trần, kể cả khi bạn ở trên bãi biển hay hồ bơi.
  • Lắp đặt điều hòa nhiệt độ hoặc đến những nơi có điều hòa để hoạt động sẽ giúp cơ thể bạn mát mẻ hơn. Trong những ngày nhiệt độ cao, dùng quạt sẽ không giúp bạn làm mát một cách hiệu quả.

Quá nóng

Một số loại thuốc và thiết bị hỗ trợ quá trình điều trị bệnh tiểu đường cũng bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ bạn cần chú ý:

  • Không nên bảo quản insulin hay thuốc tiểu đường dưới ánh nắng trực tiếp của mặt trời hay trong ô tô nhiệt độ cao. Kiểm tra thông tin trên bao sản phẩm về mức nhiệt độ có thể ảnh hưởng đến insullin và các loại thuốc khác.
  • Nếu bạn phải đi xa, giữ insulin và thuốc tiểu đường ở nơi có nhiệt độ mát. Tuy nhiên, bạn không được để insulin trong hộp đá hay hộp gel.
  • Nhiệt độ có thể phá hủy thiết bị đo đường huyết, bơm insulin và các thiết bị chữa trị tiểu đường khác. Vì vậy không nên để chúng trong ô tô nhiệt đô cao, bên cạnh bể bơi dưới ánh sáng trực tiếp của mặt trời hay ở trên bờ biển. Hãy làm tương tự với các dụng cụ khác như que thử.
 

Tuy nhiên bạn cũng không thể để cái nóng của mùa hè ngăn cản bạn mang theo thuốc và các thiết bị hỗ trợ chữa tiểu đường  bên người khi bạn ra ngoài. Bởi vì bạn cần kiểm tra lượng đường trong máu thường xuyên và có biện pháp xử lí khi nó quá thấp hay quá cao. Chỉ cần bạn chú ý đảm bảo an toàn cho các thiết bị đó.

Giông bão

Giông bão mạnh kèm mưa đá, gió giật hay lốc xoáy rát dễ xảy ra trong mùa hè. Bệnh nhân tiểu đường phải đối mặt thêm một số vấn đề khác nữa nếu cơn bão quá mạnh và họ phải di tản ra khỏi nhà mình. Hãy lên kế hoạch xem bạn sẽ làm thế nào để bảo quản thuốc cần nhiệt độ lạnh như insulin khi gặp trường hợp này. Và chuẩn bị sẵn những gói hành lý có chứa các dụng cụ cấp cứu khi cần thiết, để có thể mang đi nhanh chóng ngay khi cần rời khỏi nhà.

Hãy cùng chuẩn bị thật tốt để cảm thấy thật mát mẻ, an toàn và tận hưởng mùa hè đầy thú vị!

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: 5 bệnh hay gặp vào mùa hè

Bình luận
Tin mới
  • 23/03/2025

    10 loại rau củ giúp người bệnh đái tháo đường kiểm soát đường huyết

    Ăn nhiều rau củ, trái cây tươi vốn luôn là nền tảng của một chế độ ăn uống lành mạnh. Với người bệnh đái tháo đường, việc ăn nhiều loại rau giàu dưỡng chất và chất xơ còn giúp kiểm soát đường huyết tốt hơn, đồng thời giúp người bệnh phòng ngừa nhiều biến chứng trên tim, mắt, thận, thần kinh…

  • 23/03/2025

    Dị ứng mùa xuân: Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng tránh

    Mùa xuân, khi vạn vật sinh sôi, cây cối đâm chồi nảy lộc, cũng là lúc nhiều người phải đối mặt với những triệu chứng khó chịu của tình trạng dị ứng.

  • 22/03/2025

    Nhịn ăn gián đoạn kéo dài có hại gì?

    Nhịn ăn gián đoạn là biện pháp giảm cân phổ biến trong những năm gần đây. Tuy nhiên một phát hiện mới cho thấy, nên cân nhắc thời gian áp dụng chế độ ăn này ở những người trẻ tuổi vì nó có thể làm trầm trọng thêm bệnh đái tháo đường.

  • 22/03/2025

    8 lý do khiến bạn vẫn bị sâu răng mặc dù đã đánh răng và dùng chỉ nha khoa

    Vệ sinh răng miệng đúng cách là điều cần thiết cho răng và nướu khỏe mạnh. Và chúng đặc biệt quan trọng đối với những người dễ bị sâu răng. Vì vậy, hãy tiếp tục đánh răng hai lần mỗi ngày và dùng chỉ nha khoa thường xuyên. Với suy nghĩ đó, bài viết này sẽ giúp bạn hiểu lý do tại sao sâu răng vẫn có thể xảy ra ngay cả khi bạn chăm sóc răng miệng tốt và bạn có thể làm gì để giảm nguy cơ này.

  • 21/03/2025

    Mỗi ngày ăn một bữa - Giảm cân, giảm luôn sức khỏe?

    Mỗi ngày chỉ ăn một bữa - có rất nhiều lý do để không ít người thực hiện cách ăn này như giảm cân, thải độc. Phương pháp này hiện đang được truyền tai nhau như một trào lưu.

  • 21/03/2025

    Táo đỏ: Thực phẩm bổ dưỡng hay chiêu thổi phồng từ quảng cáo?

    Trong Đông y, táo đỏ được xếp vào nhóm thuốc không có độc, có thể sử dụng lâu dài. Gần đây, táo đỏ đã trở thành một “cơn sốt” trong cộng đồng nhờ được quảng bá như một thực phẩm bổ dưỡng, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.

  • 21/03/2025

    Nguyên nhân nào khiến tóc rụng ngày càng nhiều?

    Tình trạng rụng tóc phản ánh nhiều điều về sức khỏe và thói quen sinh hoạt hàng ngày. Khi phát hiện dấu hiệu tóc rụng nhiều, bạn có thể làm gì để mái tóc không thưa dần thêm?

  • 21/03/2025

    Điều gì thực sự xảy ra với cơ thể bạn khi bạn sinh mổ?

    Sinh mổ hay còn gọi là sinh mổ lấy thai ngày càng phổ biến vì nhiều lý do. Có khoảng 30% ca sinh nở ở Hoa Kỳ diễn ra bằng phương pháp mổ lấy thai. Hãy cùng VIAM tìm hiểu một số tác dụng phụ có thể xảy ra với mẹ sau khi sinh nhé.

Xem thêm