Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Những loại thuốc và sản phẩm không kê đơn thường bị sử dụng sai!

Thuốc không cần kê đơn không có nghĩa là chúng luôn luôn an toàn.

Những sai lầm về thuốc không cần kê đơn mà bạn có thể mắc phải

Nhà thuốc có hàng tấn các sản phẩm có sẵn không cần kê đơn (KKĐ), từ thuốc kháng axit dạ dày, thuốc cảm và dị ứng cho đường thở, cho đến kem chống nắng cho da. Nếu là người sử dụng thường xuyên bất kỳ loại thuốc nào trong số này, bạn cần biết rằng không phải tất cả các loại thuốc KKĐ đều tốt hơn thuốc theo đơn. Hãy đảm bảo luôn luôn đọc hướng dẫn cho bất cứ loại thuốc nào bạn sắp sử dụng và kiểm tra các sai lầm phổ biến nhất mà nhiều người mắc phải dưới đây.

Thuốc trị cảm lạnh và cúm đa triệu chứng

Các loại thuốc ho và thuốc cảm lạnh có thể hết sức khó phân biệt và sử dụng. Nhiều người thậm chí sử dụng cùng một thành phần chỉ trong các bao bì khác nhau, do lầm tưởng chúng khác nhau nhưng trên thực tế chỉ là cùng một loại. Các loại thuốc KKĐ này dù có thể sẽ làm giảm hắt hơi, đau họng, đau đầu, đau nhức nhẹ, sốt, sổ mũi, nhưng sẽ dẫn đến quá liều nhanh hơn chúng ta nghĩ. Chúng có thể làm tăng huyết áp, làm trầm trọng thêm bệnh hen suyễn và gây bí tiểu. Mặc dù không phải tất cả các loại thuốc đều có nguy cơ đó, nhưng để đảm bảo an toàn, hãy đọc danh sách các thành phần hoạt chất để so sánh các sản phẩm, uống riêng từng loại thuốc và uống đúng liều cho các triệu chứng để tránh các loại thuốc (và tác dụng phụ) không muốn hoặc không cần. Hãy chắc chắn đã đo lường từng liều một cách cẩn thận (bao gồm cả chất lỏng) và không dùng thường xuyên hơn so với khuyến cáo trong hướng dẫn. Cũng lưu ý rằng nhiều loại thuốc cảm lạnh và cúm đa tác dụng có chứa acetaminophen.

NSAID

Thuốc chống viêm không steroid (NSAID) như ibuprofen (Advil, Motrin) và naproxen (Aleve) có thể làm giảm đau đầu hoặc đau cơ, nhưng chúng không nên được sử dụng thường xuyên. Mặc dù các loại thuốc này rất tốt để giảm đau và viêm, nhưng chúng cũng có thể gây ra các vấn đề như chảy máu đường tiêu hóa và suy thận nếu sử dụng quá nhiều. Một điều quan trọng cần lưu ý là phải xin ý kiến bác sĩ trước khi dùng thuốc này để đảm bảo chức năng thận, và nếu dùng chúng lâu dài, có thể sẽ cần sử dụng thêm một loại thuốc để bảo vệ niêm mạc dạ dày khỏi bị loét. Tốt nhất là tránh sử dụng các loại thuốc này ngay trước khi đi ngủ, và lý tưởng nhất là uống trong khi ăn và không uống sau bữa tối.
Tylenol / acetaminophen

Mặc dù thuốc này có thể giúp giảm đau và hạ sốt, nhưng luôn có một giới hạn an toàn, và quá nhiều có thể trở nên độc hại, đặc biệt là đối với gan. Không nên dùng Tylenol thường xuyên nếu bị bệnh gan và cần đặc biệt chú ý đến tổng liều dùng trong một ngày, bao gồm cả liều trong các loại thuốc kết hợp như thuốc cảm và cúm. Điều tương tự cũng xảy ra với các dạng uống buổi tối của cả Tylenol và Advil. Nhiều người phụ thuộc vào chúng để ngủ ngon hơn ngay cả khi không có cảm giác đau đớn hay căng thẳng. Điều này có thể dẫn đến các vấn đề về thận hoặc gan khi dùng lâu dài. Nếu khó ngủ, hãy kiểm tra giờ giấc đi ngủ hoặc cân nhắc nói chuyện với một chuyên gia về giấc ngủ.

Thuốc hỗ trợ giấc ngủ

Hai công cụ hỗ trợ giấc ngủ chính mà bạn sẽ tìm thấy tại nhà thuốc là diphenhydramine và doxylamine, có thể hữu ích cho việc sử dụng ngắn hạn, nhưng chỉ với liều lượng khuyến cáo. Nếu bạn vẫn không thể ngủ sau khi uống một liều và quyết định uống liều thứ hai thì có thể sẽ có tác dụng ngược lại, bao gồm đánh trống ngực, chóng mặt, nhịp tim nhanh và đổ mồ hôi. Nói cách khác, hai viên thuốc không tốt hơn, thậm chí không tốt bằng một viên. Melatonin bổ sung là một chất hỗ trợ giấc ngủ khác cần được sử dụng một cách chính xác, vì có rất nhiều hãng thuốc khuyên dùng liều lượng quá cao. Nếu được sử dụng trong một thời gian dài, melatonin có thể ảnh hưởng đến việc sản xuất hormone tự nhiên, vì vậy, tốt nhất là bắt đầu với liều thấp nhất và nói chuyện với bác sĩ trước khi tăng liều.

Thuốc kháng axit

Những loại thuốc này có tác dụng làm giảm chứng ợ nóng hoặc khó chịu đường tiêu hóa khi ăn một số loại thực phẩm hoặc đồ uống có tính axit, nhưng chúng không nên được sử dụng hàng ngày, đặc biệt là khi không có sự cho phép của bác sĩ. Thỉnh thoảng sử dụng thuốc kháng axit dạng nhai không kê đơn sẽ không gây ra vấn đề gì, nhưng nếu bạn phải uống chúng hàng ngày, hãy tới gặp bác sĩ, vì bạn có thể cần một loại thuốc mạnh hơn như thuốc ức chế bơm proton. Nhu cầu sử dụng hàng ngày cũng có thể là dấu hiệu của loét dạ dày hoặc các vấn đề nghiêm trọng hơn. Và hãy nhớ rằng: Việc dùng quá liều các loại viên nhai này do hàm lượng canxi cao, có thể dẫn đến sỏi thận, táo bón và suy thận.

Thuốc xịt mũi

Trong khi chúng có vẻ vô hại và hữu ích khi bạn bị nghẹt mũi, thuốc xịt mũi thường được bị lạm dụng, đặc biệt là trong mùa dị ứng. Thường xuyên sử dụng thuốc xịt mũi có thể gây ra các vấn đề mãn tính với đường mũi, như chảy máu, loét và thậm chí là tăng nhãn áp hoặc đục thủy tinh thể khi sử dụng kéo dài. Thay vào đó, chỉ sử dụng chúng khi cần thiết và hỏi bác sĩ nếu vẫn gặp vấn đề dai dẳng với khả năng thở.

Thuốc lợi tiểu

Dù để đề phòng trước một sự kiện quan trọng hoặc giảm các triệu chứng tiền kinh nguyệt khó chịu, việc lạm dụng thuốc lợi tiểu thường xuyên có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng như suy thận và rối loạn điện giải nghiêm trọng như kali thấp. Điều này thậm chí có thể dẫn đến những vấn đề sức khỏe lớn như rối loạn nhịp tim. Nếu xuất hiện chứng đầy hơi mãn tính hoặc phù chân, việc gặp bác sĩ là cần thiết để chắc chắn rằng không có vấn đề nghiêm trọng nào xảy ra.

Sản phẩm ngăn mồ hôi

Nếu bạn đã từng sử dụng chất khử mùi trực tiếp sau khi tắm, thì đây là thời điểm thay đổi thói quen này. Lý do là vì các chất khử mùi hoạt động bằng cách tạo ra một đầu cắm protein trong tuyến mồ hôi, do đó ngăn chặn tuyến mồ hôi tiết ra mồ hôi và quá trình này không hiệu quả khi da bị ướt. Vì vậy, hãy thoa chất khử mùi khi vùng nách đã khô và khi tuyến mồ hôi chưa hoạt động.

Kem chống nắng

Việc thoa kem chống nắng thường được áp dụng ngay trước khi đi biển hoặc khi phải dành cả ngày ngoài trời, nhưng các chuyên gia nói rằng điều này chỉ bảo vệ da khỏi một nửa phơi nhiễm sẽ gặp phải. Hầu hết chúng ta thường phải tiếp xúc với ánh nắng mặt trời nhiều hơn, khi đi ngoài đường, khi đi mua sắm, đến bưu điện, dắt chó đi dạo, đi bộ thể dục, v.v.. Vì vậy, nên sử dụng kem chống nắng cho các vùng da tiếp xúc với ánh mặt trời hàng ngày như mặt, cổ và mu bàn tay, bất kể thời tiết hôm đó như thế nào.

 

Bình luận
Tin mới
  • 02/04/2025

    Nâng cao tầm vóc Việt

    Tầm vóc không chỉ là thước đo chiều cao đơn thuần mà còn phản ánh sức khỏe và sự phát triển toàn diện của một dân tộc. Tuy nhiên, thực trạng chiều cao của người Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế so với bạn bè quốc tế

  • 01/04/2025

    Tăng cường miễn dịch cho trẻ mùa xuân

    Mùa xuân đến, mang theo không khí ấm áp và sức sống mới cho vạn vật. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm giao mùa, khí hậu biến đổi thất thường, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, virus và mầm bệnh sinh sôi phát triển.

  • 01/04/2025

    Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ: Hiểu đúng và đồng hành cùng người tự kỷ

    Ngày 2 tháng 4 hàng năm, thế giới cùng hướng về Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ – một sự kiện do Liên Hợp Quốc khởi xướng nhằm kêu gọi sự quan tâm sâu sắc hơn đến rối loạn phổ tự kỷ (ASD).

  • 31/03/2025

    Chăm sóc da cho bé vào mùa xuân: Mẹo nhỏ cho mẹ

    Mùa xuân là thời điểm giao mùa, khí hậu thất thường, hanh khô, độ ẩm thấp, dễ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ.

  • 30/03/2025

    Những thay đổi về làn da tuổi mãn kinh

    Tuổi mãn kinh không chỉ gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe sinh lý nữ, mà còn ảnh hưởng đến làn da. Chị em phụ nữ nên lưu ý điều gì khi chăm sóc da tuổi ngoài 40?

  • 30/03/2025

    Người cao tuổi và bệnh giao mùa

    Giao mùa là thời điểm chuyển tiếp giữa các mùa trong năm, kéo theo sự thay đổi của thời tiết, khí hậu. Đối với người cao tuổi, giai đoạn này thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe do hệ miễn dịch suy giảm và cơ thể dần lão hóa.

  • 29/03/2025

    Đi bộ nhanh mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong

    Một nghiên cứu mới cho thấy, hoạt động thể chất vừa phải như đi bộ nhanh, yoga, làm vườn… mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong.

  • 29/03/2025

    Tại sao bạn bị đau bụng khi chạy?

    Các vấn đề dạ dày khi chạy bộ là một trong những nguyên nhân phổ biến gây khó chịu cho người chạy. Bạn có thể gặp tình trạng co thắt, đau bụng dẫn đến tiêu chảy trong khi chạy.

Xem thêm