Viêm gan thường phát triển do nhiễm virus hoặc uống rượu, nhưng nó cũng có thể do độc tố, thuốc và một số bệnh lý nhất định, bao gồm cả bệnh lý tự miễn dịch. Có 5 loại viêm gan chính: A, B, C, D và E. Viêm gan B và C là hai loại phổ biến nhất.
1. Tất cả các loại viêm gan đều nghiêm trọng như nhau?
Một số loại viêm gan tự giới hạn, có nghĩa là chúng tự khỏi. Những loại khác có thể gây ung thư gan hoặc tổn thương gan vĩnh viễn. Virus viêm gan thực sự rất khác nhau:
Bệnh viêm gan A thường khiến người bệnh cảm thấy rất mệt mỏi trong một thời gian ngắn, nhưng rất hiếm khi có biến chứng nghiêm trọng hoặc bệnh kéo dài.
Viêm gan B có thể rất nghiêm trọng nếu việc nhiễm virus ban đầu của một người trở thành nhiễm trùng mãn tính, nhưng điều đó chỉ xảy ra ở 2 - 6% người lớn và một số người không bao giờ có triệu chứng trong lần nhiễm đầu tiên (mặc dù phần lớn là có triệu chứng).
Viêm gan C ban đầu thường không gây ra các triệu chứng, nhưng khoảng 60 - 80% những người bị nhiễm viêm gan C tiếp tục phát triển nhiễm trùng mãn tính, cuối cùng có thể dẫn đến ung thư gan, xơ gan và tử vong nếu không được điều trị.
Đây là lý do tại sao điều quan trọng là phải tiêm phòng viêm gan A và B và sàng lọc viêm gan C ít nhất một lần, ngay cả khi bạn cảm thấy khỏe.
Đọc thêm bài viết: Xơ gan có uống rượu được không?
2. Viêm gan C hiếm gặp?
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), có tới 325 triệu người mắc bệnh viêm gan B, C hoặc cả hai. Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) cho biết tại Hoa Kỳ vào năm 2019, đã có 115.900 ca nhiễm viêm gan A, B hoặc C cấp tính. Năm 2016, WHO ước tính có 399.000 người chết vì viêm gan C trên toàn cầu. Cùng với đó, viêm gan B và C là nguyên nhân phổ biến nhất gây xơ gan và ung thư gan. Chúng cũng gây ra nhiều ca tử vong liên quan đến viêm gan siêu vi nhất.
Kể từ năm 2013, viêm gan C là nguyên nhân gây tử vong số một ở Hoa Kỳ do một bệnh truyền nhiễm, cho đến khi virus SARS-CoV-2 xuất hiện. Ước tính có khoảng 71 triệu người trên toàn thế giới và 2,4 triệu người ở Hoa Kỳ đang sống chung với bệnh viêm gan C, gấp đôi số người ở Hoa Kỳ sống chung với HIV, mặc dù bệnh viêm gan C hoàn toàn có thể chữa được.
3. Người bị viêm gan C không được cho con bú?
Virus viêm gan C không lây lan qua sữa mẹ. Tuy nhiên, những người bị nứt hoặc chảy máu núm vú nên tạm thời ngừng cho con bú cho đến khi vết thương lành lại.
4. Có thể bị viêm gan C khi hôn và nắm tay?
Mặc dù điều này khá phổ biến, nhưng nó vẫn là một hiểu lầm. Mọi người không thể nhiễm virus viêm gan C khi hôn, nắm tay, dùng chung dụng cụ ăn uống, muỗi đốt, ho hoặc hắt hơi. Virus viêm gan C chỉ lây lan khi ai đó tiếp xúc với máu từ người đã nhiễm virus thông qua dụng cụ tiêm chích ma túy dùng chung, dụng cụ xăm không vô trùng, sinh nở, hoặc hiếm khi là quan hệ tình dục.
5. Bị viêm gan C không thể quan hệ tình dục?
Việc người bị viêm gan C không được quan hệ tình dục chắc chắn là không đúng. Tuy nhiên, có một số điều cần xem xét. Virus viêm gan C lây lan qua tiếp xúc với máu của người đã nhiễm virus. Các hoạt động tình dục làm tăng nguy cơ tiếp xúc với máu (quan hệ tình dục qua đường hậu môn và quan hệ tình dục trong thời kỳ kinh nguyệt) sẽ có nguy cơ lây nhiễm cao.
Đối với các cặp vợ chồng một vợ một chồng, CDC không khuyến nghị sử dụng bao cao su thường xuyên để ngăn ngừa lây truyền. Nguy cơ lây truyền sẽ cao hơn ở những người nhiễm HIV và ở những người có nhiều mối quan hệ tình dục ngắn hạn với bạn tình có virus viêm gan C. Trong những điều kiện này, bao cao su nên được sử dụng thường xuyên.
6. Tất cả những người bị viêm gan đều bị vàng da?
Vàng da là dấu hiệu của các vấn đề về gan, nhưng không phải tất cả các loại virus viêm gan đều gây ra các vấn đề về gan ngay lập tức. Khoảng một nửa số người mắc bệnh viêm gan C hoàn toàn không có triệu chứng nào cho đến khi, đôi khi là hàng chục năm sau, khi virus đã làm tổn thương gan của họ đủ nghiêm trọng để xuất hiện bệnh vàng da hoặc các triệu chứng khác.
7. Viêm gan có tính di truyền?
Có một lầm tưởng nghiêm trọng rằng viêm gan C là do di truyền và có thể truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Đây không phải là sự thật. Viêm gan C là một loại virus. Nó không phải là di truyền từ cha mẹ. Trong một số ít trường hợp, viêm gan có thể truyền từ mẹ sang con trong khi sinh. Tuy nhiên, khả năng điều này xảy ra là khoảng 2-8%.
Đọc thêm bài viết: Người bệnh gan nhiễm mỡ nên kiêng ăn gì?
8. Có vaccine cho tất cả các loại viêm gan?
Đây không phải là sự thật. Hiện tại, đã có vaccine viêm gan A và B. Cả hai loại vaccine này cần tiêm nhiều mũi để hoàn thành. Nhưng hiện tại, không có vaccine cho viêm gan C.
9. Viêm gan C không thể tồn tại bên ngoài cơ thể con người?
Vào năm 2014, các nhà nghiên cứu tại Đại học Yale đã phát hiện ra rằng virus viêm gan C vẫn còn sống đủ 6 tuần sau khi khô trên bề mặt và có đủ khả năng lây nhiễm cho ai đó. Trước đây, người ta nghĩ rằng virus viêm gan C chỉ có thể sống được 4 ngày bên ngoài cơ thể. Thật không may, đó là một loại virus có sức sống rất mạnh.
10. Không thể nhiễm viêm gan C hai lần?
Đây cũng là một hiểu lầm phổ biến. Một khi ai đó được điều trị và chữa khỏi bệnh viêm gan C, họ có thể mắc bệnh lại lần nữa - các kháng thể từ lần lây nhiễm ban đầu không bảo vệ bạn được như vaccine. Đã nhiễm vrus viêm gan C một lần không tạo ra khả năng miễn dịch để chống lại virus. Bạn vẫn có thể mắc lại nó sau khi loại bỏ virus một cách tự nhiên hoặc sau khi được điều trị bằng thuốc. Đây là lý do tại sao điều quan trọng là phải thực hiện các biện pháp phòng ngừa tái nhiễm sau khi nhiễm virus ban đầu đã được điều trị.
11. Thuốc điều trị viêm gan C có tác dụng phụ?
Đây không phải là sự thật. Các phương pháp điều trị viêm gan C hiện nay thường kéo dài 8 - 12 tuần điều trị bằng thuốc uống. Tỷ lệ chữa khỏi hiện nay là hơn 90%. Những loại thuốc mới này có rất ít tác dụng phụ và được dung nạp rất tốt.
Kết luận
Viêm gan là một mối quan tâm toàn cầu. Hiểu cách nó lây lan và cách giảm lây truyền là những bước đầu tiên để giảm tác động của nó. Điều quan trọng, tất cả người lớn từ 18 tuổi trở lên nên được kiểm tra bệnh viêm gan C ít nhất một lần trong đời hoặc thường xuyên hơn nếu họ có nguy cơ nhiễm trùng liên tục.
Phòng khám Chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM cung cấp các dịch vụ tư vấn, thăm khám dinh dưỡng cho trẻ em và người lớn với cam kết hỗ trợ nâng cao sức khỏe, tăng cường sức đề kháng và cải thiện các tình trạng như còi xương, suy dinh dưỡng, thừa cân,… Để đặt lịch khám, Quý khách vui lòng liên hệ Hotline: 0935 18 3939 hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY.
Sự thay đổi nội tiết tố ở phụ nữ tuổi mãn kinh không chỉ dẫn đến các triệu chứng được nhiều người biết đến như bốc hoả, thay đổi tâm trạng,…mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe xương, tăng nguy cơ loãng xương và gãy xương.
Xu hướng dậy thì sớm ngày càng gia tăng. Một số ít có thể là biểu hiện của bệnh lý, cần được điều trị đặc biệt.
Một nghiên cứu mới cho thấy, ngay cả khi bạn hút thuốc lá điện tử không chứa nicotine vẫn có tác động tiêu cực đến lưu lượng máu của cơ thể.
Khi bạn già đi, làn da cũng như các cơ quan khác sẽ bị lão hóa như một lẽ tự nhiên. Hãy cùng nhau tìm hiểu những điều xảy ra với làn da khi già đi qua bài viết dưới đây.
Tiêu hóa là một chức năng vô cùng quan trọng đảm bảo cho sự phát triển của cơ thể trong mọi giai đoạn, đặc biệt là năm đầu tiên của cuộc đời.
Tự ý cho trẻ dùng thuốc kháng sinh khi trẻ gặp triệu chứng ho, sốt do viêm phế quản là sai lầm các bậc phụ huynh cần tránh.
Nước ta tuy là nước có khí hậu nhiệt đới, có nhiều ánh sáng mặt trời nhưng còi xương vẫn là một bệnh khá phổ biến. Bên cạnh đó, chế độ ăn chưa đúng cũng là một nguyên nhân khiến trẻ còi xương.
Chế độ ăn uống trong suốt thai kỳ là yếu tố quan trọng với sức khỏe của mẹ và thai nhi. Để đảm bảo an toàn cho con, bà bầu nên hạn chế, kiêng ăn những thực phẩm, đồ uống có nguy cơ ngộ độc cao, gây hại cho sức khỏe.