Suy tuỵ ngoại tiết thường bị hiểu lầm và thường chẩn đoán nhầm. Những người mắc phải căn bệnh này thường thiếu các enzyme quan trọng để tiêu hoá thực phẩm nhưng nếu không được điều trị đúng cách, có thể dẫn đến suy dinh dưỡng và các biến chứng khác đe doạ tính mạng. Các triệu chứng của suy tuyến tuỵ ngoại tiết bao gồm chướng bụng, đau bụng, sụt cân và phân có mỡ, có mùi có chịu.
Số lượng người bị suy tuỵ ngoại tiết hiện nay chưa rõ, nhưng những người này thường sẽ không được chẩn đoán. Tuy vậy, những người bị suy tuỵ ngoại tiết thường sẽ mắc kèm một số bệnh:
Để hiểu rõ hơn về rối loạn này, hãy tìm hiểu về các hiểu lầm sau đây.
Hiểu lầm số 1: Trị liệu bằng vitamin là đủ để điều trị suy tuỵ ngoại tiết.
Vì bệnh suy tuỵ ngoại tiết sẽ khiến cơ thể không hấp thu được các loại vitamin quan trọng trong thực phẩm, đặc biệt là các vitamin tan trong dầu nên nhiều người cho rằng trị liệu bằng vitamin có thể giúp kiểm soát tình trạng này. Tuy nhiên, sự thật là bạn cần có enzyme tuỵ để hấp thu được các vitamin này. Bạn có thể uống hàng tấn vitamin, nhưng nếu không bổ sung đủ enzyme, thì lượng vitamin bạn hấp thu vào cơ thể cũng sẽ rất nhỏ.
Hiểu lầm số 2: Thay thế enzyme tuỵ chỉ nên sử dụng ngay trước bữa ăn và chỉ cần uống một liều
Nếu bạn bị suy tuỵ ngoại tiết, bác sĩ có thể sử dụng biện pháp thay thế enzyme tuỵ. Những loại thuốc này có chứa một hỗn hợp các loại enzyme tiêu hoá, giúp bạn tiêu hoá được lượng thực phẩm mà bạn ăn. Liều và thời gian sử dụng các thuốc thay thế enzyme sẽ tuỳ thuộc vào từng người cũng như thời gian và loại bữa ăn sẽ tiêu thụ. Thông thường, liều sẽ được điều chỉnh theo từng bữa ăn. Một liều cơ ban sẽ nên được uống trước khi ăn và áp dụng đối với bữa ăn kéo dài 15 phút. Nhưng nếu bữa ăn của bạn kéo dài khoảng 30 phút thì bạn nên uống nửa liều thuốc khi bạn ăn miếng đầu tiên và nửa liều còn lại khi ở giữa bữa ăn. Mục đích của việc này là để bắt chước hoạt động của các enzyme tự nhiên trong tuỵ sẽ được tiết ra đều đặn trong suốt cả bữa ăn.
Hiểu lầm số 3: Những người bị suy tuỵ ngoại tiết nên ăn chế độ ăn ít béo
Vì người bệnh không thể tiêu hoá được chất béo, nên chế độ ăn ít béo thường được khuyến nghị cho người bệnh suy tuỵ ngoại tiết. Không tiêu hoá được chất béo là nguyên nhân chính khiến phân có lẫn mỡ, sụt cân và thiếu vitamin. Tuy nhiên, hiện nay, nhiều chuyên gia đồng ý rằng chế độ ăn tốt nhất sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra bệnh suy tuỵ ngoại tiết. Với những người bị viêm tuỵ mạn tính và suy tuỵ ngoại tiết, nên thực hiện chế độ ăn 30g chất béo/ngày. Ngược lại, những người bị bệnh xơ nang thì nên thực hiện chế độ ăn giàu chất béo (khoảng 100g/ngày) cùng với việc sử dụng enzyme tuỵ liều cao hơn sẽ giúp họ có kết quả điều trị tốt hơn và hấp thu được nhiều chất dinh dưỡng hơn.
Ngoài ra, những người bị suy tuỵ ngoại tiết nên được tự do trong chế độ ăn nếu họ sử dụng thuốc đúng liều. Về lý thuyết, nếu uống đủ enzyme thì bạn hoàn toàn có thể tự do ăn bất cứ thứ gì bạn muốn. Tuy nhiên, điều này không phải sẽ đúng với tất cả mọi người. Ví dụ, nếu người bệnh được kê uống 2 viên cùng với bữa phụ thì họ nên uống thêm 1 viên nữa nếu bữa ăn giàu chất béo. Bạn nên tham khảo ý kiến chuyên gia dinh dưỡng về các thực phẩm tốt nhất nên sử dụng cũng như chế độ ăn hợp lý.
Hiểu lầm số 4: Suy tuỵ ngoại tiết có thể dẫn đến ung thư.
Suy tuỵ ngoại tiết không gây ra ung thư và đặc biệt, là ung thư tuỵ nhưng mối liên quan giữa 2 tình trạng này rất phức tạp. Ung thư tuỵ và suy tuỵ ngoại tiết có liên quan đến nhau vì có chung các yếu tố nguy cơ. Ở một số bệnh nhân bị ung thư tuỵ, các triệu chứng đầu tiên có thể là các triệu chứng suy tuỵ ngoại tiết, nhưng thường thì suy tuỵ ngoại tiết sẽ là hậu quả chứ ít khi là nguyên nhân gây ung thư. Ngoài ra, phẫu thuật ung thư tuỵ có thể gây suy tuỵ ngoại tiết. Suy tuỵ ngoại tiết sẽ phát triển khi hơn 90% tuỵ bị tổn thương (một số nghiên cứu cho thấy tuỵ bị tổn thương ít hơn cũng có thể gây suy tuỵ). Trong khi đó, ung thư tuỵ thường chỉ xảy ra ở một phần của tuỵ. Nhưng nếu ung thư ở phần đầu tuỵ, thì nguy cơ suy tuỵ ngoại tiết cũng sẽ cao hơn.
Hiểu lầm số 5: Suy tuỵ ngoại tiết sẽ làm hạn chế hoạt động của bạn và bạn lúc nào cũng cần đi vệ sinh
Tiêu chảy là một trong những triệu chứng chính của tình trạng suy tuỵ ngoại tiết, do vậy có thể bạn sẽ nghĩ là nếu mắc bệnh, bạn sẽ không thể đi xa hoặc làm các hoạt động khác được vì bạn sẽ cần chạy vào nhà vệ sinh càng sớm càng tốt. Nhưng điều này hoàn toàn không đúng nếu bạn kiểm soát tốt các triệu chứng. Vấn đề phổ biến nhất trong điều trị suy tuỵ ngoại tiết là dùng thuốc không đủ liều, hoặc thậm chí là không uống thuốc. Trên thực tế, với bệnh suy tuỵ ngoại tiết, uống thiếu thuốc sẽ nguy hiểm hơn là quá liều. Các loại enzyme mới nhất thường được làm theo công thức sẽ giải phóng chậm theo thời gian cùng với thức ăn đi vào ruột. Do vậy, trừ những người có tốc độ làm rỗng dạ dày chậm, sẽ làm chậm tốc độ thức ăn được tiêu hoá, thuốc được dung nạp khá tốt và an toàn với đa số mọi người. Người bị suy tuỵ ngoại tiết có thể vẫn có một cuộc sống bình thường, năng động
Hiểu lầm số 6: Các loại enzyme không kê đơn hoạt động tương tự như các thuốc kê đơn
Rất nhiều người chọn cách sử dụng enzyme không kê đơn vì chúng rẻ và sẵn có hơn. Các loại enzyme thay thế theo đơn thuốc thường sẽ đắt và khó mua hơn. Nhưng hiệu quả của 2 loại này không giống nhau. Với những người bị suy tuỵ ngoại tiết, enzyme phải chứa ít nhất 33.000 đơn vị lipase trong khi đó các loại enzyme không kê đơn thường sẽ không đáp ứng được mức này. Để đáp ứng được mức này, có khi, bạn sẽ phải uống hết cả lọ enzyme không kê đơn mới bằng được 1 viên enzyme kê đơn. Thay thế enzyme là phần quan trong nhất trong việc điều trị suy tuỵ ngoại tiết. Bạn cần uống thuốc đúng với đơn bác sĩ đã kê để thuyên giảm các triệu chứng.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Chế độ ăn dành cho bệnh nhân ung thư tụy - Phần 2
Mùa đông lạnh thường mang đến cảm giác cô đơn và trầm lắng, đặc biệt là đối với người cao tuổi. Sự thay đổi thời tiết, cùng với những hạn chế về sức khỏe và khả năng vận động khiến người già dễ rơi vào tình trạng cô lập, ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe tinh thần và thể chất.
Với tỷ lệ mắc cao ở người cao tuổi, loãng xương là mối đe dọa tiềm tàng dẫn đến gãy xương và suy giảm chất lượng cuộc sống. Cùng Viện Y học ứng dụng Việt Nam tìm hiểu các biện pháp điều trị và phòng ngừa hiệu quả để đối phó với căn bệnh này!
Nghệ không chỉ là loại gia vị tốt mà còn có tác dụng hỗ trợ chữa một số bệnh. Dưới đây là 4 lợi ích sức khỏe khi sử dụng nghệ trong mùa đông.
Tuy không phải là yếu tố quyết định nhưng dinh dưỡng có thể ảnh hưởng đến quá trình dậy thì ở nữ giới. Một chế độ ăn uống cân bằng, giàu dinh dưỡng, hạn chế các thực phẩm không lành mạnh sẽ giúp trẻ phát triển toàn diện và giảm thiểu các nguy cơ liên quan đến dậy thì sớm.
Trẻ em ngày nay có xu hướng dậy thì sớm. Dinh dưỡng cũng là một trong những yếu tố góp phần gây dậy thì sớm ở trẻ.
Da của chúng ta là cơ quan lớn nhất của cơ thể và nhiều tình trạng da có cả biểu hiện bên trong và bên ngoài. Chỉ có một số ít nghiên cứu đã xem xét cách chế độ ăn uống có thể tác động đến một số tình trạng da liễu nhất định. Bài viết dưới đây sẽ liệt kê danh sách các tình trạng da phổ biến và cách chế độ ăn uống có thể giúp ích hoặc gây hại cho làn da của bạn.
Sự thay đổi nội tiết tố ở phụ nữ tuổi mãn kinh không chỉ dẫn đến các triệu chứng được nhiều người biết đến như bốc hoả, thay đổi tâm trạng,…mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe xương, tăng nguy cơ loãng xương và gãy xương.
Xu hướng dậy thì sớm ngày càng gia tăng. Một số ít có thể là biểu hiện của bệnh lý, cần được điều trị đặc biệt.