Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Những điều cần biết về viêm phổi không điển hình ở trẻ em - Phần 2

Một trong những loại viêm phổi phổ biến nhất là viêm phổi không điển hình. Đây là một dạng viêm phổi rất nhẹ và hay gặp cả ở trẻ em và người lớn, nhưng cũng cần có những lưu tâm nhất định.

Những điều cần biết về viêm phổi không điển hình ở trẻ em

Viêm phổi là một tình trạng khá phổ biến ở thời thơ ấu, ảnh hưởng đến 150 đến 156 triệu trẻ em dưới 5 tuổi mỗi năm. Ở Hoa Kỳ, viêm phổi không còn là tình trạng đe dọa đến tính mạng như trước đây nhờ sự phát triển của kháng sinh và các phương pháp điều trị hiện đại khác. Tuy nhiên, ở các nước đang phát triển, bệnh viêm phổi vẫn là mối đe dọa lớn đối với trẻ em.

Một trong những loại viêm phổi phổ biến nhất là viêm phổi không điển hình. Đây là một dạng viêm phổi rất nhẹ ở trẻ em và người lớn. Viêm phổi không điển hình ở trẻ em nói chung không dẫn tới nhập viện. Các triệu chứng bệnh viêm phổi không điển hình thường ít nghiêm trọng hơn các triệu chứng của các loại viêm phổi khác.

Điều trị

Trong một số trường hợp, nhiễm trùng do viêm phổi không điển hình có thể không cần điều trị ngoài việc nghỉ ngơi. Tuy nhiên, hầu hết các bác sĩ kê toa kháng sinh amoxicillin đường uống. Trẻ em có thể cần đến 14 ngày thuốc kháng sinh đường uống trong trường hợp viêm phổi do vi khuẩn, và một hoặc hai ngày nghỉ ngơi tại nhà. Viêm phổi không điển hình có thể mất 4-6 tuần để khỏi hoàn toàn. Điều quan trọng là phải cho con của bạn nhiều thời gian nghỉ ngơi trong quá trình hồi phục.

  • Ngủ đủ giấc và uống nhiều nước vô cùng quan trọng. Dưới đây là một vài điều bạn có thể làm để giúp trẻ được bổ sung đủ nước:
  • Mang theo một chai nước hoặc cho trẻ mang theo một chai nước để khuyến khích bổ sung nước trong suốt cả ngày.
  • Bổ sung chất điện giải bằng đồ uống đóng chai hoặc những loại nước ép trái cây.
  • Cho trẻ ăn những loại quả mọng không đường.

Nếu bạn không được cập nhật về lịch tiêm chủng tại địa phương, bạn cũng nên chắc chắn rằng trẻ đã được chủng ngừa đầy đủ hoặc biết được trẻ đang thiếu những mũi nào. Trong khi không có thuốc chủng ngừa viêm phổi cho trẻ em, viêm phổi có thể xảy ra sau khi các bệnh khác (có thể phòng ngừa bằng vaccine) làm suy yếu hệ thống miễn dịch. Vaccine cũng giúp ngăn ngừa các bệnh nhiễm trùng khác xảy ra cùng lúc với viêm phổi. Bạn cũng nên tránh cho trẻ dùng thuốc chống ho bởi vì chúng gây tích tụ nhầy trong phổi, có thể kéo dài sự lây nhiễm. Cân nhắc sử dụng máy tạo ẩm và lọc không khí trong phòng của con bạn vào ban đêm để giúp làm sạch không khí và sạch phổi cho trẻ.

Biến chứng

Viêm phổi do siêu vi khuẩn và mycoplasma gây ra dễ lây lan. Bạn nên có biện pháp phòng ngừa đặc biệt để giảm nguy cơ lây lan sang người khác:

  • Thực hiện vệ sinh hợp lý.
  • Khuyến khích con mình ho che miệng
  • Thay bàn chải đánh răng và khăn mặt của trẻ đều đặn.

Chú ý nếu trẻ có bất kỳ triệu chứng nào khác, chẳng hạn như khó thở. Một nghiên cứu đã tìm ra mối liên quan có thể xảy ra giữa bệnh hen và bệnh viêm phổi không điển hình. Nếu con bạn bị hen suyễn, viêm phổi có thể làm cho các triệu chứng trở nên tồi tệ hơn. Trong một số trường hợp, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng một chẩn đoán hen mới cũng có thể phát triển sau viêm phổi.

Triển vọng 

Triển vọng cho bệnh viêm phổi ở trẻ em nói chung là tốt. Việc điều trị tốt nhất là nghỉ ngơi nhiều. Nếu bác sĩ kê toa kháng sinh, đảm bảo rằng con bạn đã uống đủ liều. Vì bệnh viêm phổi không điển hình thường do vi khuẩn gây ra, con của bạn có thể mắc lại. Khử trùng các vật thường được chạm vào xung quanh nhà, như tay nắm cửa và vòi xối xả vệ sinh, để ngăn ngừa lây lan bệnh tật.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Cảnh giác với bệnh viêm phổi do virus khi trời chuyển lạnh

Võ Dung - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo Healthline
Bình luận
Tin mới
  • 19/04/2024

    5 bệnh tự miễn thường gặp mà bạn cần biết

    Hệ thống miễn dịch của chúng ta có vai trò chính là nhận diện và bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus và nấm. Tuy nhiên, đôi khi, các thành phần của hệ thống miễn dịch lại nhầm lẫn phản ứng với các protein trong cơ thể và gây ra các bệnh tự miễn.

  • 19/04/2024

    Tìm hiểu về các rối loạn tiêu hóa nghiêm trọng ở trẻ em

    Các rối loạn tiêu hóa ở trẻ em là một vấn đề phổ biến mà nhiều gia đình phải đối mặt. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về một số rối loạn tiêu hóa phổ biến ở trẻ, nguyên nhân và cách điều trị.

  • 19/04/2024

    Vì sao không nên uống trà khi ăn thực phẩm giàu sắt?

    Trà không chỉ là thức uống giải khát mà còn có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, kết hợp trà vào chế độ ăn uống không đúng cách có thể ảnh hưởng đến sự hấp thu sắt của cơ thể, đặc biệt ở người bị thiếu máu do thiếu sắt.

  • 19/04/2024

    Những điều cần biết về bệnh viêm phổi ở trẻ em

    Viêm phổi là một trong những bệnh lý đường hô hấp nghiêm trọng thường gặp ở trẻ em, đặc biệt là những trẻ dưới 5 tuổi có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Bệnh không chỉ gây ra những triệu chứng khó chịu như ho, sốt, khó thở mà còn tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách.

  • 18/04/2024

    Tại sao bạn hay cảm thấy buồn ngủ quá mức?

    Buồn ngủ quá mức là gì và tại sao bạn lại gặp phải tình trạng này? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

  • 18/04/2024

    6 thực phẩm trong chế độ ăn giúp giảm nguy cơ ung thư

    Ung thư có thể phòng ngừa nhờ điều chỉnh lối sống với những thói quen tốt cho sức khỏe như ăn uống lành mạnh. Một số thực phẩm trong chế độ dinh dưỡng có thể hỗ trợ giảm nguy cơ mắc ung thư.

  • 18/04/2024

    Vì sao không nên tập thể dục khi vẫn còn lớp trang điểm?

    Makeup đã trở thành thói quen hàng ngày của nhiều chị em. Nhiều người thậm chí cả đi tập thể dục cũng không quên trang điểm. Tuy nhiên, việc này có thể gây hại cho da.

  • 18/04/2024

    Dị ứng có nên giữ con bạn ở nhà?

    Bệnh dị ứng của con bạn có khiến trẻ phải nghỉ học hoặc cản trở chuyến đi chơi của gia đình không? Mỗi ngày, 10.000 trẻ em ở Hoa Kỳ phải nghỉ học vì các triệu chứng dị ứng.

Xem thêm