Đau đầu vào cuối tuần
Sự sụt giảm mức độ căng thẳng vào cuối tuần là nguyên nhân cho chứng đau nửa đầu. Nó cũng là lời nhắc nhở bạn đang phải chịu nhiều áp lực ở các ngày trong tuần, nên vào cuối tuần khi không phải làm việc nhiều khi bạn bị mất cân bằng.
Một bên miệng đau nhức
Một bên hàm, hoặc miệng bị đau nhức không chỉ do thường xuyên nghiến răng khi ngủ, mà còn do sự căng thẳng, mệt mỏi lâu ngày gây nên, Matthew Messina, một tư vấn viên tại Hiệp hội Nha khoa Mỹ cho biết.
Mơ những giấc mơ kỳ lạ
Giấc mơ có sự liên hệ đặc biệt với tình trạng sức khỏe tâm lý. Những khi bị căng thẳng, bạn có xu hướng ngủ mơ thấy những sự việc kỳ lạ, giấc ngủ bị gián đoạn, không sâu. Để ngăn chặn tình trạng này, bên cạnh việc thả lỏng suy nghĩ, bạn cũng nên tránh các chất kích thích như bia, rượu, caffeine vài tiếng trước giờ đi ngủ.
Chảy máu nướu
Theo một phân tích tại Brazil, stress quá mức có thể làm thay đổi nồng độ cortisol, gây suy yếu hệ thống miễn dịch và tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào nướu răng. Tình trạng này kéo dài sẽ khiến nướu bị viêm, chảy máu.
Nổi mụn
Bên cạnh các nguyên nhân bên ngoài như môi trường, việc việc sinh da kém, mụn còn xuất hiện do những thay đổi về nội tiết trong cơ thể. Căng thẳng lại là nguyên nhân gây biến đổi nồng độ các hoóc môn và nội tiết tố. Vì thế, khi bạn thấy mụn mọc thường xuyên, ở các vị trí như cằm hoặc ngay trên mũi thì bạn nên chú ý cân bằng cảm xúc, tâm lý của mình, song song với việc trị mụn, chăm sóc da.
Ngứa da
Một nghiên cứu của Nhật Bản trên 2.000 người đã tìm thấy những người bị ngứa mãn tính có liên kết với cảm giác căng thẳng. Nguyên nhân là do phản ứng căng thẳng đã kích hoạt các sợi thần kinh, gây ra cảm giác ngứa. Đây cũng là điều kiện làm trầm trọng thêm các chứng viêm da, nấm và bệnh vảy nến.
Chế độ ăn uống có thể tạo ra khả năng miễn dịch bảo vệ, hỗ trợ phương pháp điều trị cho người mắc bệnh nhiễm ký sinh trùng đường ruột, trong đó có giun tóc.
Người cao tuổi thường dễ mắc các bệnh tim mạch, đặc biệt là trong thời tiết lạnh giá. Nhiệt độ xuống thấp khiến cơ thể phải làm việc nhiều hơn để duy trì thân nhiệt, gây áp lực lên hệ tim mạch. Việc nhận biết sớm các dấu hiệu và áp dụng các biện pháp phòng tránh là vô cùng quan trọng để bảo vệ sức khỏe tim mạch cho người cao tuổi trong mùa lạnh.
Thời tiết hanh khô những ngay với sự chênh lệch nhiệt độ đáng kể giữa ngày và đêm. Ban ngày nắng ấm, chiều tối se lạnh, sáng sớm lại trở nên rét buốt. Sự thay đổi này khiến cơ thể chúng ta khó thích nghi, sức đề kháng suy giảm, dễ mắc các bệnh về đường hô hấp, tim mạch, thậm chí là đột quỵ. Trẻ em và người lớn tuổi lại càng có nguy cơ cao hơn nên cần được quan tâm đặc biệt. Vậy chúng ta nên làm gì để bảo vệ sức khỏe trong những ngày này?
Viện Y học ứng dụng xin gửi tới Quý khách hàng, Quý đối tác và toàn thể cán bộ nhân viên của VIAM lịch nghỉ Tết Nguyên Đán năm 2025:
Ngoài việc điều trị kịp thời, những người bị viêm phổi cần điều chỉnh lối sống như chế độ ăn uống, sinh hoạt để giúp bảo vệ phổi, tăng khả năng phục hồi.
Mùa đông là thời điểm trẻ em dễ mắc các bệnh về đường hô hấp. Sức đề kháng của trẻ còn non yếu, khiến chúng dễ bị nhiễm bệnh từ môi trường xung quanh. Trong bài viết này, hãy cùng Viện Y học ứng dụng Việt Nam tìm hiểu về các bệnh thường gặp ở trẻ trong mùa đông, nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng tránh hiệu quả.
Hãy cùng Viện Y học ứng dụng Việt Nam tìm hiểu những kiến thức và thông tin hữu ích giúp bạn giữ ấm cơ thể một cách hiệu quả trong mùa đông.
Mùa đông, với không khí lạnh và khô, là thời điểm nhiều người dễ mắc các bệnh dị ứng. Các triệu chứng như hắt hơi, sổ mũi, ngứa ngáy, khó thở… gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và cuộc sống. Vậy dị ứng mùa đông là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách khắc phục ra sao? Hãy cùng Viện Y học ứng dụng Việt Nam tìm hiểu về chủ đề này nhé