Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Những dấu hiệu cho thấy bạn có nguy cơ ung thư nội mạc tử cung

Ung thư nội mạc tử cung đang có chiều hướng ra tăng, kể cả ở phụ nữ trẻ tuổi. Hãy đảm bảo rằng bạn biết những yếu tố nguy cơ của căn bệnh này và các triệu chứng thường gặp để có thể dự phòng hợp lý.

Ung thư nội mạc tử cung là gì?

Ung thư nội mạc tử cung được xếp vào một trong số các loại ung thư tử cung. Đây là loại ung thư phát triển ở lớp niêm mạc lót bên trong tử cung. Một loại ung thư khác, hiếm gặp hơn là ung thư biểu mô liên kết tử cung, khởi phát từ lớp cơ hoặc các mô khác trong tử cung.

Theo thống kê của Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ, có khoảng 63.000 trường hợp mới mắc ung thư tử cung được chẩn đoán năm 2018 và khoảng 11.000 phụ nữ sẽ tử vong do loại ung thư này. Ung thư tử cung là dạng ung thư phổ biến hàng thứ tư ở phụ nữ tại Mỹ, nhưng đây là loại ung thư có thể điều trị được bằng việc phẫu thuật nếu được phát hiện sớm.

Dấu hiệu 1: Cân nặng của bạn

Ung thư nội mạc tử cung chủ yếu phát triển ở phụ nữ sau mãn kinh. Tuổi trung bình được chẩn đoán bệnh là 60 tuổi nhưng đã có những báo cáo cho thấy các ca bệnh ung thư nội mạc tử cung được chẩn đoán ở những phụ nữ trẻ. Nguyên nhân là do tỷ lệ béo phì đang tăng cao. Các tế bào mỡ sẽ sản xuất ra hormone sinh dục nữ là estrogen và lượng estrogen thừa này có thể tích tụ trong cơ thể và làm nguy cơ ung thư nội mạc tử cung.

Mối liên quan giữa ung thư nội mạc tử cung và mỡ thừa đã được chứng minh rõ ràng, nhưng những người bị ung thư nội mạc tử cung thường có nguy cơ tử vong do bệnh tim mạch cao hơn là bệnh ung thư (nếu bệnh ung thư được phát hiện sớm) vì mỡ thừa gây ung thư nội mạc tử cung cũng sẽ gây bệnh tim mạch.

Dấu hiệu 2: Bệnh tiểu đường

Bệnh tiểu đường thường đi kèm với bèo phì, nhưng cũng làm tăng nguy cơ bị ung thư nội mạc tử cung. Trên thực tế, nguy cơ cung thư nội mạc tử cung có thể tăng cao gấp 4 lần so với những người bị tiểu đường. Nguyên nhân là vì lượng hormone insulin tăng cao hơn so với bình thường, và sẽ kích thích các tế bào ung thư phát triển. Kiểm soát chặt chẽ tình trạng tiểu đường có thể sẽ giúp giảm thiểu được nguy cơ mắc bệnh. Duy trì cân nặng khoẻ mạn và thường xuyên luyện tập sẽ giúp làm giảm nguy cơ ung thư nội mạc tử cung và cũng có tác động tích cực lên bệnh tiểu đường.

Tuân thủ theo chế độ ăn low carb có thể sẽ giúp ích. Phụ nữ bị ung thư buồng trứng hoặc ung thư nội mạc tử cung đã ăn chế độ ăn cực kỳ low carb trong 12 tuần sẽ giúp làm giảm lượng mỡ thừa trong cơ thể nhiều hơn và có lượng hormone insulin thấp hơn so với những người thực hiện chế độ ăn ít chất béo

Dấu hiệu số 3: Tiền sử gia đình

Hội chứng Lynch là một bệnh di truyền có thể làm tăng nguy cơ bị ung thư đại tràng, ung thư nội mạc tử cung và nhiều loại ung thư khác. Nếu bạn có tiền sử gia đình bị ung thư tử cung hoặc ung thư đại tràng, đặc biệt là với các thành viên trẻ tuổi trong gia đình, hãy trao đổi với bác sỹ về các bài kiểm tra hội chứng Lynch. Sàng lọc ung thư một cách cẩn thận và/hoặc phẫu thuật làm giảm nguy cơ có thể giúp làm giảm nguy cơ mắc ung thư.

Dấu hiệu 4: Các vấn đề về sinh sản

Sự tích tụ estrogen trong cơ thể được coi là có thể làm tăng nguy cơ bị ung thư nội mạc tử cung và việc vô sinh cũng có thể làm tăng nguy cơ này. Việc phơi nhiễm với estrogen và không có quãng thời gian suy giảm estrogen (khi mang thai) là nguyên nhân cho việc làm tăng nguy cơ này. Ngoài ra, bạn càng có nhiều chu kỳ kinh nguyệt, nguy cơ ung thư nội mạc tử cung càng cao. Điều này cũng lý giải tại sao việc sử dụng thuốc tránh thai hàng ngày có thể làm giảm nguy cơ ung thư nội mạc tử cung.

Dấu hiệu số 5: Sử dụng hormone

Sử dụng estrogen (không kèm với progesterone) để làm giảm một vài triệu chứng mãn kinh có thể làm tăng nguy cơ ung thư nội mạc tử cung ở những phụ nữ vẫn còn tử cung. Đó là lý do vì sao progestin được thêm vào phác đồ điều trị với những phụ nữ này. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, tỷ lệ ung thư nội mạc tử cung tăng lên đáng kể trong những năm 2002-2009 sau khi có sự suy giảm trong việc sử dụng hormone thay thế dạng phối hợp.

Dấu hiệu số 6: Ra máu sau khi mãn kinh

Bất cứ tình trạng ra máu nào sau khi mãn kinh đều cần được kiểm tra. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng này, trong đó có tình trạng ung thư nội mạc tử cung. Ra máu nặng hoặc ra máu bất thường ở phụ nữ trẻ tuổi cũng cần được xem xét. Bạn có thể sẽ cần tiến hành sinh thiết nội mạc tử cung để loại trừ nguy cơ ung thư. Cũng nên nhớ rằng, ra máu âm đạo, kể cả không có máu cũng là một trong số những triệu chứng cần được theo dõi. Khoảng 10% số trường hợp bị ung thư nội mạc tử cung sẽ bị ra dịch ở âm đạo mà không ra máu.

Dấu hiệu số 7: Chướng bụng và đau vùng chậu

Phụ nữ sau mãn kinh thường sẽ gặp phải nhiều triệu chứng ung thư nội mạc tử cung. Tuy nhiên, các triệu chứng khác có thể sẽ khó phát hiện hơn, ví dụ như chướng bụng hoặc đầy bụng nhanh hơn bình thường, thay đổi thói quen đại tiểu tiện, đau bụng hoặc đau vùng chậu. Hãy thông báo với bác sỹ về bất cứ triệu chứng nào mà bạn gặp phải, đặc biệt là nếu triệu chứng đó đã kéo dài hơn 2 tuần.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Những thay đổi của tử cung khi mang thai

PGs.Ts. Nguyễn Xuân Ninh - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo RD
Bình luận
Tin mới
  • 19/04/2024

    Phát hiện ung thư dạ dày bằng hơi thở

    Hơi thở có mùi khiến cho bạn cảm thấy xấu hổ. Nhưng việc kiểm tra hơi thở nhanh ngoài việc có thể giúp bạn thoát khỏi nhiều tình huống khó xử còn có thể cứu mạng bạn. Theo một nghiên cứu, công nghệ kiểm tra hơi thở có thể phát hiện ung thư dạ dày ở giai đoạn sớm nhất .

  • 19/04/2024

    Đưa con đến viện ngay nếu con có dấu hiệu này khi mắc cúm B

    Cúm B là một loại cúm mùa do virus, thường gây nhiễm trùng đường hô hấp. Phần lớn khi trẻ mắc cúm B nhẹ sẽ tự khỏi, tuy nhiên virus cũng có thể gây biến chứng nghiêm trọng. Nếu trẻ mắc cúm B có các dấu hiệu nguy hiểm dưới đây, cha mẹ cần đưa con đến viện ngay để điều trị.

  • 19/04/2024

    5 bệnh tự miễn thường gặp mà bạn cần biết

    Hệ thống miễn dịch của chúng ta có vai trò chính là nhận diện và bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus và nấm. Tuy nhiên, đôi khi, các thành phần của hệ thống miễn dịch lại nhầm lẫn phản ứng với các protein trong cơ thể và gây ra các bệnh tự miễn.

  • 19/04/2024

    Tìm hiểu về các rối loạn tiêu hóa nghiêm trọng ở trẻ em

    Các rối loạn tiêu hóa ở trẻ em là một vấn đề phổ biến mà nhiều gia đình phải đối mặt. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về một số rối loạn tiêu hóa phổ biến ở trẻ, nguyên nhân và cách điều trị.

  • 19/04/2024

    Vì sao không nên uống trà khi ăn thực phẩm giàu sắt?

    Trà không chỉ là thức uống giải khát mà còn có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, kết hợp trà vào chế độ ăn uống không đúng cách có thể ảnh hưởng đến sự hấp thu sắt của cơ thể, đặc biệt ở người bị thiếu máu do thiếu sắt.

  • 19/04/2024

    Những điều cần biết về bệnh viêm phổi ở trẻ em

    Viêm phổi là một trong những bệnh lý đường hô hấp nghiêm trọng thường gặp ở trẻ em, đặc biệt là những trẻ dưới 5 tuổi có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Bệnh không chỉ gây ra những triệu chứng khó chịu như ho, sốt, khó thở mà còn tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách.

  • 18/04/2024

    Tại sao bạn hay cảm thấy buồn ngủ quá mức?

    Buồn ngủ quá mức là gì và tại sao bạn lại gặp phải tình trạng này? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

  • 18/04/2024

    6 thực phẩm trong chế độ ăn giúp giảm nguy cơ ung thư

    Ung thư có thể phòng ngừa nhờ điều chỉnh lối sống với những thói quen tốt cho sức khỏe như ăn uống lành mạnh. Một số thực phẩm trong chế độ dinh dưỡng có thể hỗ trợ giảm nguy cơ mắc ung thư.

Xem thêm