Những cột mốc phát triển giác quan của thai nhi
Xúc giác
Xúc giác của bé xuất hiện ở tuần thứ 3 và bắt đầu phát triển từ tuần thứ 8. Lúc ấy, phôi thai đã cảm thấy được sự chạm, sờ rõ rệt. Sự phát triển này tiếp tục diễn ra cùng với các bộ phận nhạy cảm của bé. Đầu tiên là vùng bụng dưới (10 tuần), sau đó đến lòng bàn tay (11 tuần), lòng bàn chân (12 tuần), bụng và mông (17 tuần). Đến tuần thứ 32, gần như toàn bộ cơ thể bé đều đã có thể cảm nhận được sự nóng, lạnh và các cơn đau.
Trong suốt quá trình này, theo bản năng, bé bắt đầu khám phá xúc giác bằng cách mút ngón tay cái, tự sờ vào má, thành bụng và dây rốn để cảm nhận sự tiếp xúc của các bộ phận trong cơ thể.
Thính giác
Thế giới trong tử cung không tĩnh lặng, âm thanh sôi sục từ dạ dày hay nhịp tim của mẹ chính là những bài học thính giác đầu tiên cho bé.
Thính giác được hình thành vào tuần thứ 8 và hoàn thiện đầy đủ ở tuần thứ 24, cho bé làm quen và nhận biết thế giới bên ngoài qua tiếng nói chuyện của mẹ hay những âm thanh thường ngày. Và mẹ chính là người có thể cảm nhận rõ rệt nhất những phản ứng của bé. Nhịp tim bé chậm rãi hơn khi lắng nghe một bản nhạc du dương hay giọng nói thân quen. Đôi lúc bé sẽ quẫy đạp hoặc nấc lên khi giật mình bởi những âm thanh lớn.
Thính giác giúp bé nghe được và yêu bài nhạc mẹ thích.
Khứu giác
Khả năng ngửi của khoang mũi bắt đầu ở tuần thứ 9, sự kết nối giữa khứu giác và não bộ vào tuần thứ 13 đã sẵn sàng cho bé học hỏi bằng khứu giác. Nhưng bởi sự tắc nghẽn của các chất nhờn bảo vệ da ở mũi, mãi đến tuần 28, bé mới có thể cảm nhận mùi vị thông qua sự dẫn truyền của nước ối đi vào mũi.
Nhờ quá trình phát triển khứu giác từ trong bụng mẹ, sau khi chào đời, bé đã có thể tìm thấy ti mẹ thơm mùi sữa ngọt ngào theo bản năng của mình.
Khứu giác của bé đã phát triển từ bụng mẹ, giúp bé dễ dàng nhận ra mùi thơm sữa mẹ khi chào đời.
Vị giác
Có một sự thật khá thú vị, đó là những gì mẹ ăn thì bé trong bụng mẹ cũng đã biết cảm nhận hương vị của món ăn đó. Và đây cũng chính là chiếc cầu nối bé đến thế giới mùi vị.
Trong giai đoạn này, vị giác của bé đã hoàn thiện giống hệt chúng ta và có xu hướng nuốt nước ối vị ngọt nhiều hơn các vị khác. Không chỉ thế, bé còn có những phản ứng mạnh trong bụng mẹ khi không thích một mùi vị nào đó.
Những tháng cuối cùng, bé nuốt đến 1 lít nước ối mỗi ngày. Thế nên, những thói quen ăn uống của mẹ sẽ ảnh hưởng đặc biệt đến độ kén chọn của bé sau này.
Thị giác
Đây là giác quan được hoàn thiện sau cùng. Ở tuần thứ 18, bé chỉ mới cảm nhận được luồng ánh sáng le lói xuyên qua thành bụng mẹ. Sau 26 tuần, mí mắt mới hé mở và có những chuyển động nhấp nháy sau thời gian dài đóng cửa chờ đợi sự hoàn thiện võng mạc.
Tuần thứ 32, bé bắt đầu biết dõi theo các tia sáng di chuyển ngang bụng mẹ và quay đầu tránh những ánh sáng mạnh. Sự phát triển thị giác ở những tháng cuối sẽ cho bé khả năng nhìn thấy thế giới mới ngay khi vừa chào đời.
Chế độ dinh dưỡng đầy đủ và khoa học giúp tối ưu sự phát triển trí não và các giác quan.
Khoa học đã chứng minh, mọi trải nghiệm bằng các giác quan trong những năm đầu đời sẽ làm gia tăng các kết nối thần kinh, giúp phát triển trí não và nhận thức của bé. Để hỗ trợ quá trình phát triển quan trọng này của bé, mẹ có thể áp dụng những hoạt động phù hợp giúp bé khám phá, học hỏi qua các giác quan. Quan trọng là lựa chọn để bổ sung cho mình một chế độ dinh dưỡng khoa học và tiên tiến giúp bé phát triển các giác quan.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Nghe, nhìn và các giác quan ở trẻ sơ sinh
Do các loại thuốc Tây y điều trị bệnh Parkinson thường đi kèm với tác dụng phụ và nguy cơ “nhờn thuốc” khi dùng lâu dài, nhiều người tìm tới các phương pháp Đông y với hy vọng các loại thảo dược tự nhiên sẽ an toàn hơn với cơ thể.
Khi bước vào giai đoạn lão hóa, cơ thể con người trải qua nhiều thay đổi sinh lý, suy giảm chức năng của hệ cơ xương khớp và dễ mắc phải các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là trong mùa đông lạnh
Tức giận là một cảm xúc bình thường mà ai cũng sẽ trải qua, bởi hiếm ai có thể giữ được bình tĩnh khi bị tấn công, xúc phạm, phản bội hay thất bại... Tuy nhiên, tức giận quá thường xuyên hoặc kéo dài có thể gây ra nhiều vấn đề đối với sức khỏe.
Mùa đông đến đi kèm với sự thay đổi nhiệt độ đột ngột, không khí hanh khô và độ ẩm giảm. Những yếu tố này gây nên các bệnh về đường hô hấp, đặc biệt là ở trẻ nhỏ, người cao tuổi và những người có hệ miễn dịch yếu. Các bệnh lý đường hô hấp không chỉ gây khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống mà còn có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời.
Đau chân là vấn đề phổ biến ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của nhiều người. Cùng tìm hiểu 9 phương pháp đơn giản, hiệu quả để chữa đau chân tại nhà. Áp dụng đúng cách, bạn có thể giảm đau, cải thiện lưu thông máu và tăng cường sức khỏe cho đôi chân của mình.
Thật khó khăn khi bạn phải đối mặt với bệnh tiêu chảy, nhất là khi bạn đang phải cho con bú. Trong bài viết này, Viện Y học ứng dụng Việt Nam sẽ chia sẻ một số biện pháp khắc phục tự nhiên để điều trị bệnh tiêu chảy cho các bà mẹ vẫn đang trong thời kỳ nuôi con bằng sữa mẹ.
Ăn rau đầu tiên trong bữa ăn có tác dụng thế nào với người bệnh đái tháo đường? Thứ tự các ăn các món trong bữa ăn của người bệnh đái tháo đường có gì đặc biệt? Nhân Ngày thế giới phòng chống đái tháo đường 14/11, cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Ngày Trẻ em Thế giới là dịp để chúng ta cùng nhau tôn vinh và bảo vệ thế hệ tương lai của đất nước. Trong bối cảnh cuộc sống hiện đại với nhiều thay đổi, việc chăm sóc sức khỏe toàn diện cho trẻ em càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.