Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Những câu hỏi về thiếu máu - Phần 1

Dưới đây là một số câu hỏi bạn có thể không nghĩ đến để hỏi bác sĩ, nhưng lại là những câu hỏi vô cùng quan trọng nếu bạn được chẩn đoán bị thiếu máu.

Những câu hỏi về thiếu máu

Làm thế nào để biết được tình trạng mệt mỏi của tôi là do thiếu máu?

Khám sức khoẻ sẽ giúp xác định mức độ mệt mỏi mà bạn đang trải qua, cùng với các triệu chứng khác như suy nhược hoặc khó tập trung. Các bác sĩ sau đó sẽ kiểm tra mức độ hemoglobin trong máu, hemoglobin là chất giúp các tế bào hồng cầu mang oxy đến các mô của cơ thể. Mệt mỏi liên tục và mức hemoglobin thấp hơn bình thường có nghĩa là bạn đang bị thiếu máu.

Đôi khi, cũng cần kiểm tra mức hematocrit của bạn. Đây là chỉ số cho thấy số lượng hồng cầu có trong máu của bạn. Hematocrit thấp là một dấu hiệu cho thấy bạn bị thiếu máu.

Tôi có thể bị thiếu máu do dinh dưỡng không hợp lý?

Chế độ ăn ít sắt, vitamin B12 hoặc folate có thể dẫn đến thiếu máu. Nhưng các chất dinh dưỡng này có rất nhiều trong hầu hết các loại thực phẩm. Các nguồn cung cấp sắt tốt gồm có thịt đỏ, gan, thịt gia cầm, cá, trứng, rau bina và đậu Hà Lan. Các  loại sản phẩm động vật tương tự cũng chứa B12, và hầu hết các loại ngũ cốc ăn sáng hiện nay được bổ sung thêm vitamin B12. Folate là một dạng vitamin B có trong bánh mì, mì ống và rau xanh.

Tôi có nguy cơ thiếu máu nếu bệnh di truyền trong gia đình tôi không?

Một số trường hợp thiếu máu có thể được di truyền cho trẻ sơ sinh, cụ thể là thalassemia và thiếu máu hồng cầu hình liềm. Đây là những rối loạn di truyền có thể khiến cơ thể tạo ra ít tế bào hồng cầu khỏe mạnh hơn và ít hemoglobin hơn.

Bệnh gì gây thiếu máu?

Một số bệnh mạn tính có thể gây ra thiếu máu, bao gồm viêm khớp dạng thấp và các chứng viêm khác làm cản trở khả năng hấp thu sắt của cơ thể. Hầu như tất cả mọi người bị rối loạn chức năng thận kéo dài đều bị thiếu máu bởi vì thận không thể sản xuất đủ erythropoietin, một chất kiểm soát sự sản sinh hồng cầu. Thiếu máu cũng phổ biến ở bệnh nhân ung thư, cả do bệnh và do các phương pháp điều trị như hóa trị. Người bị bệnh tim hoặc AIDS cũng thường bị thiếu máu.

Thiếu máu nguy hiểm như thế nào?

Thiếu máu không trực tiếp đe dọa tính mạng trừ khi nó liên quan đến chảy máu nghiêm trọng. Nhưng theo thời gian, thiếu máu có thể làm tim quá sức để bù đắp cho sự thiếu hụt năng lượng. Bệnh nhân thiếu máu thường có cuộc sống ngắn hơn những người bị các chứng bệnh mãn tính nhưng không bị mệt mỏi.

Thiếu máu sẽ biến mất theo thời gian?

Có, miễn là các nguyên nhân tiềm ẩn gây thiếu máu được điều trị. Bệnh nhân ung thư bị thiếu máu có thể trở lại bình thường sau khi bệnh của họ đã được thuyên giảm và ngừng điều trị. Thiếu máu do dinh dưỡng thường dễ điều chỉnh, hầu hết mọi người nhanh chóng trở lại bình thường sau khi họ bắt đầu ăn một chế độ ăn uống hợp lý.

Tôi nên điều trị thiếu máu bằng cách nào?

Thực phẩm chức năng bổ sung sắt có thể được sử dụng nếu bạn bị thiếu sắt, hoặc là do chế độ ăn uống kém hoặc chảy máu mãn tính. Phương pháp điều trị chủ yếu cho nhiều dạng thiếu máu là sử dụng thuốc để kích thích erythropoietin. Một lựa chọn khác là truyền máu, bao gồm truyền các tế bào hồng cầu mang oxy đến cơ thể thiếu máu. Cả hai phương pháp điều trị đều có thể cải thiện triệu chứng của tình trạng mệt mỏi, nhưng chúng không phải là phương pháp chữa bệnh thiếu máu.

Tham khảo thêm thông tin trong bài viết: 9 điều bạn chưa biết về truyền máu

Võ Dung - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo New York Times
Từ khóa:
Bình luận
Tin mới
  • 27/07/2024

    Ảo giác và chóng mặt trong bệnh đa xơ cứng

    Bệnh đa xơ cứng (MS) là một bệnh miễn dịch mãn tính ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương. Một số người có thể bị ảo giác, choáng váng hoặc chóng mặt.

  • 27/07/2024

    9 lời khuyên vàng khi chăm sóc da cho bé

    Trẻ nhỏ có làn da rất mềm mại và mỏng manh. Vì vậy, các bé có thể gặp phải nhiều vấn đề và bệnh lý về da. Cùng tham khảo một vài gợi ý cũng như lời khuyên hữu ích dưới đây để chăm sóc và bảo vệ làn da nhạy cảm của em bé nhà bạn.

  • 26/07/2024

    Hiện tượng co giật cơ có thể là dấu hiệu bạn đang thiếu chất

    Hầu hết mọi người đều trải qua tình trạng co giật cơ ở bắp thịt trên tay, chân, vai, mi mắt, lưng, cơ mặt một vài lần trong đời. Biểu hiện này có thể là dấu hiệu cơ thể đang thiếu một số vitamin, khoáng chất thiết yếu.

  • 26/07/2024

    Cách làm màu thực phẩm tự nhiên

    Màu thực phẩm tự nhiên là một cách tuyệt vời để thêm màu sắc vào công thức nấu ăn bằng cách sử dụng các nguyên liệu đã có sẵn trong tủ đựng thức ăn, giá đựng gia vị hoặc rau củ trong nhà. Màu thực phẩm tự nhiên được coi là sự thay thế lành mạnh hơn cho màu thực phẩm nhân tạo vì nó có nguồn gốc từ thực vật hoặc động vật và không chứa các hóa chất độc hại mà màu nhân tạo có thể có.

  • 26/07/2024

    6 bài tập cải thiện cơ bắp toàn thân không cần dụng cụ

    Sử dụng chính trọng lượng cơ thể mình, bạn có thể rèn luyện cơ bắp toàn thân với 6 bài tập thể dục không cần có thêm dụng cụ hỗ trợ.

  • 26/07/2024

    Tổng kết Khóa đào tạo "Chăm sóc và theo dõi sức khỏe cơ bản tại nhà"

    Khóa đào tạo "Chăm sóc và theo dõi sức khỏe cơ bản tại nhà" do Trung tâm Đào tạo Y học ứng dụng - Viện Y học ứng dụng Việt Nam phối hợp cùng Công ty cổ phần Tập đoàn Vesta-B Việt Nam tổ chức từ ngày 12 - 13/6/ đã kết thúc tốt đẹp

  • 26/07/2024

    Lý do khiến cân nặng của bạn thay đổi trong ngày

    Cân nặng của chúng ta khi cân vào buổi sáng sẽ không giống với khi cân vào buổi tối. Vậy đâu mới là cân nặng chính xác của chúng ta? Hãy cùng Viện Y học ứng dụng Việt Nam tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

  • 26/07/2024

    5 mẹo đơn giản để ngủ nhanh và ngon hơn

    Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe tổng thể. Một giấc ngủ ngon sẽ giúp bạn có một ngày mới tràn đầy năng lượng và làm việc hiệu quả hơn.

Xem thêm