Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Những điều bạn chưa biết về chảy máu mũi

Dưới đây là những nguyên nhân thực sự gây chảy máu mũi và làm thế nào để ngăn chặn tình trạng này.

Những điều bạn chưa biết về chảy máu mũi

Chảy máu mũi là gì?

Chảy máu mũi có thể xảy ra mà không hề có dấu hiệu cảnh báo trước. Mũi của tất cả mọi người đều có chứa rất nhiều mạch máu và có thể vỡ, gây chảy máu bất cứ lúc nào. Chảy máu mũi là một tình trạng vô cùng phổ biến, đặc biệt là trong những tháng mùa đông, khi mà không khí rất khô và lạnh, khiến lớp niêm mạc mũi khô và nứt nẻ. Mặc dù chảy máu mũi thường không gây nguy hiểm, nhưng bạn vẫn cần biết cách kiểm soát tình trạng này và biết được khi nào nên đến gặp bác sỹ vì chảy máu mũi.

Những sự thật dưới đây sẽ giúp bạn tự tin chăm sóc tình trạng chảy máu mũi của mình.

Những ai dễ bị chảy máu mũi?

Theo ước tính của Hội Tai mũi họng và phẫu thuật đầu cổ Hoa Kỳ, cứ 7 người Mỹ sẽ có 1 người bị chảy máu mũi vào một thời điểm nào đó trong đời. Chảy máu mũi có thể xảy ra với bất cứ lứa tuổi nào, nhưng thường sẽ phổ biến ở trẻ 2-10 tuổi và ở người trưởng thành 50-80 tuổi.

Các loại chảy máu mũi

Có 2 chảy máu mũi: chảy máu mũi trước và mũi sau. Chảy máu mũi trước là tình trạng  máu chảy ra từ các mạch máu rất nhỏ ở phía trước mũi. Đa số các tình trạng chảy máu mũi trước có thể tự cầm hoặc điều trị được.

Chảy máu mũi sau bao gồm việc chảy máu các mạch máu lớn nằm sâu trong khoang mũi và có thể gây ra nhiều vấn đề hơn vì chảy máu có thể sẽ rất nhiều và khó cầm máu. Tình trạng chảy máu mũi sau hầu hết cần can thiệp y tế.

Nhìn chung, chảy máu mũi trước sẽ thường gặp hơn là chảy máu mũi sau.

Nguyên nhân gây chảy máu mũi

Không khí khô, lạnh có thể làm mất đi độ ẩm của lớp niêm mạc mũi. Tình trạng này không chỉ gây khó chịu mà còn khiến lớp niêm mạc mũi sẽ khô, dễ nứt, vỡ, chảy máu mà không cần có một yếu tố kích thích nào.

Tình trạng chảy máu mũi thường do ngoáy mũi hoặc do một số yếu tố bên ngoài, ví dụ như xì mũi quá mạnh hoặc thường xuyên ngoáy mũi, hoặc sử dụng thuốc xịt mũi thường xuyên hoặc rửa bên trong mũi quá nhiều hoặc quá mạnh.

Tình trạng viêm do các tác nhân dị ứng hoặc do một số loại virus phổ biến, ví dụ như cảm lạnh cũng có thể làm lớp niêm mạc mũi nhạy cảm ơn và dễ chảy máu mũi hơn.

Nguyên nhân ít thường xuyên hơn, chảy máu mũi thường là hậu quả của chấn thương đụng dập, ví dụ như tai nạn giao thông hoặc do bị đấm vào mũi. Đôi khi, một chấn thương đụng cập sẽ gây chảy máu khi trẻ đưa một vật nhỏ vào mũi hoặc khi người lớn cố gắng lấy vật đó ra. Sử dụng một số loại thuốc dị ứng hoặc thuốc cấm, như cocain cũng có thể gây chảy máu mũi.

Trong những trường hợp hiếm gặp hơn, chảy máu mũi cũng có thể có nguyên nhân là do các yếu tố di truyền, ví dụ như chứng giãn mao mạch xuất huyết di truyền, rối loạn đông máu hoặc ung thư.

Các thuốc làm loãng máu có gây chảy máu mũi hay không?

Aspirin hoặc các loại thuốc chống viêm không chứa steroid (NSAIDs) và các loại thuốc làm loãng máu kê đơn như warfarin có liên quan đến việc làm tăng nguy cơ chảy máu. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là bạn sẽ bị chảy máu khi uống những loại thuốc này. Điều đó chỉ có nghĩa là nếu bạn bị chảy máu, thì đó có nghĩa là không chỉ có một yếu tố nguy cơ gây ra tình trạng này.

Làm thế nào để cầm máu khi chảy máu mũi?

Bạn có thể cầm máu khi bị chảy máu mũi khi thực hiện một vài biện pháp đơn giản tại nhà, bao gồm:

Đầu tiên, cần bình tĩnh. Quá lo lắng và sợ hại có thể sẽ làm nặng thêm tình trạng chảy máu. Hãy hơi cúi đầu về phía trước (chứ không phải là ngửa cổ ra phía sau), sau đó dùng ngón cái và ngón trỏ bóp nhẹ vào phần sống mũi phía trên cánh mũi. Hãy bóp nhẹ vừa phải trong vòng 5 phút. Nếu tình trạng chảy máu không ngưng lại, hãy thả tay ra và bóp nhẹ thêm trong vòng 10 phút nữa.

Sau khi đã được cầm máu, bạn nên sử dụng một loại thuốc chống ngạt mũi để làm co các mạch máu bên trong mũi lại. Tuy nhiên, bạn cần hỏi ý kiến bác sỹ trước khi sử dụng loại thuốc này. Một số người bị tăng huyết áp và mắc một số tình trạng sứ khỏe khác không nên sử dụng loại thuốc này vì việc co mạch có thể làm tăng huyết áp.

Không nên đưa bất cứ vật gì vào trong mũi của bạn, kể cả bông, gạc bởi có thể bạn sẽ làm tình trạng chảy máu mũi diễn biến nặng hơn do gây kích ứng các mạch máu trong mũi.

Làm thế nào để dự phòng tình trạng chảy máu mũi?

Trong những tháng khô của mùa đông, hãy sử dụng một loại thuốc muối xịt mũi không cần kê đơn và sử dụng máy làm ẩm không khí vào buổi tối để giữ lớp niêm mạch mũi luôn ẩm ướt, từ đó khiến các mạch máu trong mũi sẽ không bị vỡ và chảy máu.

Không nên sử dụng các loại thạch khoáng bên trong mũi. Trong những trường hợp hiếm gặp, thạch khoáng có thể sẽ di chuyển vào phổi, gây viêm. Thay vào đó, hãy sử dụng các loại gel nước muối không cần kê đơn hoặc  hỏi ý kiến bác sỹ về việc sử dụng các loại thuốc mỡ kháng sinh kê đơn.

Các chuyên gia về tai mũi họng cũng khuyến nghị rằng nên cắt ngắn móng tay của trẻ em để tránh tình trạng chảy máu mũi liên quan đến ngoáy mũi. Các bác sỹ cũng khuyên nên bỏ thuốc lá, vì khói thuốc lá sẽ làm khô và gây kích ứng niêm mạc mũi.

 

Khi nào cần đến gặp bác sỹ vì tình trạng chảy máu mũi?

Nếu bạn bị chảy máu mũi kéo dài hơn 30 tuổi, bạn sẽ cần đến gặp bác sxy. Thông thường, chảy máu mũi sau sẽ làm mất rất nhiều máu và cần can thiệp y tế. Bạn sẽ biết đó là dấu hiệu chảy máu mũi sau nếu bạn cảm thấy có máu chảy xuống phần cổ họng.

Nếu bạn bị chảy máu mũi sau, bác sỹ sẽ dùng gạc để cầm máu. Bác sỹ sẽ có những dụng cụ cần thiết để ngăn chặn những chấn thương sâu hơn đến lớp niêm mạc mũi. Bác sỹ cũng có thể sẽ đốt các mạch máu hoặc đưa một quả bóng đàn hồi rất nhỏ vào trong mũi để làm thay đổi áp suất trong mũi và cầm máu.

Kể cả khi bạn bị chảy máu mũi trước nhưng không thể cầm được, hoặc khi tình trạng chảy máu thường xuyên tái phát, bạn cũng cần đến gặp bác sỹ. Thăm khám có thể sẽ giúp tìm ra nguyên nhân gây chảy máu, đôi khi có thể là một vấn đề nghiêm trọng như khối u.

Tham khảo thêm thông tin trong bài viết: Làm gì khi bị gãy/vỡ mũi?

Liên Hương - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo Health
Bình luận
Tin mới
  • 19/04/2024

    5 bệnh tự miễn thường gặp mà bạn cần biết

    Hệ thống miễn dịch của chúng ta có vai trò chính là nhận diện và bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus và nấm. Tuy nhiên, đôi khi, các thành phần của hệ thống miễn dịch lại nhầm lẫn phản ứng với các protein trong cơ thể và gây ra các bệnh tự miễn.

  • 19/04/2024

    Tìm hiểu về các rối loạn tiêu hóa nghiêm trọng ở trẻ em

    Các rối loạn tiêu hóa ở trẻ em là một vấn đề phổ biến mà nhiều gia đình phải đối mặt. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về một số rối loạn tiêu hóa phổ biến ở trẻ, nguyên nhân và cách điều trị.

  • 19/04/2024

    Vì sao không nên uống trà khi ăn thực phẩm giàu sắt?

    Trà không chỉ là thức uống giải khát mà còn có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, kết hợp trà vào chế độ ăn uống không đúng cách có thể ảnh hưởng đến sự hấp thu sắt của cơ thể, đặc biệt ở người bị thiếu máu do thiếu sắt.

  • 19/04/2024

    Những điều cần biết về bệnh viêm phổi ở trẻ em

    Viêm phổi là một trong những bệnh lý đường hô hấp nghiêm trọng thường gặp ở trẻ em, đặc biệt là những trẻ dưới 5 tuổi có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Bệnh không chỉ gây ra những triệu chứng khó chịu như ho, sốt, khó thở mà còn tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách.

  • 18/04/2024

    Tại sao bạn hay cảm thấy buồn ngủ quá mức?

    Buồn ngủ quá mức là gì và tại sao bạn lại gặp phải tình trạng này? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

  • 18/04/2024

    6 thực phẩm trong chế độ ăn giúp giảm nguy cơ ung thư

    Ung thư có thể phòng ngừa nhờ điều chỉnh lối sống với những thói quen tốt cho sức khỏe như ăn uống lành mạnh. Một số thực phẩm trong chế độ dinh dưỡng có thể hỗ trợ giảm nguy cơ mắc ung thư.

  • 18/04/2024

    Vì sao không nên tập thể dục khi vẫn còn lớp trang điểm?

    Makeup đã trở thành thói quen hàng ngày của nhiều chị em. Nhiều người thậm chí cả đi tập thể dục cũng không quên trang điểm. Tuy nhiên, việc này có thể gây hại cho da.

  • 18/04/2024

    Dị ứng có nên giữ con bạn ở nhà?

    Bệnh dị ứng của con bạn có khiến trẻ phải nghỉ học hoặc cản trở chuyến đi chơi của gia đình không? Mỗi ngày, 10.000 trẻ em ở Hoa Kỳ phải nghỉ học vì các triệu chứng dị ứng.

Xem thêm