Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Làm gì khi bị gãy/vỡ mũi?

Vỡ mũi hay gãy mũi là tình trạng gãy hoặc rạn xương mũi hoặc sụn mũi. Tình trạng vỡ này thường xảy ra tại vùng cầu mũi (vách ngăn mũi) chính là phần phân chia giữa 2 lỗ mũi.

Làm gì khi bị gãy/vỡ mũi?

Nguyên nhân gây vỡ mũi?

Một tác động bất ngờ lên mũi là nguyên nhân phổ biến nhất gây gãy mũi. Vỡ mũi thường xảy ra do chấn thương mặt hoặc cổ. Các nguyên nhân phổ biến khác gây vỡ mũi bao gồm:

  • Ngã
  • Bị đập mặt vào tường
  • Bị đấm vào mũi trong các môn thể thao đối kháng
  • Tai nạn giao thông
  • Bị đấm hoặc đá vào mũi
Làm thế nào để biết mũi bạn bị vỡ?

Triệu chứng vỡ mũi bao gồm:

  • Đau ở bên trong hoặc xung quanh mũi
  • Mũi bị gãy hoặc bị vẹo xuống
  • Sưng hoặc phù quanh mũi, khiến mũi của bạn trông khoằm xuống mặc kể cả khi mũi chưa vỡ.
  • Chảy máu mũi
  • Ngạt mũi nhưng không chảy dịch, điều này có nghĩa là đường thở của bạn đang bị tắc
  • Bầm tím quanh mũi và mắt, thường sẽ biến mất trong vòng 2-3 ngày.
  • Có tiếng lục cục hoặc tiếng cọ xát mỗi khi bạn cử động mũi.

Triệu chứng cần phải đi cấp cứu ngay

Gọi cấp cứu hoặc đưa nạn nhân đi cấp cứu ngay nếu mũi bị vỡ và xuất hiện các triệu chứng sau:

  • Mũi chảy máu rất nhiều và không ngừng lại.
  • Có dịch màu trong chảy ra từ mũi
  • Khó thở
  • Mũi trông bất thường, bị vẹo. Bạn không nên cố tự nắn lại mũi trong trường hợp này.

Nếu bạn nghi ngờ bạn bị chấn thương vùng đầu hoặc cổ, nên cố định phần đầu cổ để tránh tổn thương nhiều hơn.

Những đối tượng dễ có nguy cơ vỡ mũi

Tai nạn có thể xảy ra với bất cứ ai, do vậy, tất cả mọi người đều có nguy cơ bị vỡ mũi. Tuy vậy, một số loại hoạt động có thể làm tăng nguy cơ vỡ mũi, gãy mũi, bao gồm:

Những người tham gia nhiều vào các môn thể thao đối kháng sẽ có nguy cơ bị gãy mũi cao hơn. Các môn thể thao đối kháng bao gồm:

  • Bóng rổ
  • Boxing
  • Bóng đá
  • Khúc côn cầu
  • Võ thuật
  • Bóng bầu dục

Các hoạt động khác có thể làm tăng nguy cơ vỡ mũi của bạn bao gồm:

  • Tham gia một cuộc đánh nhau, tranh cãi
  • Điều khiển phương tiện giao thông, đặc biệt là khi không sử dụng dây an toàn
  • Điều khiển xe đạp

Những đối tượng có nguy cơ cao hơn

Một số nhóm đối tượng có nguy cơ bị vỡ mũi cao hơn một cách tự nhiên, cho dù họ có tham gia vào các môn thể thao đối kháng hoặc có va chạm về mặt thể chất hay không. Đó là trẻ em và người cao tuổi. Sức khỏe xương là vấn đề đặc biệt cần quan tâm ở 2 nhóm đối tượng này và té ngã là hiện tượng thường gặp.

Trẻ em có nguy cơ gãy mũi cao hơn vì đây là đối tượng đang trong quá trình xây dựng khối xương. Trẻ đang tập đi và trẻ lứa tuổi mẫu giáo là đối tượng đặc biệt rất dễ bị gãy/vỡ mũi.

Khi những đối tượng này tham gia vào các môn thể thao đối kháng, nên được trang bị thiết bị bảo hộ đầy đủ.

Chẩn đoán gãy/vỡ mũi

Bác sỹ có thể chẩn đoán được tình trạng gãy/vỡ mũi thông qua việc thăm khám lâm sàng, bao gồm quan sát và chạm vào mũi, mặt. Nếu bạn bị đau rất nhiều, bác sỹ có thể sẽ gây tê tạm thời vùng mũi trước khi khám lâm sàng.

Bác sỹ có thể sẽ yêu cầubạn tái khám trong vòng 2-3 ngày khi tình trạng sưng phù tại mũi đã giảm xuống vì khi đó việc quan sát tổn thương của bạn sẽ dễ dàng hơn. Nếu mũi bạn bị chấn thương nặng hoặc chấn thương mũi đi kèm với các chấn thương khác trên mặt, bạn sẽ cần phải chụp X quang hoặc chụp CT để xác định mức độ tổn thương mũi – mặt của bạn.

Xử trí khi bị gãy/vỡ mũi

Phụ thuộc vào triệu chứng, bạn có thể cần được chăm sóc y tế ngay hoặc có thể chỉ cần sơ cứu tại nhà và đi khám bác sỹ sau.

Sơ cứu tại nhà

Nếu bạn không có các triệu chứng cho thấy cần phải được chăm sóc y tế ngay, thì bạn có thể tiến hành sơ cứu tại nhà theo các bước sau:

  • Nếu mũi bạn bị chảy máu, hãy ngồi xuống và nghiêng người về phía trước trong khi hít thở bằng miệng. Bằng cách này, máu trong mũi sẽ không bị chảy xuống họng.
  • Nếu bạn không bị chảy máu mũi, hãy ngửa đầu ra sau để làm giảm tình trạng đau nhói
  • Để làm giảm sưng phù, hãy chườm lạnh hoặc đặt 1 viên đá lạnh trong một chiếc khăn sạch và đặt lên mũi trong vòng 15-20 phút, thực hiện 3-4 lần/ngày
  • Sử dụng các thuốc giảm đau không cần kê đơn như acetaminophen hoặc ibuprofen để giảm đau.

Nhưng tốt nhất, các chấn thương vùng mặt nên được đến gặp bác sỹ ngay lập tức để được đánh giá toàn diện mức độ tổn thương. Nguyên nhân là vì mọi người thường không thể nhận ra được các cấu trúc có thể bị tổn thương bởi một chấn thương vùng mặt và vỡ mũi.  Mũi bị vỡ/gãy sẽ dễ điều trị hơn nếu được điều trị trong vòng 1-2 tuần sau khi bị chấn thương.

Điều trị y tế

Không phải tất cả các trường hợp gãy/vỡ mũi đều cần điều trị y tế. Nếu chấn thương của bạn nghiêm trọng, bác sỹ có thể sẽ tiến hành các biện pháp sau:

  • Đặt gạc sạch lên mũi, và có thể dùng tới cả nẹp mũi.
  • Kê đơn thuốc giảm đau, có thể cả thuốc kháng sinh.
  • Tiến hành phẫu thuật cắt giảm khép kín, bằng cách gây tê vùng mũi của bạn và thực hiện phẫu thuật bằng tay
  • Tiến hành phẫu thuật chỉnh mũi
  • Tiến hành phẫu thuật chỉnh lại vách ngăn mũi.

Tất cả các phẫu thuật ở trên thường sẽ chỉ được thực hiện sau từ 3-10 ngày sau khi bị chấn thương, sau khi tình trạng sưng phù đã giảm xuống.

Điều trị y tế thường sẽ không cần thiết nếu bạn chỉ bị 1 vết gãy nứt nhỏ và không có sự di chuyển vị trí của các xương mũi. Tuy nhiên, bạn vẫn luôn cần được bác sỹ lượng giá để xác định xem loại điều trị nào phù hợp với bạn. Chấn thương ở mức độ trung bình hoặc nặng sẽ cần phải phẫu thuật.

Phẫu thuật nên được tiến hành trong vòng14 ngày sau khi bị chấn thương và tình trạng đau, khó chịu do phẫu thuật sẽ giảm đi trong vòng 72 giờ sau phẫu thuật.

Dự phòng

Bạn có thể thực hiện các biện pháp dự phòng sau để làm giảm nguy cơ gãy/vỡ mũi:

  • Đi giày vừa chân, hỗ trợ tốt để dự phòng tình trạng té ngã
  • Trong khi tham gia các môn thể thao đối kháng, nên sử dụng các dụng cụ bảo vệ vùng mặt để dự phòng chấn thương với mũi.
  • Đội mũ bảo hiểm khi điều khiển phương tiện giao thông, bao gồm cả xe đạp
  • Thắt dây an toàn khi đi ô tô và đảm bảo rằng trẻ nhỏ được bảo vệ đúng cách khi ngồi sau xe ô tô

Liệu mũi của bạn sau khi phẫu thuật có giống như trước được không?

Mũi của bạn có khả năng hồi phục hoàn toàn mà không gặp phải bất cứ vấn đề gì. Nếu bạn không hài lòng với mũi của mình sau khi hồi phục hoặc bạn gặp khó khăn trong khi hít thở thông thường, bạn có thể lựa chọn việc phẫu thuật lại mũi.

Thông tin thêm trong bài viết: Chảy máu mũi ở trẻ em

 

Bình luận
Tin mới
  • 20/04/2024

    Những tác hại khi nằm ngủ gối cao

    Lựa chọn một chiếc gối với độ cao phù hợp sẽ mang lại cho bạn một giấc ngủ ngon, cải thiện tư thế và giảm đau lưng, mỏi cổ. Dưới đây là một số vấn đề về sức khỏe khi nằm gối quá cao hoặc kê nhiều gối trong thời gian dài.

  • 20/04/2024

    Cách giúp đỡ người tự gây thương tích

    Khi người bạn yêu thương đang tự gây thương tích, những dấu hiệu tưởng chừng dễ dàng nhận biết thường bị bỏ qua. Đó thường là một hành vi bí mật, được giấu bởi lớp quần áo hoặc dưới lí do như những vết thương từ thể thao và các hoạt động khác. Hỗ trợ, giúp đỡ nhiệt tình và thấu hiểu, lắng nghe một cách không phê phán, bạn có thể học cách giúp đỡ người đang tự gây thương tích.

  • 19/04/2024

    Phát hiện ung thư dạ dày bằng hơi thở

    Hơi thở có mùi khiến cho bạn cảm thấy xấu hổ. Nhưng việc kiểm tra hơi thở nhanh ngoài việc có thể giúp bạn thoát khỏi nhiều tình huống khó xử còn có thể cứu mạng bạn. Theo một nghiên cứu, công nghệ kiểm tra hơi thở có thể phát hiện ung thư dạ dày ở giai đoạn sớm nhất .

  • 19/04/2024

    Đưa con đến viện ngay nếu con có dấu hiệu này khi mắc cúm B

    Cúm B là một loại cúm mùa do virus, thường gây nhiễm trùng đường hô hấp. Phần lớn khi trẻ mắc cúm B nhẹ sẽ tự khỏi, tuy nhiên virus cũng có thể gây biến chứng nghiêm trọng. Nếu trẻ mắc cúm B có các dấu hiệu nguy hiểm dưới đây, cha mẹ cần đưa con đến viện ngay để điều trị.

  • 19/04/2024

    5 bệnh tự miễn thường gặp mà bạn cần biết

    Hệ thống miễn dịch của chúng ta có vai trò chính là nhận diện và bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus và nấm. Tuy nhiên, đôi khi, các thành phần của hệ thống miễn dịch lại nhầm lẫn phản ứng với các protein trong cơ thể và gây ra các bệnh tự miễn.

  • 19/04/2024

    Tìm hiểu về các rối loạn tiêu hóa nghiêm trọng ở trẻ em

    Các rối loạn tiêu hóa ở trẻ em là một vấn đề phổ biến mà nhiều gia đình phải đối mặt. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về một số rối loạn tiêu hóa phổ biến ở trẻ, nguyên nhân và cách điều trị.

  • 19/04/2024

    Vì sao không nên uống trà khi ăn thực phẩm giàu sắt?

    Trà không chỉ là thức uống giải khát mà còn có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, kết hợp trà vào chế độ ăn uống không đúng cách có thể ảnh hưởng đến sự hấp thu sắt của cơ thể, đặc biệt ở người bị thiếu máu do thiếu sắt.

  • 19/04/2024

    Những điều cần biết về bệnh viêm phổi ở trẻ em

    Viêm phổi là một trong những bệnh lý đường hô hấp nghiêm trọng thường gặp ở trẻ em, đặc biệt là những trẻ dưới 5 tuổi có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Bệnh không chỉ gây ra những triệu chứng khó chịu như ho, sốt, khó thở mà còn tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách.

Xem thêm